Trung Quốc và Philippines lại “lời qua tiếng lại” về Bãi Cỏ Mây
Tờ báo điện tử “ United Morning Post” của Singapore cho biết, Philippines sẽ cử một lực lượng hải quân đánh bộ và tiếp tế hậu cần cho lực lượng đồn trú trên bãi Cỏ Mây đang nằm trong tầm ngắm của hải quân Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đưa ra tuyên bố, đảo Ayungin (tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal, Trung Quốc gọi là Ren’ai Jiao) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Nước này sẽ cử một đội lính thủy đánh bộ đến thay quân cho lực lượng đang đồn trú tại đây.
Đảo Ayungin thuộc quần đảo Trường Sa (biển Đông) của Việt Nam, được Việt Nam định danh là Bãi Cỏ Mây hiện do Philippines chiếm đóng trái phép bằng việc đưa một chiếc tàu chiến từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II tới đây vào cuối những năm 1990 rồi cải tạo lại như một công trình quân sự.
Từ 3 tháng nay, đảo Ayungin đang là điểm nóng tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc do Trung Quốc cũng tuyên bố bãi cạn này thuộc lãnh thổ của họ, dưới quyền quản lý của cái gọi là “Thành phố Tam Sa” – tỉnh Hải Nam.
Tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock của hải quân Phlippines
Bắt đầu từ ngày 9/05, Philippines đã điều ra đây 3 tàu chiến để ngăn chặn tàu hải quân Trung Quốc. 3 tàu này bao gồm: tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock, tàu khu trục PS-74 và tàu vận tải đổ bộ PS-71. Ngay sau đó Trung Quốc đã điều động hàng chục tàu hải quân và tàu công vụ đến khu vực này.
Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết, gần đây ông đã thảo luận với Đại sứ Trung Quốc tại Philippines là bà Mã Khắc Khanh về đợt thay quân lần này tại đảo Ayungin. Bà Mã Khắc Khanh cho rằng phía Philippines đang có ý định xây dựng một công trình kết cấu bê tông trên đảo này nhưng ông Gazmin đã phủ nhận điều đó.
Video đang HOT
Từ trên xuống: Tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock, tàu vận tải đổ bộ PS-71 và tàu khu trục PS-74
Ông Gazmin khẳng định, ông và bà Mã Khắc Khanh cũng đã trao đổi về vấn đề tránh xảy ra những xung đột giữa 2 nước. Thế nhưng Bộ trưởng Voltaire Gazmin cũng nhấn mạnh, đảo Ayungin thuộc chủ quyền của Philippines, nước này có quyền áp dụng bất cứ hành động nào mà “không cần báo trước” cho phía Trung Quốc.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines cũng tiết lộ, ngày 18/06 ông cũng đã đến thăm các quan chức an ninh Mỹ, trong đó có cả Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus, thảo luận về tình hình đảo Ayungin đang ngày càng trở nên căng thẳng, nhưng ông không tiết lộ thêm về chi tiết cuộc gặp này.
Theo vietbao
Nhật quyết qua mặt Trung Quốc về lực lượng đổ bộ trên biển
Trước những hành động ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thời gian gần đây, Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức mạnh hải quân và khả năng đổ bộ để bảo vệ chủ quyền của mình, từ tăng cường mua sắm và phát triển trang thiết bị đến huấn luyện, hợp tác và diễn tập chung với các đồng minh.
Hiện tại, Nhật Bản đang triển khai 3 chiếc tàu chiến, gồm 2 tàu đổ bộ và một tàu khu trục sang Mỹ tham gia cuộc Diễn tập đổ bộ đa phương Dawn Blitz 2013, diễn ra từ ngày 11 đến 28-6 tại ngoài khơi bờ biển Nam California, Mỹ.
Ba chiếc tàu chiến này của Lực lượng Hải quân phòng vệ Nhật Bản, gồm tàu vận tải đổ bộ chở tăng JS Shimokita (LST 4002), tàu khu trục JS Atago (DDG 177) và tàu khu trục chở máy bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181) đã đến San Diego vào ngày 31-5.
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có thể mang theo tới 12 chiếc F-35B
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1945, các lực lượng mặt đất phòng vệ Nhật Bản triển khai ra khỏi lãnh hải của mình trên các tàu chiến, vượt Thái Bình Dương sang Mỹ tham gia diễn tập. Việc này sẽ cho phép họ sinh hoạt, huấn luyện và chiến đấu từ trên các tàu chiến trong một thời gian dài và khoảng cách lớn trên đại dương. Nó còn tăng cường sự phối hợp tác chiến giữa Lục quân phòng vệ và Hải quân phòng vệ Nhật Bản.
Trước khi tham gia diễn tập Dawn Blitz 2013, cả 3 tàu chiến của Nhật Bản đều ghé thăm cảng San Diego. Trong chuyến thăm này, thủy thủ của 3 tàu sẽ tham gia giao lưu với cộng đồng cư dân địa phương, và đến thăm và chào xã giao với các lãnh đạo địa phương.
Dawn Blitz là một cuộc diễn tập đổ bộ đa phương theo kịch bản, nhằm kiểm tra các lực lượng tham gia trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổ bộ trong một loạt các sự kiện huấn luyện thực tiễn để cải thiện kỹ năng đổ bộ của hải quân.
Tàu đổ bộ chở xe tăng JS Shimokita (LST 4002)
Cuộc diễn tập Dawn Blitz 2013 là một trong hàng loạt sự kiện huấn luyện đổ bộ trên cả hai bờ biển của nước Mỹ diễn ra hàng năm, với sự tham gia của lực lượng hải quân và hải quân đánh bộ của các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản và New Zealand. Nó sẽ đem đến những trải nghiệm thực tế cần thiết cho một Lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ toàn cầu hiệu quả.
Cuộc diễn tập được tổ chức nhằm huấn luyện các lực lượng của Hải quân và Hải quân đánh bộ, trong các hoạt động có thể diễn ra của một cuộc diễn tập đổ bộ và sẽ kiểm tra các nhân viên tham mưu trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổ bộ.
Trước kia, Nhật Bản vẫn dựa nhiều vào sự bảo vệ của Mỹ, thì nay họ đã bắt đầu thay đổi tư duy quân sự theo hướng một "Lực lượng Quốc phòng Năng động". Sự chuyển dịch trọng tâm của Lục quân phòng vệ Nhật Bản vẫn chủ yếu dựa vào khả năng chống lại một cuộc xâm lược trên bộ ở phía bắc, theo hướng tiến hành các hoạt động ở phía Tây Nam để giúp bảo vệ các hòn đảo ở đây trước các mối nguy cơ từ Trung Quốc.
Xe thiết giáp lội nước AAV-7A1S
Nhật Bản có thể sẽ không thành lập một lực lượng hải quân đánh bộ riêng biệt, nhưng họ sẽ tăng cường cả kỹ năng và trang thiết bị cho tác chiến đổ bộ. Trung đoàn Bộ binh phía tây sẽ tạo thành lực lượng nòng cốt của lực lượng đổ bộ.
Theo đề xuất của chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe về "một lực lược quốc phòng Nhật Bản năng động hơn", nước này có kế hoạch sẽ trang bị cho trung đoàn bộ binh này các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm 48 xe lội nước AAV-7A1S và máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey.
Ngoài ra, Hải quân phòng vệ Nhật Bản cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga
Rất có khả năng Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ. Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B.
Theo vietbao
Trung Quốc làm gì khi các láng giềng đang 'liên kết lại'? Các nước láng giềng của Trung Quốc đang cùng giúp đỡ nhau để chống lại sự bành trướng của "nước lớn mới nổi" này. Trung Quốc sẽ làm gì trước tình thế này? Tờ ANTĐ dẫn theo Chinanews đưa tin, ngày 22/5 vừa qua, trong cuộc hội đàm với ngoại trưởng Philippines Del Rosario, ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã khẳng định,...