Trung Quốc và thời cơ vàng để trở thành đồng tiền chính của châu Á?
Những hướng đi mới của Washington nhắm vào việc thắt chặt nguồn cung đô la Mỹ cho Trung Quốc có thể là cơ hội vàng cho đồng nhân dân tệ lên ngôi tại châu Á.
Đồng nhân dân tệ sẽ đánh bại đồng đô la Mỹ tại châu Á sau chiến tranh thương mại? – Ảnh: SCMP
Hướng đi mới của chiến tranh thương mại Trung – Mỹ
Sau nhiều tháng liên tiếp đưa ra các động thái tấn công ngành xuất khẩu của Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump hiện nay đã bắt đầu muốn thu hẹp thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc, theo Bloomberg.
Điều này cho thấy Bắc Kinh chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ. Khoản thặng dư thương mại hàng hóa trị giá 375 tỷ USD do Trung Quốc giao thương với Mỹ trong năm 2017 là con số áp đảo so với tổng tài khoản vãng lai ước tính 165 tỷ USD của xứ cờ hoa với phần còn lại của thế giới.
Nói cách khác, Trung Quốc cần đồng đô la Mỹ để thanh toán cho tất cả các công nghệ nước ngoài, hoàn thiện thủ tục kinh doanh từ các nước khác và tất cả các mặt hàng năng lượng then chốt, bao gồm 9 triệu thùng dầu nhập khẩu mỗi ngày từ phần còn lại của thế giới. Họ buộc phải bán hàng cho Mỹ.
Với chính quyền Tổng thống Trump hiện đang nhắm đến việc thắt chặt nguồn cung cấp đồng đô la Mỹ cho Trung Quốc, Bắc Kinh buộc phải phản ứng trước mối đe dọa và trong lịch sử, người Trung Quốc chưa bao giờ thất bại khi phải đối phó với tình huống tương tự.
Những giải pháp tình thế của Trung Quốc
Video đang HOT
Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc hiện nay có hai giải pháp tình thế cho sự thâm hụt nguồn dự trữ đồng đô la Mỹ. Để bù đắp lại những giao dịch thất bại và khoản thuế đắt đỏ với Washington, Trung Quốc có thể mở rộng đáng kể ngành nhập khẩu với các nước còn lại trên thế giới hoặc đơn giản và lâu dài hơn, củng cố sức mạnh của đồng nhân dân tệ để biến nó thành phương tiện thanh toán thay thế cho đồng đô la Mỹ.
Bắc Kinh sẽ không tuân thủ các yêu cầu của những giám đốc ở Washington – những người đang mong muốn giảm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của Trung Quốc. Chiến lược “Made in China 2025″ của chính phủ do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu có vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế địa chính trị không dễ dàng để lung lay. Bởi vậy, những động thái mới nhất của Bắc Kinh cho thấy họ đã lựa chọn giải pháp thứ hai: tăng trữ lượng vàng để giữ giá đồng nhân dân tệ.
Và trong khi chính sách dài hạn của Mỹ là giảm sự phụ thuộc của Bắc Kinh trong ngành nhập khẩu các thiết bị công nghệ cao như bộ vi xử lý, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào ngành xuất khẩu hàng hóa. Yếu tố này càng tăng tính cấp thiết của việc tìm một đồng tiền khác thay thế đô la Mỹ.
Với một kho dự trữ ngoại hối trị giá 3,1 nghìn tỷ USD, phần lớn bằng đô la Mỹ, Trung Quốc tạm thời vẫn có thể tiếp tục chi trả cho hàng nhập khẩu bằng cách giảm lượng dự trữ ngoại tệ tích lũy.
Nhưng với chính sách của Washington, khả năng về một cuộc chiến tranh lạnh 20 năm sẽ phá vỡ vĩnh viễn chuỗi cung ứng toàn cầu chạy từ Trung Quốc sang Mỹ. Thiếu một động thái dứt khoát, việc Trung Quốc phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế ngày càng đến gần.
Một điểm then chốt khác là khi Trung Quốc muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ trong lĩnh vực tiền tệ, chính sách Bắc Kinh quản lý đồng nhân dân tệ hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Tiềm năng và hạn chế của đồng nhân dân tệ
Lịch sử các quốc gia khác trên thế giới, ngay cả tại châu Á, trong nhiều năm vẫn chưa chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ một cách rộng rãi. Nguyên nhân có thể là đồng nhân dân tệ đã không hoàn toàn được tự do chuyển đổi và sử dụng do hệ thống kiểm soát của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Trên hết, các đối tác thương mại của Trung Quốc vẫn luôn nghi ngờ về giá trị của đồng nhân dân tệ. Trung Quốc từng thao túng tỷ giá hối đoái của nhân dân tệ để tăng giá trị cho ngành sản xuất nội địa và giảm thuế cho các mặt hàng xuất khẩu. Cuộc đại suy thoái vào cuối năm 1993 hẳn vẫn là cơn ác mộng với nhiều nhà đầu tư. Bắc Kinh đã giảm 33% giá đồng NDT so với đồng đô la Mỹ – một động thái được nhiều người coi là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á ba năm sau đó.
Từ năm 2017, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy NDT như một loại tiền tệ thương mại ổn định, cho phép giao dịch ra nước ngoài và mở rộng phạm vi tài sản nhân dân tệ người nước ngoài có thể đầu tư.
Nhưng Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với những nghi ngờ, đặc biệt là về độ tin cậy của chính sách tỷ giá hối đoái. Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tìm ra một giải pháp cho vấn đề này: vàng.
Biểu đồ giao dịch vàng và đồng nhân dân tệ từ năm 2015 – 2018 – Ảnh: SCMP
Những quốc gia châu Á khác thời gian gần đây đã bị ảnh hưởng xấu bởi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể hy vọng vào đồng nhân dân tệ được định giá bằng vàng như một hướng đi mới. Trong ngắn hạn, khi chính quyền Mỹ phá vỡ các chuỗi cung ứng và hạn chế cung cấp đô la Mỹ cho thị trường quốc tế do thâm hụt thương mại, ngày càng nhiều chuyên gia dự đoán rằng đó sẽ là nhân dân tệ – thay vì đô la Mỹ – trở thành mỏ neo cho lĩnh vực tiền tệ ở châu Á.
Trong hơn 18 tháng qua, đồng NDT đã trở nên có nhiều biến động hơn so với đô la Mỹ nhưng thị trường vàng Trung Quốc lại ổn định hơn. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Trung Quốc có thể không còn quản lý tỷ giá hối đoái mà thay vào đó, đang bắt đầu kết nối giá trị của đồng nhân dân tệ so với vàng.
Nếu xu hướng này trở thành hiện thực, Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng đường dài để thiết lập một khu vực tiền tệ mới dựa trên đồng nhân dân tệ và hướng tới việc khẳng định vị thế cũng như quyền lực kinh tế chủ đạo trong châu lục.
Thu Phương (Theo SCMP)
Tỷ giá trung tâm sáng 8/10 tăng 1 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 8/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.721 VND, tăng 1 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.402 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.040 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại sáng nay giá các đồng ngoại tệ đều ổn định.
Cụ thể, lúc 8 giờ 20 phút, tại Vietcombank giá USD được niêm yết ở mức 23.310 - 23.390 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Giá GBP cũng được ngân hàng này niêm yết ở mức 30.069,1 - 30.550,45 VND/GBP (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Tại BIDV, giá USD đang được niêm yết ở mức 23.310 - 23.390 VND/USD (mua vào - bán ra) không đổi so với cuối tuần qua.
Giá GBP tại ngân hàng này cũng đang niêm yết là 30.299 - 30.762 VND/GBP (mua vào - bán ra) tăng 190 đồng ở chiều mua và 188 đồng ở chiều bán so với cuối tuần qua.
Giá đồng CNY cũng được BIDV niêm yết ở mức 3.360 - 3.440 VND/CNY (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.290 - 23.390 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Giá GBP tại ngân hàng này đang niêm yết là 30.041 - 30.930 VND/GBP (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Giá đồng CNY cũng được ngân hàng này niêm yết ở mức 3.346 - 3.458 VND/CNY (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua.
Đỗ Huyền (TTXVN)
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/10: USD tăng mức cao nhất 10 tuần Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/10 tăng lên mức cao nhất 10 tuần trước dữ liệu việc làm được công bố tác động tới tăng lãi suất của Fed. Tính đến đầu phiên giao dịch (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR,...