Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tập trận chung trên Biển Đông vào tuần tới
Theo Sputnik, Trung Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có cuộc tập trận chung đầu tiên trên Biển Đông vào tuần tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu trên tờ Asia Times cho biết: “Như chúng ta đã nói, hải quân các nước ASEAN đang trên đường tới Trạm Giang, Trung Quốc sẵn sàng cho cuộc tập trận hải quân ASEAN – Trung Quốc” – phát biểu được đưa ra sau quyết định tổ chức tập trận chung tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN ở Singapore.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên Biển Đông. (Ảnh: News.cn)
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng cho biết, Mỹ cùng các nước ASEAN, bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào, dự kiến có cuộc tập trận chung đầu tiên vào năm 2019.
Yun Sun, đồng giám đốc chương trình Đông Á và giám đốc chương trình Trung Quốc tại trung tâm nghiên cứu Stimson cho rằng Trung Quốc đang chuyển sang cách tiếp cận hợp tác và hòa giải hơn với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
“Đó là một thông điệp chính trị rằng Trung Quốc và Đông Nam Á đang làm việc cùng nhau về Biển Đông. Và thông điệp cho rằng chừng nào Trung Quốc và Đông Nam Á không có vấn đề gì thì Mỹ sẽ có ít sự ủng hộ khu vực hơn để khẳng định vai trò và vị trí trong khu vực” – ông Yun nói.
Đầu tháng 10, Washington chỉ trích tàu chiến Trung Quốc có hành động tiếp cận không an toàn và không chuyên nghiệp với khu trục hạm USS Decatur, khi chiến hạm Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra trong vùng biển quốc tế gần các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 30/9.
Tháng 9/2018, Mỹ cũng cử máy bay ném bom B-52 Stratofortress đến Biển Đông, sau đó ngay lập tức là cuộc tập trận chung với máy bay Nhật trên biển Hoa đông và biển Nhật Bản, theo Sputnik.
Sau những chuyến bay này, Bắc Kinh cảnh báo sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc và thực hiện tập trận đạn thật trên Biển Đông. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sau đó cảnh báo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không lùi lại trước những gì nước này cho là mối đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Ngày 19/10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis kêu gọi sự hợp tác hơn nữa giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc chống lại hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Tôi đề nghị rằng tất cả chúng ta – các đồng minh ASEAN và các đối tác – cùng chung tay và chúng ta phải đảm bảo rằng không có quốc gia nào được viết lại quy tắc quốc tế trên các tuyến đường và hy vọng các quốc gia lớn, nhỏ tôn trọng các quy tắc đó”, ông Mattis nói sau cuộc họp với các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc tại Singapore.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục “bay, đi lại bằng tàu thuyền và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và phù hợp với nhu cầu lợi ích quốc gia” trước khi tuyên bố rằng Washington sẽ “không chấp nhận việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông hay có bất cứ hành động ép buộc nào trong khu vực này”.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ có chuyến thăm trong hai ngày 16-17/10 tới Việt Nam
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Việt Nam lần thứ hai trong một năm (điều hiếm hoi) cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng trong hợp tác về quốc phòng, an ninh giữa hai nước.
Bộ trưởng Mattis từng đến thăm Hà Nội hồi tháng 1 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt đội danh dự hồi tháng 1. (Ảnh: AP)
3 tháng sau đó, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam sau chiến tranh.
2 chuyến thăm trong một năm
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông Mattis sẽ đến TP.HCM, thăm sân bay Biên Hòa và gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Dù các bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam đã trở thành bình thường, việc có 2 chuyến thăm trong một năm là một sự kiện khác thường, theo AP. TP.HCM cũng hiếm khi nằm trong lịch trình của các bộ trưởng.
Lần gần nhất một lãnh đạo Lầu Năm Góc đến thăm TP.HCM là vào năm 2000, khi ông William Cohen trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau chiến tranh.
Ông Mattis sẽ đến TP.HCM, thăm sân bay Biên Hòa và gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch. . (Ảnh: AP)
Ban đầu, chuyến thăm Châu Á của ông Mattis có cả điểm dừng ở Bắc Kinh, nhưng chuyến đi này bị hủy giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung về thương mại và quốc phòng ngày càng gia tăng.
Trung Quốc vừa từ chối không cho tàu chiến Mỹ vào cảng Hong Kong. Vài tháng trước, Bộ trưởng Mattis hủy lời mời Trung Quốc tập trận hàng hải ở Thái Bình Dương. Hồi tháng 9, Bắc Kinh yêu cầu Washington chấm dứt buôn bán vũ khí với Đài Loan và triệu hồi Phó đô đốc Hải quân Thẩm Kim Long về nước khi ông chuẩn bị thăm Mỹ.
Theo AP, các động thái leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington cho thấy phần nào điều chỉnh chính sách quốc phòng Mỹ ở khu vực.
Việt Nam là đối tác tự nhiên của Mỹ
Ông Josh Kurlantzick, chuyên gia về châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, cho rằng Việt Nam đang điều chỉnh dần chính sách cân bằng ngoại giao và quốc phòng của mình.
"Tôi nghĩ Việt Nam ủng hộ một số chính sách của Tổng thống Trump", ông Kurlantzick đề cập đến "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở" của Mỹ. Sáng kiến nhấn mạnh việc đảm bảo tất cả các nước trong khu vực được tự do bảo vệ hải phận, đặc biệt tại vùng Biển Đông, và cởi mở với thương mại quốc tế.
"Ngoài Singapore, Việt Nam là một đối tác tự nhiên nhất của Mỹ (ở khu vực)", ông Kurlantzick nói. Việc tiếp giáp Biển Đông khiến Việt Nam, quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề biển đảo, trở thành một nhân tố quan trọng với Mỹ ở khu vực.
Theo AP, sự phát triển vượt trội về kinh tế trong 30 năm qua đã giúp Việt Nam mở cửa đón nhận làn sóng đầu tư và thương mại từ nước ngoài. Đây đồng thời là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Khi rời Hà Nội hồi tháng 1, Bộ trưởng Mattis khẳng định chuyến thăm của ông cho thấy Mỹ và Việt Nam chia sẻ nhiều lợi ích chung, một số có từ trước cuộc chiến tranh cách đây hơn nửa thế kỷ.
"Không ai trong số chúng ta thích việc bị xâm lược", ông Mattis khi đó nói.
Bộ trưởng Mattis khẳng định chuyến thăm của ông cho thấy Mỹ và Việt Nam chia sẻ nhiều lợi ích chung. (Ảnh: Reuters)
Theo giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, ông Mattis đang làm theo hướng dẫn được nêu trong Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ và Chiến lược Quốc phòng Mỹ, bổ sung Việt Nam vào mạng lưới hợp tác quốc phòng nhằm đối phó với các thách thức đối với an ninh khu vực.
Ngoài ra, phía Mỹ cũng kỳ vọng đẩy mạnh hơn hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có việc thường xuyên thực hiện nhiều chuyến thăm hải quân hơn.
Nguồn: Zing News
Người Trung Quốc đang nắm giữ vị trí trọng yếu tại các tổ chức quốc tế nào? Sự việc cựu giám đốc Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) người Trung Quốc, Meng Hongwei bị bắt giữ, sau đó từ chức khiến những quan chức Trung Quốc nắm giữ vị trí trọng yếu tại các cơ quan quốc tế khác nhận được sự chú ý. Theo SCMP, từ năm 1978 tới nay Trung Quốc không ngừng mở rộng...