Trung Quốc và Đài Loan chưa hề đạt được thỏa thuận 1992?
Cuộc đàm phán chính thức giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục khó có thể tổ chức trong tương lai gần.
Cờ của đảo Đài Loan
Theo báo SCMP, các nhà phân tích am hiểu về vấn đề giữa hai eo biển Đài Loan nói rằng, giữa hai bên hiện đang có một sự khác biệt về sự đồng thuận của cuộc bầu cử năm 1992.
Trong khi xác định đây là nền tảng duy nhất cho các cuộc đàm phán với hòn đảo tự trị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng sự đồng thuận đạt được năm 1992 là thỏa thuận sơ bộ khẳng định hai bên eo biển Đài Loan thuộc về “Một Trung Quốc”.
Về phía Đài Bắc, ông Chen Ming-tung, người đứng đầu Hội đồng quan hệ đại lục của Đài Loan nói rằng, phiên bản của sự đồng thuận của ông Tập khác biệt rõ rệt so với bản đồng thuận trước đây do Bắc Kinh và Quốc Dân Đảng (KMT) ở Đài Loan thiết lập.
Phiên bản đồng thuận cũ mà Bắc Kinh soạn thảo cách đây 27 năm cho phép hai bên tiếp tục đàm phán miễn là cùng công nhận chỉ có một Trung Quốc. Sau này, quan điểm này được gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nhưng theo quan điểm của Quốc Dân Đảng, sẽ không chỉ có một Trung Quốc: Hai bên eo biển có thể có cách giải thích riêng về những gì Trung Quốc đại diện. Điều đó có nghĩa là tồn tại song song Cộng hòa Trung Quốc là tên chính thức của hòn đảo và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là tên chính thức của đại lục.
Ông Chen, người đã nghiên cứu các vấn đề xuyên eo biển liên quan đến sự đồng thuận trong 2 thập kỷ qua, cho biết hai bên thực sự không có bất kỳ thỏa thuận đồng thuận hay thỏa thuận ngầm nào vào năm 1992.
Hai bên eo biển Đài Loan khi đó được đại diện bởi Quốc Dân Đảng và Bắc Kinh, đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Hong Kong năm 1992 để thảo luận về việc chính thức công nhận các tài liệu đồng thuận, nhưng các cuộc đàm phán này bị cản trở bởi các tranh chấp chính trị gay gắt.
Theo ông Chen, phía Bắc Kinh đã không chấp nhận phiên bản đồng thuận mà KMT đưa ra và rời Hong Kong. KMT sau đó đã gửi phiên bản đồng thuận thứ hai đến Bắc Kinh, nhưng không nhận được phản hồi từ đại lục. Vì vậy, không có sự đồng thuận nào thực sự đạt được tại thời điểm đó.
Ngoài ra, ít nhất 2 cuốn sách, trong đó có 1 cuốn của ông trùm kinh doanh Đài Loan Koo Chen-fu, người cũng có mặt trong các cuộc đàm phán nêu trên, khẳng định rằng không có sự đồng thuận 1992.
Tới năm 2000, cựu Chủ tịch Hội đồng các vấn đề Đại lục Su Chi (người thuộc của Quốc dân đảng) đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “đồng thuận năm 1992″ trong nỗ lực giúp tạo điều kiện cho nhà lãnh đạo Đài Loan Trần Thủy Biển (thuộc Đảng Dân Tiến- DPP) thỏa thuận với đại lục, ông Chen nói.
Theo Baogiaothong
Mỹ đề xuất luật trừng phạt đồng minh "bỏ" Đài Loan theo Trung Quốc
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã đề xuất dự luật nhằm ngăn cản các nước đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan quay lưng với hòn đảo này để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiếp nghị sĩ Mỹ Cory Gardner ở Đài Bắc hồi tháng 5 (Ảnh: Taiwan Today)
Dự luật với tiêu đề Sáng kiến Tăng cường và Bảo vệ Đồng minh Quốc tế Đài Loan (TAIPEI) đã được các thượng nghị sĩ Cộng hòa Cory Gardner và Marco Rubio, cùng các thượng nghị sĩ Dân chủ Ed Markey và Bob Menendez công bố ngày 3/9. Đây là một phần nội dung trong thông cáo báo chí được đăng trên trang web chính thức của nghị sĩ Gardner hôm qua.
"Dự luật này nhằm tăng cường vị thế của Đài Loan trên thế giới và được đưa ra nhằm đáp trả một số quốc gia phá vỡ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan do các chiến thuật dọa nạt và gây sức ép của Trung Quốc", thông cáo báo chí cho biết.
Dự luật TAIPEI sẽ cho phép Bộ Ngoại giao Mỹ hạ cấp độ quan hệ của Mỹ với bất chính phủ nào có các hành động chống đối chính quyền Đài Loan. Dự luật này cũng cho phép Bộ Ngoại giao Mỹ đình chỉ hoặc thay đổi các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, bao gồm viện trợ tài chính quân sự, nếu phát hiện bất kỳ quốc gia nào cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để chuyển hướng sang Trung Quốc đại lục.
Theo dự luật TAIPEI, chiến lược của Mỹ là yêu cầu chính phủ các nước trên thế giới ủng hộ việc thừa nhận quan hệ ngoại giao với Đài Loan và tăng cường các quan hệ không chính thức với hòn đảo này.
Thượng nghị sĩ Cory Gardner, chủ tịch tiểu ban châu Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ngày 5/9 cho biết dự luật TAIPEI sẽ "buộc" Mỹ phải phát triển một chiến lược để giúp đỡ Đài Loan. Ông Gardner cũng từng gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn để thảo luận những biện pháp mà Mỹ có thể hỗ trợ hòn đảo này.
"Dự luật sẽ cho phép chính phủ Mỹ hạ cấp quan hệ ngoại giao mà chúng tôi đã thiết lập với những nước chọn đi theo sự cưỡng ép của Trung Quốc", ông Gardner nói.
Một số thành viên của Quốc hội Mỹ, những người xem Trung Quốc như một mối đe dọa với an ninh và ảnh hưởng quốc tế của Mỹ, đã bày tỏ sự thất vọng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump không thể thực thi một chiến lược hỗ trợ Đài Loan. Nỗ lực hỗ trợ Đài Loan được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang căng thẳng.
Nỗ lực ban hành dự luật của các nghị sĩ Mỹ được thực hiện sau khi quốc gia Trung Mỹ El Salvador cắt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan hồi tháng trước, đồng nghĩa với việc Đài Loan hiện chỉ còn 17 đồng minh có quan hệ ngoại giao. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington "thất vọng sâu sắc" với quyết định của El Salvador và đang xem xét lại mối quan hệ giữa Mỹ và El Salvador.
Kể từ năm 1979, Mỹ đã cắt mọi quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và chuyển sang công nhận chính phủ Trung Quốc. Mặc dù vậy, Washington vẫn duy trì quan hệ không chính thức và bán vũ khí cho hòn đảo này. Hồi đầu năm, Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua và Tổng thống Trump đã ký phê chuẩn Đạo luật Đi lại Đài Loan, cho phép các quan chức thuộc mọi cấp của chính phủ Mỹ, bao gồm cả các quan chức nội các của chính quyền Mỹ, tới Đài Loan.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Doanh nghiệp Đài Loan ở châu Phi "lao đao" vì Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng Các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại châu Phi đang phải chịu nhiều áp lực ngoại giao và sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp từ đại lục, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm 1 nhà máy do doanh nghiệp Đài...