Trung Quốc vận hành thêm tổ máy sử dụng công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sáng 28/11, tổ máy số 1 của Dự án điện hạt nhân Chương Châu sử dụng công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ ba “Hoa Long số 1″, một công nghệ có quyền sở hữu trí tuệ độc lập hoàn toàn của Trung Quốc lần đầu tiên được hòa lưới thành công và bắt đầu cung cấp điện cho lưới điện.
Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo Hoa Long 1 tại thành phố Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Điều này đán.h dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hàng loạt lò phản ứng “Hoa Long số 1″ của Tập đoàn Hạt nhân Trung Quốc.
Tại hiện trường, tổ máy điện hạt nhân Chương Châu số 1 đang trong tình trạng tốt, các chỉ tiêu kỹ thuật đều phù hợp với yêu cầu thiết kế, tiếp theo đơn vị vận hành sẽ tiến hành một loạt thử nghiệm theo kế hoạch để đán.h giá hiệu suất của tổ máy. Ông Trần Hiểu Hoa (Chen Xiaohua), Giám đốc phụ trách xây dựng của Công ty cung cấp Điện Chương Châu, cho biết trong quá trình thực hiện dự án đã lần lượt xây dựng Trạm biến áp Thiên Phúc giai đoạn 3 và Trạm biến áp Thủy Tinh nhằm cung cấp nguồn điện đảm bảo cho Nhà máy Điện hạt nhân Chương Châu, đồng thời hỗ trợ vận hành hoạt động nối lưới điện của nhà máy điện hạt nhân thuận lợi.
Nhà máy Điện hạt nhân Chương Châu nằm trong địa phận thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Dự án được quy hoạch và xây dựng 6 tổ máy điện hạt nhân, với tổng công suất lắp đặt khoảng 7,5 triệu kW. Trong đó, giai đoạn đầu xây dựng 4 tổ máy, công suất lắp đặt 5 triệu kW, sau khi hoàn thành giá trị sản xuất hàng năm có thể đạt 15 tỷ Nhân dân tệ.
Video đang HOT
Nhà máy Điện hạt nhân Chương Châu là khởi điểm cho việc xây dựng hàng loạt lò phản ứng “Hoa Long số 1″ và hiện là cơ sở điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng “Hoa Long số 1″ lớn nhất thế giới.
Được biết, mỗi tổ máy điện hạt nhân “Hoa Long số 1″ mỗi năm có công suất hơn 10 tỷ số điện. Hiện tại có 33 tổ máy “Hoa Long số 1″ đang vận hành ở Trung Quốc và nước ngoài, trở thành công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3 với số lượng tổ máy đang vận hành và xây dựng lớn nhất trên thế giới.
Nga và Mỹ giúp Kenya phát triển năng lượng hạt nhân
Quan hệ đối tác với Nga về năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời và LNG mở ra "cánh cửa mới" cho cả hai quốc gia.
Hơn nữa, việc hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác cho thấy tầm quan trọng chiến lược của năng lượng hạt nhân trong tương lai của Kenya.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Kenya William Ruto tại cuộc gặp ở Washington, DC ngày 22/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh thách thức năng lượng toàn cầu, Kenya đang có những bước đi quan trọng để phát triển hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Sự cam kết này được khẳng định trong diễn đàn thường niên "Bắc Kavkaz: Cơ hội địa chiến lược mới", diễn ra tại Stavropol vào đầu tháng 10 này. Tại sự kiện, Đại sứ Kenya tại Nga Peter Mutuku Matuki đã bày tỏ sự tin tưởng vào tiềm năng của quan hệ đối tác này trong việc giải quyết các thách thức năng lượng mà Kenya đang phải đối mặt.
An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Kenya, một trong những nền kinh tế lớn nhất Đông Phi. Nước này đang phải đối mặt với nhu cầu điện ngày càng tăng và sự phụ thuộc vào thủy điện, một nguồn tài nguyên dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến một động thái chiến lược chuyển hướng sang năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo, trong đó Nga sẽ là đối tác quan trọng nhờ vào công nghệ hạt nhân tiên tiến và kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Đại sứ Matuki nhấn mạnh rằng Nga có thể giúp Kenya xây dựng nền tảng vững chắc cho lĩnh vực năng lượng hạt nhân, từ đó đảm bảo cung cấp điện ổn định và bền vững cho nước này. Đồng thời, Nga cũng có khả năng hỗ trợ trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, mặc dù không nổi tiếng với công nghệ này, nhưng nhiều công ty Nga đã có những bước tiến trong việc phát triển và triển khai công nghệ năng lượng mặt trời trên thị trường toàn cầu.
Diễn đàn "Bắc Kavkaz: Cơ hội địa chiến lược mới" đã tạo điều kiện để các quốc gia thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm việc tăng cường hợp tác kinh tế và năng lượng.
Mối quan tâm của Kenya trong hợp tác với Nga không chỉ giới hạn ở năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Đầu năm nay, Chính phủ Kenya đã bày tỏ mong muốn phát triển ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Nga, với tư cách là một trong những nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, có thể trở thành đối tác quan trọng giúp Kenya hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của mình. Hợp tác này có thể giúp Kenya đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu truyền thống.
Hợp tác với Mỹ và các đối tác quốc tế
Ngoài hợp tác với Nga, Kenya cũng đang tăng cường mối quan hệ với Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Theo báo cáo từ cổng phân tích thông tin News.Az, Kenya và Mỹ đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác hạt nhân trong khuôn khổ Hội nghị chung của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 9 vừa qua. Thỏa thuận này nhằm thúc đẩy trao đổi chuyên môn về chính sách, nghiên cứu và quy định hạt nhân, tập trung vào năng lượng, y tế và nông nghiệp.
Thỏa thuận trên được kí bởi Cơ quan quản lý hạt nhân Kenya (KNRA) và Ủy ban quản lý hạt nhân Mỹ (US NRC), sẽ tận dụng chuyên môn của Mỹ về an toàn, an ninh và bảo vệ hạt nhân, yếu tố rất quan trọng để phát triển khuôn khổ quản lý chặt chẽ.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Kenya đặt mục tiêu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2027, với công suất dự kiến là 1.000 MW. Dự án này được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu điện đang gia tăng, hỗ trợ mục tiêu của Kenya trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình vào năm 2030. Chính phủ Kenya đã xác định được hai địa điểm tiềm năng cho nhà máy, dự kiến hoàn thành vào năm 2034 với chi phí khoảng 500 tỷ KES (tương đương 3,87 tỷ USD).
Sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Kenya và Mỹ đã được nhấn mạnh trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Kenya William Ruto tới Mỹ hồi tháng 5 vừa qua, nơi năng lượng sạch và khả năng phục hồi, bao gồm năng lượng hạt nhân, là những chủ đề chính giữa Tổng thống Ruto và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ngoài ra, các quốc gia khác như Trung Quốc, Slovakia và Hàn Quốc cũng đang tìm cách củng cố quan hệ năng lượng hạt nhân với Kenya, làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược của quốc gia này trong bối cảnh toàn cầu.
Uzbekistan tránh né lời đề nghị của Nga về việc thắt chặt quan hệ? Dù Nga nỗ lực thuyết phục Uzbekistan gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và tăng cường hợp tác chiến lược, Tashkent đã khéo léo tránh né những cam kết chính trị sâu rộng. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (phải) thăm Công viên công nghệ Tashkent ở Uzbekistan. Ảnh: Chính phủ Uzbekistan (gov.uz) Theo mạng tin Eurasianet.org ngày 15/9, chuyến thăm kéo...