Trung Quốc vật lộn với động cơ máy bay chiến đấu
Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng quân sự mạnh nhất trong vòng 30 năm qua nhưng hiện tại quốc gia này đang gặp khó khăn trong việc nâng cấp động cơ của máy bay chiến đấu để không bị lép vế trước phương Tây.
Công nghệ động cơ của quốc gia này tụt hậu so với công nghệ của các tập đoàn như United Technologies (UTX.N), Pratt & Whitney, General Electric (GE.N) và Rolls-Royce (RR.L), dẫn lời Douglas Barrie, thành viên cao cấp của ngành hàng không quân sự tại Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược ở London.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết có một “khoảng cách nhất định” giữa công nghệ quân sự của Trung Quốc và một số nước phát triển, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng vũ trang. Phương Tây hạn chế xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc vì e ngại mục đích quân sự, buộc Trung Quốc phải sử dụng các thiết kế cây nhà lá vườn và các động cơ mua từ Nga. “Các nhà sản xuất động cơ của Trung Quốc phải đối mặt với vô số vấn đề” – Michael Raska, phó giáo sư thực hiện chương trình Biến đổi quân sự của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam tại Singapore, cho biết.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc bị các đối thủ gần đây nhất là máy bay F-22 và F-35k của Lockheed Martin (LMT.N) vượt mặt vì không thể bay hành trình siêu âm, hoặc bay ở tốc độ siêu thanh nếu không sử dụng buồng đốt sau. Một bất lợi khác là buồng đốt sau sẽ loại bỏ công nghệ tàng hình khiến máy bay bị phát hiện từ radar.
Du khách nước ngoài đứng bên cạnh mô hình của máy bay chiến đấu tàng hình J-31 tại gian hàng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) tại hội chợ triển lãm hàng không Trung Quốc năm 2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Công nghệ động cơ kém đặt Trung Quốc vào thế bất lợi khi phải đọ sức với máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc đồng minh Nhật Bản ở châu Á.
Trong các cuộc chiến, Trung Quốc có thể sẽ dựa dẫm hoàn toàn vào các chiến đấu cơ và các tên lửa phức tạp được phóng từ tàu chiến hoặc mặt đất. Gallon – nhà cung cấp các dịch vụ tư vấn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, ước tính trong vòng 20 năm tiếp theo, Bắc Kinh sẽ chi 300 tỉ USD vào chương trình động cơ máy bay dân sự và quân sự. Cũng theo quản lý biên tập Greg Waldron của ấn phẩm công nghiệp Flightglobal, khoảng 20-30 năm tới, Trung Quốc cần phải có một động cơ quân sự đủ sức cạnh tranh với các quốc gia phát triển. Một số nguồn tin chưa được xác thực cho biết Trung Quốc đã thuê một số kỹ sư nước ngoài và nhân viên lực lượng không quân trước đây về làm việc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về điều này.
Video đang HOT
Mai Khanh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Pháp thành công tại Ấn Độ khi Nga lùi bước
Sau khi ký bản nghi nhớ (MoU) với Ấn Độ, Pháp đang tích cực hoàn tất việc ký hợp đồng 36 tiêm kích Rafale cho New Delhi trong vòng 4 tuần.
Pháp thành công
Thông tin này được cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 27/1 cho biết. Được biết, tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi Ấn Độ và Pháp ký kết ký bản ghi nhớ MoU về dự án trên trong chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Phát biểu tại cuôc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ hy vọng khía cạnh tài chính của hợp đồng 36 máy bay Rafale sẽ sớm được giải quyết khi hai bên đã ký thỏa thuận liên chính phủ về dự án này.
Tiêm kích Rafale.
Đáp lại, Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố các vấn đề tài chính trong thỏa thuận trên sẽ được giải quyết trong một "vài ngày". Để đạt được thỏa thuận này, Pháp đã phải nhượng bộ không ít trước nhiều yêu cầu khắt khe từ phía Ấn Độ.
Tạp chí Jane's Defence Weekly đã đăng bài viết của chuyên gia Rahul Bedi cho biết, những yêu cầu mới của Ấn Độ đã gây khó cho việc ký kết Hiệp định trị giá nhiều tỷ USD, mua sắm 36 chiến đấu cơ Rafale của Hãng Dassault Aviation.
Bài viết trích dẫn một nguồn tin nội bộ ngành công nghiệp quốc phòng nước này cho biết, không quân Ấn Độ đã yêu cầu nhà sản xuất phải cải tạo và làm mới một số hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí để tích hợp một số thiết bị và vũ khí do nước này sản xuất lên máy bay chiến đấu Rafale.
Theo nguồn tin này, hiện Ấn Độ đang nghiên cứu phát triển một số vũ khí trên máy bay, ví dụ như tên lửa không đối không tầm trung/xa Astra, một loại bom liệng có cánh tấn công chính xác tiên tiến và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới mạnh hơn cả Kh-31P.
Một điểm khó khăn khi đàm phán hợp đồng mua bán là trong thỏa thuận liên chính phủ về việc mua sắm 36 chiếc Rafale là việc Ấn Độ nằng nặc đòi Dassault phải tái đầu tư 50% giá trị hợp đồng vào ngành công nghiệp quốc phòng và trong lĩnh vực an ninh quốc nội của nước này, đồng thời chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng.
Tuy nhiên, Jane's cho rằng, Ấn Độ sẽ không nhượng bộ bởi họ muốn nâng tầm nền công nghiệp nước nhà và hỗ trợ các nhà sản xuất vũ khí hàng không trong nước. Và việc Pháp đồng ý đặt bút ký vào bản ghi nhớ MoU với Ấn Độ cho thấy một bước nhượng bộ lớn trước khách hàng "khó chơi".
Nga thụt lùi tại Ấn Độ
Trong khi Pháp cầm chắc bản hợp đồng tiêm kích Rafale thì chương trình phát triển máy bay tàng hình FGFA giữa Nga và Ấn Độ vừa có bước thụt lùi mới khi Nga buộc phải đồng ý với Ấn Độ giảm chi phí cho dự án này xuống còn 8 tỉ USD.
Hồi năm 2008, hai nước ước tính chi phí của dự án là khoảng 11 tỉ USD và mỗi nước sẽ đóng góp một nửa khoản tiền này, tuy nhiên, qua một vài năm, con số đã tăng lên 12 tỉ USD do lạm phát.
Tiêm kích FGFA.
Đến nay, cả 2 nước lại cùng thống nhất cắt giảm chi phí toàn dự án xuống còn 8 tỉ USD và khoản tiền này sẽ được giải ngân trong vòng 7 năm tới. Moscow và New Delhi sẽ đầu tư 1 tỉ USD trong năm đầu, sau đó lần lượt 500 triệu USD những năm sau đó.
Không chỉ cắt giảm về số tiền, Không quân Ấn Độ còn quyết định giảm bớt số lượng đặt hàng của chiến đấu cơ thế hệ 5 FGFA do Nga sản xuất xuống chỉ còn 3 đội bay.
Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã cắt giảm nhu cầu cho FGFA xuống chỉ còn 3 đội bay, với 18 chiếc mỗi đội, và khoảng một vài chiếc khác dành cho huấn luyện. Tổng số máy bay sẽ rơi vào khoảng 65 chiếc, tức là chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 127 chiếc trước đây.
Giống với nguyên bản T-50, máy bay FGFA của Ấn Độ, sẽ có tính năng tàng hình và tác chiến điện tử hiện đại, cùng với đó là khả năng bay ở tốc độ 2.300 km/h với tầm hoạt động 3.800km.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Các nước Trung-Nam Mỹ vật lộn với dịch bệnh virus Zika Ngành y tế ở các nước Trung và Nam Mỹ đang vật lộn chống dịch bệnh virus Zika đang lây lan nhanh ở khu vực. Chính phủ Brazil cho biết, sẽ triển khai 220.000 binh sỹ trên toàn quốc để phòng chống muỗi vằn, loại muỗi có khả năng mang virus Zika. Nhà chức trách cũng tiến hành phun hóa chất tiêu độc...