Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò”
Tân Hoa xã ngày 23/10 dẫn lời Việt trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc cho biết một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng nhau nghiên cứu các đường biên giới và các vấn đề khác liên quan đến Biển Đông.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, đã cho biết thông tin trên trong cuộc họp báo nhằm giới thiệu bản Phúc trình về Biển Đông 2011. Phát biểu với báo chí, ông cho biết: “Nhiệm vụ quan trọng nhất là để bắt đầu công cuộc nghiên cứu lý thuyết về đường chữ U”. Ông cho biết trong vòng một năm tới đây Bắc Kinh dự tính đưa ra giải thích pháp lý cùng với những tuyên bố đáp lại quan tâm của quốc tế về vấn đề Biển Đông, giải thích rõ về đường chữ U chín đoạn , hay còn được gọi là đường lưỡi bò, mà Bắc Kinh nhận chủ quyền trên vùng biển này.
Ông cũng không ngần ngại thừa nhận rằng trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan hoàn toàn tâm đầu ý hợp, do Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với lợi ích chung của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan
Đường chữ U, còn được gọi là đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” là đường ranh giới được Trung Quốc đơn phương đưa ra để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông.
Video đang HOT
Tấm bản đồ với các ranh giới trên biển đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy tới đảo Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 5/2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã đơn phương sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Từ đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới khẳng định không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình.
Bản phúc trình về Biển Đông 2011 vừa công bố được hơn một chục học giả của Đài Loan và Trung Quốc thực hiện, kêu gọi sự hợp tác tích cực, thực tế, và lành mạnh để mang lại lợi ích “cho toàn bờ cõi Trung Quốc”.
Ông Ngô Sĩ Tồn đề nghị đôi bên tăng cường lòng tin chính trị lẫn nhau để phát huy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới Biển Đông thông qua việc thành lập các cơ chế phối hợp quân sự và cùng bắt tay phát triển dầu khí trên Biển Đông.
Tuy nhiên, hôm 21/5, người đứng đầu Cục An ninh Nội địa của Đài Loan đã tuyên bố sẽ không có chuyện hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Ông Tsai De-sheng cũng cho biết là Philippines từng đề nghị Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp với đảo Đài Loan, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Philippines, Brunei, và Malaysia, tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông.
Theo Dantri
Nga phủ nhận cung cấp vũ khí hóa học cho Syria
Nga chưa bao giờ cung cấp vũ khí hóa học cho Syria, Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức cao cấp phụ trách an toàn vũ khí hóa học của Nga cho biết ngày 21.8.
"Tôi khẳng định rằng số vũ khí hóa học mà Damascus sở hữu không phải do Liên Xô hoặc Nga sản xuất. Nga không cung cấp vũ khí hóa học cho Syria", ông Vladimir Mandych, Phó giám đốc Cơ quan Cất giữ và tiêu hủy an toàn vũ khí hóa học liên bang, cho biết.
Ông nhấn mạnh tình hình ở Syria đã nêu bật sự cần thiết có sự kiểm soát quốc tế đối với việc cất giữ và sử dụng vũ khí hóa học.
Một quân nhân mặc trang phục chống vũ khí hóa học - Ảnh: AFP
Hồi tháng 7, các quan chức cấp cao Syria nói rằng Damascus sẽ chỉ sử dụng vũ khí hóa học nếu bị các lực lượng bên ngoài tấn công.
"Khi một cuộc xung đột nổ ra ở Syria và chính quyền nói về khả năng sử dụng vũ khí hóa học cho mục đích phòng thủ, tất cả những điều này mở ra một cuộc tranh luận khác về việc tiêu hủy hoàn toàn loại vũ khí này trên toàn thế giới", ông Mandych nói.
Ông cho biết thêm rằng những tuyên bố của Syria trái với Công ước Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng vũ khí hóa học, và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học quốc tế phải giải quyết vấn đề này.
Quan chức Nga cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế thực thi các biện pháp ngăn ngừa vũ khí hóa học được sử dụng ở nhiều khu vực khác nhau.
Công ước cấm phát triển, sản xuất, tích trữ và sử dụng vũ khí hóa học được ký kết vào năm 1993. Có tám nước chưa ký kết, bao gồm cả Syria.
Theo Thanh Niên