Trung Quốc vẫn là điểm đến của giới kinh doanh Mỹ bất chấp thương chiến
Các công ty xuất khẩu của Mỹ coi Trung Quốc là một thị trường ưu tiên. Đây là kết quả nghiên cứu của tổ chức dịch vụ và tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới HSBC. Theo đó, hơn một nửa trong số tất cả các công ty xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài có kế hoạch tăng sự hiện diện của họ tại thị trường Trung Quốc, bất chấp những phát ngôn cứng rắn từ phía chính quyền Mỹ.
Số liệu nghiên cứu chỉ ra rằng trong số 1.205 công ty tham gia khảo sát, có 40% công ty Mỹ nêu danh Trung Quốc là thị trường chính mà họ có kế hoạch tăng doanh số bán sản phẩm và dịch vụ trong những năm tới. Mặc dù Mỹ đã không cử một quan chức cấp cao nào đến Triển lãm Xuất khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ I ở Thượng Hải, viện cớ có những khác biệt cơ bản trong các vấn đề thương mại và chính sách công nghiệp giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, tại sự kiện này, Mỹ đứng thứ 3 về số lượng các công ty tham gia sự kiện.
Trong hơn 130 gian hàng của các doanh nghiệp Mỹ, 500 loại sản phẩm khác nhau được trình bày giới thiệu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng đối với các nước đồng minh của Mỹ. 39% các công ty ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) được HSBC khảo sát cũng gọi Trung Quốc là thị trường ưu tiên. Bức tranh tương tự cũng thể hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 91% các công ty Malaysia không thể tồn tại mà không có thị trường Trung Quốc. Ngay cả ở Australia, một quốc gia có truyền thống ủng hộ Mỹ về nhiều vấn đề chính sách đối ngoại, 84% các công ty cho rằng thị trường Trung Quốc là nguồn chính đưa đến sự thịnh vượng cho doanh nghiệp của họ.
Điều này không đáng ngạc nhiên. Sau hơn 40 năm cải cách thị trường, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp 225 lần, số người sống dưới mức nghèo khổ đã giảm 500 triệu người – gấp 1,5 tổng dân số của Mỹ. Tầng lớp trung lưu đang nhanh chóng hình thành cùng với đó là xã hội tiêu dùng. Đương nhiên, một thị trường năng động và đồ sộ như vậy rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, trong trường hợp xung đột lợi ích của nhà nước và giới kinh doanh thì sao? Liệu có thể mong đợi một sự thay đổi chính sách từ Chính quyền Mỹ? Zhou Rong, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, bày tỏ tin tưởng “chắc chắn rằng hiện tại và trong tương lai các công ty Mỹ sẽ không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc”.
Tuy nhiên, chính sách không thân thiện đối với Trung Quốc vẫn được vận động không chỉ bởi đảng Cộng hòa. Những người thuộc đảng Dân chủ cũng xác định mục tiêu chính của họ là kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Vì có một sự đồng thuận trong giới tinh hoa chính trị Mỹ về vấn đề này, không có lý do gì để mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng trong chính sách của Trump. Cho đến nay, các biện pháp hạn chế mà Trump đã áp đặt với Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến các công ty Mỹ đang làm ăn với Trung Quốc. Nhưng trong tương lai, các công ty sẽ càng cảm thấy thiệt hại lớn hơn, mức độ bất mãn trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ sẽ càng lớn, dù hiện vẫn chưa đạt đến điểm nóng. Tuy nhiên, chuyên gia Zhou nhận định rằng khi điều này xảy ra và khi các công ty sẽ hiểu được ai thực sự là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho họ, khi đó có thể mong đợi việc giảm nhẹ chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Vĩnh Hà
Video đang HOT
Theo baohaiquan.vn
Bất thường cổ phiếu SRA
Bất chấp thị trường chứng khoán biến động thất thường giai đoạn vừa qua, cổ phiếu SRA của Công ty cổ phần SARA Việt Nam đã có tới 10 phiên tăng giá, thậm chí là 7 phiên tím lịm. SRA có gì để lội ngược thị trường như vậy?
Cổ phiếu diễn biến bất thường
Cổ phiếu SRA mới bắt đầu biến động mạnh kể từ cuối tháng 7/2018. Trước đó, từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 7, thị giá của SRA luôn loanh quanh ở mốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cũng chỉ dao động quanh mốc vài nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Vậy nhưng, đến 27/7, cổ phiếu này bỗng dưng "bốc đầu" và tăng một mạch lên mức 77.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 5/9/2018, tương ứng tăng gấp 7 lần chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Thanh khoản cũng tăng đột biến so với giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào ngày 5/9, thậm chí 7 phiên liên tiếp trước đó đều tăng trần, cổ phiếu này bỗng dưng quay ngược lại "lau sàn" 6 phiên liên tiếp, thanh khoản sụt giảm trầm trọng. Xu hướng giảm tiếp tục cho đến phiên 2/10. Bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 2/10, cổ phiếu SRA lặp lại đà tăng, chủ yếu là tăng trần, trong khi VN-Index vừa trải qua những phiên giảm sốc.
SRA đã niêm yết khá lâu trên HNX, nhưng không mấy nổi bật, kết quả kinh doanh trước giai đoạn 2017 khá thất thường. Tới quý II và quý III/2018, doanh thu và lợi nhuận của SRA bỗng dưng tăng vọt, lợi nhuận đưa về mỗi quý lên tới 29 - 31 tỷ đồng, gấp nhiều lần lãi các năm trước.
Riêng quý III vừa qua, SRA báo cáo doanh thu tới 132 tỷ đồng, cao gấp 60 lần cùng kỳ 2017.
Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 31,2 tỷ đồng, trong khi cả 9 tháng của năm trước chỉ lãi hơn 1,3 tỷ đồng. Kết quả này khiến SRA lọt top các doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cao nhất thị trường hiện tại.
Điều gì tạo nên lợi nhuận đột phá như vậy cho SRA và đây có được xem là lý giải thích hợp cho việc tím sàn bất chấp thị trường của SRA?
Dòng tiền đi vòng quanh?
Nhìn sâu vào báo cáo tài chính của SRA, có một điểm đáng chú ý. Đó là những cái tên trong danh sách giao dịch mua bán sản phẩm của SRA có nhiều mối liên hệ với nhau.
Trong đó, CTCP Trung tâm xét nghiệm và môi trường Phú Thọ, CTCP Trung tâm Xét nghiệm và môi trường Cần Thơ và CTCP Trung tâm xét nghiệm và môi trường Nha Trang đều vừa là khách hàng của SRA, vừa là đối tác cung cấp sản phẩm cho SRA.
Những công ty này đều được thành lập vào tháng 8/2017. Đây cũng là thời gian mà SRA thành lập 3 công ty con tại Cần Thơ, Khánh Hòa và Phú Thọ.
Ngoài ra, một nhà cung cấp của SRA là CTCP Kanpeki Nhật Bản là cái tên khá quen thuộc với nhà đầu tư. Kanpeki có trụ sở tại Biệt thự số 35 BT5, Khu đô thị Pháp Vân, Hà Nội.
Đây cũng chính là trụ sở chính cũ của SRA tính đến cuối tháng 6/2018. Ngoài ra, Kanpeki Nhật Bản là công ty thuộc sở hữu của bà Nguyễn Phương Hạnh - vợ ông Lê Văn Hướng - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Y tế Việt Nhật (JVC).
Việc tăng trần liên tiếp bất chấp thị trường và ngay sau đó là hàng loạt phiên giảm sàn liên tiếp là dấu hiệu cảnh báo nhà đầu tư cần cẩn trọng.
Kanpeki hồi tháng 6/2017 từng bán toàn bộ vốn sở hữu tại CTCP Bệnh viện Việt Mỹ (mới thành lập hồi tháng 2/2017) cho phía CTCP Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV). AMV hiện do bà Đặng Nhị Nương, người có liên quan đến gia đình ông Lê Văn Hướng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hiện ông Lê Văn Hướng đang là cố vấn cho AMV và SRA. Nói đến ông Lê Văn Hướng, nhà đầu tư hẳn sẽ nhớ ngay tới câu chuyện tại CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC). Cho tới nay, dàn lãnh đạo mới của JVC vẫn đang chật vật để xử lý những tồn dư mà biến cố năm 2015 để lại.
Không chỉ tại SRA, cổ phiếu AMV của doanh nghiệp mà ông Hướng đang là cố vấn cũng đang trong tình trạng tương tự. AMV bắt đầu đà tăng từ đầu tháng 8/2018, từ mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu nay đã lên 35.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 130% trong hơn 2 tháng vừa qua.
Việc giao dịch chủ yếu với những công ty có liên quan là thủ thuật được không ít doanh nghiệp từng sử dụng để tạo lợi nhuận nhất thời.
Việc tăng trần liên tiếp bất chấp thị trường và ngay sau đó là hàng loạt phiên giảm sàn liên tiếp là dấu hiệu cảnh báo nhà đầu tư cần cẩn trọng. Mặc dù chỉ số EPS cao, nhưng đây là chỉ số cần được xem xét trong một giai đoạn tài chính dài, tránh việc nhìn nhận đơn lẻ trong một, hai quý kinh doanh.
Nguyên Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Dow Jones mất hơn 300 điểm khi nhà đầu tư rút tiền khỏi chứng khoán Mỹ Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc rớt xuống mức thấp nhất trong 4 năm và việc Fed thể hiện quan điểm cứng rắn đã khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Ảnh: Bloomberg Phiên giao dịch ngày thứ Năm, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm mạnh, nỗi lo về tăng trưởng toàn cầu tăng lên,...