Trung Quốc vi phạm thỏa thuận tránh đối đầu trên không
Trung Quốc âm mưu lập “Vạn lý trường thành dưới biển” để kiểm soát biển Đông.
Ngày 19-5, báo New Straits Times đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Reezal Merican thông báo máy bay trinh sát Mỹ không bay trong không phận Malaysia, do đó Malaysia không cần phản ứng. Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng là bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trên cơ sở tự do hàng hải và hàng không”.
Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc thông báo trong lúc máy bay trinh sát của hải quân Mỹ bay trong không phận quốc tế để tuần tra thường kỳ ở biển Đông, hai máy bay tiêm kích Trung Quốc đã bay cách máy bay Mỹ khoảng 50 feet (15,24 m). Lầu Năm Góc đánh giá hành động này là nguy hiểm. AP dẫn nguồn tin quân sự Mỹ (giấu tên) cho biết do hai máy bay J-11 của Trung Quốc bay quá sát, máy bay U.S. EP-3E Aries của Mỹ phải hạ độ cao để tránh va chạm. Sự cố xảy ra ngày 17-5 ở phía bắc biển Đông thuộc hướng nam đặc khu Hong Kong.
CNN dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết Mỹ sẽ thảo luận sự cố máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ qua con đường ngoại giao và quân sự thích hợp. Trả lời CNN, nghị sĩ Chris Murphy thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện nhận định đây là một phần trong xu hướng bành trướng quân sự trên biển của Trung Quốc. Reuters ghi nhận sự cố xảy ra chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật.
Năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí lập đường dây nóng quân sự và đã đạt được thỏa thuận về Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES). Do đó, chuyên gia Greg Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nhận xét: “Đây rõ ràng là kiểu ngăn chặn vô trách nhiệm và nguy hiểm nêu trong phụ lục đối đầu trên không trong CUES cần phải được ngăn chặn”.
Ông ghi nhận đây có thể là dấu hiệu bày tỏ thái độ phản đối của Trung Quốc với hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở biển Đông. Ông nhận định: “Quả thật rất thất vọng khi Trung Quốc hy sinh phụ lục CUES vì lợi ích chính trị”. Trả lời hãng tin Bloomberg, chuyên gia Ashley Townshend thuộc Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương (ĐH Phục Đán ở Thượng Hải), nhận định: “Nếu điều này lại xảy ra tuần tới rồi tuần tới nữa, đây là dấu hiệu cho giai đoạn hung hăng về chiến thuật trong âm mưu buộc Mỹ lùi bước của Trung Quốc”.
Trong khi đó, báo South China Morning Post ngày 19-5 dẫn tuần san quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết Trung Quốc đã lập dự án “Vạn lý trường thành dưới biển” nhằm phát hiện tàu ngầm Mỹ và Nga, đồng thời tăng cường kiểm soát biển Đông.
Năm ngoái, tại một cuộc triển lãm ở Trung Quốc, một gian hàng của Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã giới thiệu dự án này. Dự án bao gồm xây dựng một mạng lưới tàu và thiết bị cảm ứng thả chìm dưới nước. IHS Jane’s lưu ý nếu doanh nghiệp thực hiện được dự án này, hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ mua.
Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc còn đề nghị một phiên bản cải tiến của Trung Quốc tương tự hệ thống giám sát âm thanh của Mỹ. Thời chiến tranh lạnh, hệ thống này đã giúp Mỹ chiếm ưu thế đáng kể trong công tác đối phó với tàu ngầm Liên Xô.
Quân đội Trung Quốc có hơn 80 tàu ngầm và là hạm đội tàu ngầm lớn thứ nhì thế giới. Trong số này có 16 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, 15 tàu ngầm trang bị công nghệ cho phép hoạt động dưới biển lâu hơn, động cơ hoạt động tĩnh lặng hơn nhằm cải thiện khả năng tàng hình.
KHA LY – KHÔI VIỆT
Video đang HOT
Theo_PLO
Mỹ-Trung đối đầu trên Biển Đông, Nga sẽ giữ vai nào trong tấn kịch?
Tấn kịch Mỹ-Trung đối đầu trên Biển Đông đang nóng lên khiến các nhà phân tích Nga đặt dấu hỏi Nga sẽ giữ vai trò nào nếu tham gia?
Tấn kịch Mỹ-Trung đối đầu trên Biển Đông rực nóng sau khi hải quân Mỹ đưa đội tàu gồm tàu sân bay hạt nhân John C.Stennis với hơn 7.000 thủy thủ, tàu tuần dương Mobile Bay và 2 tàu khu trục Stockdale, USS Chung-Hoon đến Biển Đông nhằm phô diễn lực lượng từ ngày 1.3.
Hải quân Mỹ nói đội tàu này thuộc Hạm đội 7 thực hiện chuyến tuần tra định kỳ và thực hiện các kiểm tra, diễn tập kiểm soát tổn thất.
Hải quân Mỹ cũng cho biết tàu sân bay Antietam cũng đang tuần tra tại Biển Đông. Hai tàu khu trục McCambell và tàu đổ bộ Ashland của Mỹ cũng có chuyến tuần tra tương tự.
Hải quân Mỹ còn đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bãi này đã bị Trung Quốc chiếm và xây trái phép cơ sở quân sự, đường băng.
Mỹ cũng đưa tàu chiến đến gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị TQ chiếm từ năm 1974. Ngay lập tức, TQ thị uy với Mỹ bằng cách dàn tên lửa HQ-9 và chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.
Hải quân Mỹ triển khai các tàu sân bay, sau khi Philippines tố cáo TQ chiếm bãi Hải Sâm thuộc Trường Sa.
Ngày 5.2, bà Phó Oánh, người phát ngôn của TQ nói việc Mỹ phô trương lực lượng làm "nhân dân TQ ghê tởm" và hành động của Mỹ nhằm khiêu khích căng thẳng.
Mỹ đang nỗ lực bảo vệ các đồng minh và đối tác vốn lo ngại âm mưu độc chiếm 90% Biển Đông của Bắc Kinh. Hồi tháng trước, Mỹ cáo buộc TQ quân sự hóa Biển Đông bằng cách dàn tên lửa phòng không, radar và chiến đấu cơ ở đảo Phú Lâm. Bộ Ngoại giao TQ phản ứng lại, nói Bắc Kinh có quyền duy trì hệ thống phòng thủ trên "lãnh thổ" của họ.
TQ trông cậy sự ủng hộ của Nga
Trong một bài viết trên báo độc lập Svobodnaya (Nga) nhà bình luận Andrei Ivanov viết rằng trong vụ căng thẳng Mỹ-Trung này có một điều rõ ràng: "Sự bất đồng giữa hai siêu cường này không chỉ về các đảo. TQ đang ráng đòi quyền độc bá thế giới, điều mà Mỹ, được coi là quyền lực tối thượng của thế giới, sẽ không cho phép TQ dễ dàng có được".
Ông Ivanov cũng lưu ý việc bà Phó Oánh có những lời "ấm nồng" dành cho Nga. Tại cuộc họp báo chỉ trích Mỹ, bà Phó Oánh nhấn mạnh: "Quan hệ Trung-Nga đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử, phát triển mạnh khi nó đáp ứng những lợi ích song phương".
Bà nói thêm rằng Bắc Kinh-Moscow không có tranh chấp lớn nào, không gây sức ép với nhau và có thể "hoàn toàn tập trung vào việc đàm phán hợp tác, trao đổi các ý tưởng".
Nhà phân tích Ivanov nói lời lẽ của bà Phó Oánh cho thấy "có thể TQ đang thúc đẩy một chính sách hung hăng hơn ở Thái Bình Dương, chính xác vì TQ trông cậy vào sự ủng hộ của nước Nga".
Quy luật địa-chính trị
Khi được hỏi về tình hình Biển Đông, ông Mikhail Alexandrov, chuyên gia hàng đầu ở Trung tâm Nghiên cứu chính trị-quân sự (thuộc Viện Quốc gia quan hệ quốc tế, Nga) nói với báo Svobodnaya Pressa rằng tình hình khu vực này đang diễn ra đúng theo các quy luật địa-chính trị: "Sự tái tổ chức các thế lực đang diễn ra khắp thế giới. Sức mạnh của các trung tâm quyền lực độc lập khỏi phương Tây, trong đó có Nga, TQ, Iran, Ấn Độ và Brazil, đang tăng lên. Và Mỹ không còn có thể kiểm soát toàn thế giới. Một khi họ dính líu vào một dạng đối đầu với bất kỳ trung tâm quyền lực nào, các nước khác sẽ tranh thủ cơ hội để phát triển tầm ảnh hưởng".
Ông Alexandrov lưu ý: "TQ tận dụng tối đa sự xung đột giữa Nga với phương Tây. Các nguồn lực của Mỹ đang hướng qua châu Âu, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, thậm chí còn có khả năng chiến tranh ở châu Âu, vì Mỹ gây căng thẳng quanh vùng biển Baltic. Nhưng Mỹ quên mất hậu quả là TQ có thể nhờ đó tăng sức mạnh".
Từ quan điểm chiến lược này, nhà bình luận Alexandrov lưu ý: "Các hành động của TQ tuyệt đối chính xác. Bắc Kinh đã thấy các nguồn lực Mỹ được tập trung vào các nơi khác, nên họ đưa tên lửa phòng không và chiến đấu cơ đến Biển Đông. Mỹ nhận ra điều này quá muộn, nay tập trung sửa chữa tình hình thì sẽ rất khó cho Mỹ".
Mỹ khó "đá" TQ khỏi Biển Đông
Ông Alexandrov nói: "Mỹ có thể làm gì, khiêu khích một cuộc xung đột? Bất kỳ sự xung đột nào với TQ đều không dễ đối với Mỹ. TQ nay đủ mạnh để đẩy lùi cuộc tấn công của hai hoặc ba nhóm tàu sân bay Mỹ. Nga có thể cung cấp tên lửa hành trình phóng từ trên biển cho TQ. Vì thế, không thể bảo đảm Mỹ giành được chiến thắng trong một cuộc hải chiến. Và nếu Mỹ thua hoặc thậm chí hòa, việc Mỹ làm bá chủ thế giới có thể bị sụp đổ như những lá bài. Vì thế, Washington đang chuốc lấy một sự liều lĩnh nghiêm trọng và họ biết rõ điều này".
Theo Alexandrov, "TQ chưa thể ngang bằng với Mỹ về quân sự, nhưng TQ có thể thắng trên vùng biển của họ. Hơn nữa, quân đội TQ có tàu ngầm, máy bay mới, tên lửa đạn đạo tầm trung bình để tấn công các nhóm tàu sân bay Mỹ. Nói cách khác, TQ được trang bị vũ khí kỹ cho dạng chiến tranh trên biển này".
Ông Alexandrov nói thêm: TQ lo ngại các hành động của Mỹ gồm nỗ lực kiểm soát hoạt động hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như để không cho TQ thu hồi Đài Loan. Vì thế, "nhiệm vụ của TQ là phô trương sức mạnh để Mỹ sẽ không thể can thiệp vào khu vực, và Bắc Kinh đang kiên quyết thực hiện điều này".
Nhà bình luận Alexandrov gợi ý: "Mỹ sẽ cần khởi động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, cùng lúc ở châu Âu và vùng Vịnh. Tôi không tin Mỹ hoặc thậm chí toàn châu Âu sẽ có thể làm được điều này, khi điều kiện kinh tế không quá thuận lợi" .
Vũ khí Mỹ chưa tương xứng với tham vọng
Khi được hỏi trước tình hình như thế, Mỹ có nên lặng lẽ rút khỏi châu Á-Thái Bình Dương để không bị xấu mặt, ông Alexandrov nói sẽ không có chuyện Mỹ rút lui: "Chúng ta từng đề nghị Mỹ để không gian thời hậu Liên Xô yên thì chúng ta sẽ không làm phiền Mỹ ở khắp thế giới. Nhưng Washington không chịu, vì họ muốn hiện diện ở toàn thế giới. Vấn đề là súng đạn Mỹ không tương xứng với tham vọng của họ".
Ông Alexandrov khẳng định: "Về nguyên tắc, Mỹ sẽ không bao giờ rút lui. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga từng sai lầm suốt một thời gian dài rằng sẽ hòa nhập với phương Tây. Nhưng Mỹ luôn lãnh lấy vai trò thủ lĩnh bất khả thách thức, từ đó có ảo tưởng nắm quyền lực tuyệt đối cho đến nay. Ảo tưởng này rất nguy hiểm vì Mỹ có thể khơi ra mối đe dọa một cuộc chiến tranh lớn. Mà để giải thích sự nguy hiểm này cho người Mỹ, thì phải dùng đến các biện pháp kinh tế, chính trị và quân sự. Washington cần phải hiểu họ không hoàn toàn là quyền lực mạnh nhất".
Khi được gợi ý rằng TQ lệ thuộc Mỹ bởi là đối tác thương mại chủ yếu, Alexandrov bác bỏ: "Chưa biết ai lệ thuộc ai... Nếu TQ có thể phá sập quan hệ thương mại với Mỹ, như Mỹ đã làm với Nga, thì sẽ có thể hình thành một hệ thống tài chính thay thế mà không có sự tham gia của phương Tây, với khả năng sản xuất rất lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
"Một chiến thắng hoàn toàn trước TQ là một lẽ, nhưng làm hỏng các mối quan hệ với TQ thì không phải là điều Mỹ sẽ làm, và Mỹ sẽ không có biện pháp cấm vận TQ. Nay chúng ta sẽ thấy sự chuyển động của quyền lực. TQ sẽ tiếp tục tăng cường vai trò trong khu vực. Mỹ sẽ cần chứng minh họ vẫn là bá chủ hàng hải. Cuộc chạy đua vũ trang sẽ tiếp tục cho đến khi có một bên hết hơi, và đó sẽ là Mỹ. Họ đang bị thâm thủng ngân sách nặng nề, bị nợ công khủng khiếp, và Mỹ sẽ không thể chịu được gánh nặng nếu họ nhảy vào chạy đua vũ trang với cả Nga", ông nói.
Tìm cách lật đổ vai trò bá chủ của Mỹ
Khi được hỏi về vai trò của Nga nếu Nga phải nhảy vào vở kịch Mỹ-Trung này, ông Alexandrov nhấn mạnh: TQ đã nhận sự ủng hộ của Nga, vì "Nga là quốc gia duy nhất bán công nghệ vũ khí hiện đại cho TQ. Nếu không có sự hỗ trợ này, TQ sẽ thua kém rất xa tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của phương Tây".
Ông nhắc lại việc Nga-Trung có một thỏa thuận hữu nghị,hợp tác, trong đó có điều khoản hai bên tham khảo ý kiến của nhau, nếu một trong hai bên bị đe doa: "Và nếu có xung đột với Mỹ, Nga sẽ giúp TQ, thỏa thuận cho phép như vậy".
Ông Alexandrov nhấn mạnh: "Trên hết, mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một hệ thống đa trung tâm, nhằm đánh bật Mỹ khỏi vị trí bá chủ thế giới. Ngày nay, Mỹ có thể phán này phán nọ, trừng phạt nước này nước kia. Trong một thế giới đa cực, có thể hình thành những liên minh chiến lược để chống lại các tay chơi khác. Chúng ta đang nói đến sự quảng bá cân bằng quyền lực, nhằm không cho phép bất kỳ cường quốc nào nắm quyền kiểm soát các vấn đề của thế giới. Khi hệ thống đa trung tâm được hình thành, chúng ta sẽ có thể xem xét sự hợp tác tiếp diễn với TQ có lợi cho Nga hay không. Hiện tại, mối hợp tác này đang có lợi".
Theo Một Thế Giới
Tàu tuần duyên Đài Loan và Philippines đối đầu trên biển Hai tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan và Philippines tuần trước bất ngờ đối đầu nhau tại vùng biển phía nam của Đài Loan. Vụ việc này xảy ra khi các quan chức 2 nước đang tiến hành thương thảo văn kiện giải quyết tranh chấp hàng hải. Hải quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan...