Trung Quốc và nền công nghiệp ôtô hàng nhái
Một chiếc xe ôtô ở Trung Quốc bán ra dễ nhận thấy phần đầu giống Toyota Corolla còn phần sau không khác gì một chiếc Honda City.
Năm 2013, hãng xe BYD tại Trung Quốc mà tỷ phú Warren Buffett đầu tư có lượng xe bán nhiều nhất trong tất cả các hãng xe nội địa, theo số liệu của chinaautoweb. Lợi nhuận mà BYD thu về là 89 triệu USD.
Kể từ khi Bershire Hathaway của vị tỷ phú người Mỹ đầu tư vào BYD năm 2008 với số vốn 230 triệu USD, tương đương 10% cổ phần, hãng xe này được thúc đẩy sự thành công bởi chiếc sedan F3, mẫu xe đã bán được hơn 1 triệu chiếc.
Ra mắt lần đầu năm 2008, F3 với mức giá “thân thiện” chỉ 8.800 USD trở nên đại chúng, được sử dụng nhiều bởi các hãng taxi và những cá nhân mua xe lần đầu. Tuy F3 có trang bị không đáng kể nhưng lại có kiểu dáng quen thuộc nên ngay lập tức được đón nhận.
Những người chịu trách nhiệm thiết kế F3 có lẽ đã phát hiện ra con đường ngắn nhất để ra đời một mẫu xe được khách hàng bình dân đón nhận, là mang kiểu dáng quen thuộc với các mẫu xe của những hãng lớn. Ở F3, phần đầu xe giống với Toyota Corolla còn phần đuôi lại là của Honda City.
Drive Arabia gọi F3 là mẫu xe hàng nhái của Corolla và City, còn The Truth About Cars thẳng thắn hơn, nhận định “ BYD F3 được cả thế giới biết đến vì ăn cắp thiết kế của Corolla”. Những hình ảnh so sánh cho thấy, chuyên trang này không hề nói quá.
BYD F3 đời 2012 (dưới) có lưới tản nhiệt và đèn pha không khác gì Toyota Corolla đời 2003-2006 (trên).
Nội thất cũng giống mẫu xe của Toyota:
Video đang HOT
Nội thất cũng bắt chước, ở trên là BYD F3, dưới là Toyota Corolla.
Đuôi xe thì sao chép ý tưởng của Honda City:
Honda Cityđời 2002-2008 tại châu Á (dưới), F3 đời 2012 (trên).
Về động cơ, những phiên bản đầu tiên của F3 sử dụng loại 4 xi-lanh của serie 4G, trong khi đó những phiên bản gần đây nhất là động cơ do hãng này tự thiết kế. Là một sản phẩm tiêu dùng, F3 còn ở rất xa so với những mẫu xe mà nó nhái lại. Dù có thiết kế của Corolla hay City thì F3 cũng không thể bắt kịp chất lượng của những hãng xe khổng lồ này.
Theo The Wall Street Journal, J.D.Power xếp các sản phẩm của BYD có chất lượng dưới mức trung bình trong ngành công nghiệp ôtô thế giới. Thực tế, khách hàng cũng đã phản ứng rõ khi lợi nhuân của hãng xe này sụt giảm năm 2012 trước khi phục hồi lại một năm sau đó.
Đức Huy
Theo VNE
Xe Tàu vẫn đi đầy đường
Xe máy Tàu đã dần "biến" khỏi Việt Nam. Xe ôtô Trung Quốc cũng chẳng còn đất sống. Giờ đây, người ta đang hướng sự quan tâm đến những chiếc xe đạp điện "made in China" vẫn đang chạy nhan nhản trên đường.
Bài cũ: Xe nhái
Người Việt chắc hẳn vẫn chưa thể quên được câu chuyện về những chiếc xe máy Trung Quốc "nhái" từng hoành hành một thời tại thị trường Việt Nam. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná.
Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Bài cũ xe nhái lại được soạn ra để dùng với những chiếc xe đạp điện (Ảnh minh họa)
Giờ đây, khi xe máy Tàu đã dần "biến" khỏi Việt Nam thì bài cũ lại được soạn ra để dùng với những chiếc xe đạp điện.
Qua khảo sát tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và Tp.HCM cho thấy, phần lớn xe đạp điện nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay đều được gắn các thương hiệu nổi tiếng thế giới của Đức, Nhật Bản như: Honda, Yamaha, Bridgestone... nhưng thực chất rất nhiều sản phẩm là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc được phù phép bằng cách dán nhãn mác hoặc chỉ một vài chi tiết nhỏ là hàng chính hãng.
Theo chia sẻ của một số chủ kinh doanh xe đạp điện, xe máy điện lớn tại Hà Nội, có tới 95% người dùng đến tìm mua đều chọn các sản phẩm của 3 thương hiệu Honda, Yamaha và Bridgestone. Nhưng thực chất là đang mua xe đạp điện của Tàu làm nhái vì cả 3 hãng trên đều chưa phân phối chính hãng xe đạp điện, xe máy điện tại Việt Nam.
Xe đạp điện Honda chưa có đại lý phân phối chính thức tại VN, do đó, rất khó xác định nguồn gốc
Để trấn an khách hàng, chủ một cửa hàng trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cho biết, không thể nói là "xe nhái" vì các hãng như Yamaha, Honda họ đều có nhà máy ở Trung Quốc. Do vậy, khi hàng hoá xuất đi bắt buộc phải ghi xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện Công ty Honda Sundiro tại Thượng Hải (Trung Quốc) chỉ sản xuất 3 mẫu xe đạp điện và Yamaha Motor Trung Quốc sản xuất 13 mẫu. Nhưng tại thị trường Việt Nam đang bày bán trên 13 mẫu xe Honda và 30 mẫu xe Yamaha. Do vậy, nếu khách hàng mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ bán hàng không chính hãng thì chắc chắn sẽ "dính" hàng nhái.
"Chất lượng xe Trung Quốc"
Theo một chủ cửa hàng trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), hiện xe đạp điện đang có 2 cách làm giả chính là làm giả giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu của xe thật và chỉ giả về nhãn hiệu còn kiểu dáng tự thiết kế. Chất lượng xe đạp điện giả rất kém ở 3 bộ phận quan trọng đó là ắcquy (hoặc pin sạc), động cơ và bộ điều khiển. Ắcquy kém chất lượng sẽ nhanh bị sụt điện, nhanh hết điện, làm cho quãng đường đi ngắn hơn. Nếu động cơ điện chất lượng kém làm cho xe có công suất yếu hay trục trặc, dễ bị ngấm nước khi gặp trời mưa to, đường ngập sâu; bộ điều khiển sử dụng các thiết bị điện tử thiếu chính xác, không đáng tin cậy, lúc đi nhanh, khi đi chậm không theo sự điều khiển của người sử dụng.
Hàng nhái, hàng giả lắm thì chỉ khổ người tiêu dùng (Ảnh minh họa)
Do vậy tuổi thọ của loại xe này rất thấp và điều quan trọng là không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Giá nhập khẩu xe đạp điện giá rẻ chỉ bằng 2/3 so với xe đạp điện thật. Tuy nhiên về Việt Nam, xe đạp điện giả được lập lờ và đôi khi còn được bày lẫn với xe chính hãng và giá bán gần sát giá xe chính hãng. Mua phải xe đạp giả thiệt hại vô cùng, không những chi tiền bằng xe thật mà tuổi thọ lại kém hơn, hay gặp trục trặc trong vận hành, thường xuyên phải thay đồ và nhất là mất an toàn cho người điều khiển.
Theo ghi nhận, đa số người đi mua xe đạp điện, xe máy điện đều không phân biệt được hàng chính hãng và hàng giả, hàng nhái. Những câu trả lời nước đôi, mập mờ của hầu hết các chủ cửa hàng xe đạp điện, như "đây là hàng chính hãng nhập khẩu Đài Loan", hoặc "mua linh kiện về lắp chứ không thể nhập khẩu nguyên chiếc"... càng làm khách hàng thêm bối rối.
Thêm một vấn đề nữa là giá cả. Dường như những điểm bán xe đạp điện Trung Quốc gán mác thương hiệu lớn đều nhìn nhau để ra giá, không hề có chuẩn giá nào được đưa ra dù cùng loại xe, cùng tên thương hiệu. Chính vì thế, giá bán luôn ở mức cao so với giá trị của xe chứ không hề rẻ như mọi người tưởng.
Hàng nhái, hàng giả lắm thì chỉ khổ người tiêu dùng. Họ bỏ tiền ra mua xe Đức, xe Nhật nhưng có khi lại đang đi xe Trung Quốc không biết chừng.
Thế Đạt (TTTĐ)
Siêu xe Ferrari LaFerrari hàng nhái giá 20.000 USD Mẫu siêu xe hàng nhái sử dụng động cơ của Toyota Camry có giá bán 20.000 USD trong khi 'hàng chuẩn' có giá tới hơn 1 triệu USD. Với những tín đồ của siêu xe, nếu không có cơ hội sở hữu một trong 499 chiếc siêu xe đặc biệt Ferrari LaFerrari thì vẫn còn có hội sở hữu một bản sao với...