Trung Quốc ủng hộ Nga, phản đối Nhật sau hội nghị G7
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích việc các nước G7 tiếp tục trừng phạt Nga. Trong khi đó Tân Hoa xã có bài phản pháo Nhật về việc chống Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nêu quan điểm về Nga sau cuộc họp của G7 – Ảnh: Reuters
Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc hôm 8.6 với nhiều tuyên bố chung, quyết định được thông qua. Trong đó, các cường quốc công nghiệp nhất trí kéo dài lệnh trừng phạt Nga, gắn với những thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được tại Minsk. Đồng thời, các bên phản đối việc xây đắp của Trung Quốc tại Biển Đông sau cáo buộc từ phía Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản.
Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Nga
Sau hội nghị G7 ở Bavaria tối ngày 8.6, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhất trí kéo dài lệnh trừng phạt Nga và chỉ chấm dứt nếu thỏa thuận ngừng bắn tại miền đông Ukraine thực hiện trọn vẹn.
Trong buổi họp báo ngay sau đó, Trung Quốc phản đối việc đơn phương kéo dài lệnh trừng phạt, kêu gọi các nước G7 giải quyết tình hình Ukraine với Nga thông qua đối thoại trực tiếp.
Video đang HOT
Cuộc xung đột ở miền đông Ukraine đã làm hơn 6.400 người bị thương, theo International Business Times. Sau khi thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk thông qua, tình hình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Mỹ và các nước châu Âu trong khi đó tiếp tục cáo buộc Nga đã gửi quân đến chiến trường này, và đòi hỏi chỉ khi nào miền đông Ukraine thôi tiếng súng mới tháo gỡ lệnh cấm vận lên Moscow.
Phản pháo Nhật Bản
Song song với việc ủng hộ Nga, Trung Quốc cũng có những phản ứng đối với những cáo buộc từ Nhật Bản tại Hội nghị G7.
Trong bài viết ngày 8.6, Tân Hoa xã cho rằng những nỗ lực chống đối Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại G7 là vô ích và phản tác dụng.
Trung Quốc tố cáo Nhật Bản dùng G7 để tạo ra một liên minh chống đối Bắc Kinh – Ảnh: Reuters
Trước đó ông Abe thúc giục các nước G7 phản đối Trung Quốc gây nguy hiểm trên Biển Đông. Tân Hoa xã viết rằng các hành động này tạo ra một “sự thống nhất giả mạo” nhằm chống đối Trung Quốc.
Tân Hoa xã nói rằng “đây không phải lần đầu tiên Nhật Bản sử dụng G7 như một công cụ phục vụ lợi ích ích kỷ của họ”. Bài viết cho rằng trong khi G7 chủ yếu họp về khủng hoảng Ukraine và biến đổi khí hậu thì ông Abe lại lôi chuyện Biển Đông ra để tố cáo Trung Quốc (?).
Trung Quốc còn cố ý nhắc khéo Đức và Pháp rằng họ có “quan hệ song phương quan trọng” với Bắc Kinh, trong đó nổi bật là dự án Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu. Phía Trung Quốc cũng khẳng định Nhật làm vậy cũng chỉ để lôi kéo các nước châu Âu về phía mình trong việc cạnh tranh sức ảnh hưởng.
Tân Hoa xã còn cáo buộc Nhật gây bất ổn trong khu vực với động thái tập trận với Philippines vào ngày 24.6 tới.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Lãnh đạo G7 quyết định vẫn "mạnh tay" với Nga
Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa khai mạc tại Đức và các lãnh đạo thế giới sẽ thảo luận về những vấn đề nóng hổi hiện nay như khủng hoảng Ukraine, với một vài ý kiến ủng hộ việc tăng cường trừng phạt lên Nga, bất chấp những khó khăn kinh tế nó đem lại cho EU.
"Tất cả chúng tôi cho rằng vấn đề nước Nga nên được đặt trên bàn thảo luận. Nhóm G7 không phải chỉ hoạt động vì mục đích kinh tế và chính trị, mà trước hết đây là một cộng đồng của những giá trị. Đó cũng chính là lí do vì sao Nga không còn ở đây nữa vào thời điểm hiện tại", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết.
Các lãnh đạo G7 sẽ tiếp tục chính sách trừng phạt Nga
Ông Tusk và Thủ tướng Anh David Cameron, đã cùng nhau kêu gọi các lãnh đạo EU đoàn kết và giữ nguyên trừng phạt với Nga. "Nếu có ai đó muốn thay đổi chính sách trừng phạt, thì điều đó chỉ có thể là theo cách tăng cường nó", ông Tusk cho hay.
Sau cuộc họp, Nhà Trắng đã đưa ra tuyên bố cho biết các lãnh đạo "đã đồng ý rằng thời gian của việc trừng phạt phải gắn chặt với việc thực hiện thoả thuận Minsk của Nga cũng như tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Ukraine".
Phóng viên Tony Gosling có mặt tại phiên họp cho biết dường như các lãnh đạo phương Tây đều đang có xu hướng nghe theo lời thuyết phục của Mỹ về việc đoàn kết chống lại Nga.
Vấn đề bao trùm phiên họp của G7 còn có khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết việc Hi Lạp rút ra khỏi khối Eurozone không phải là một lựa chọn, tuy nhiên, cũng cảnh báo việc Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras có thể bóp méo đi các quy định đề ra với những nhà tín dụng quốc tế cho việc hoàn trả nợ và tiến hành cải tổ nền kinh tế. Hội nghị 2 ngày này sẽ tiếp tục được thảo luận về tình hình chống khủng bố và việc nóng lên của trái đất.
Hội nghị này đang bị phản đối bởi một đám đông những người biểu tình chống tư bản và toàn cầu hoá ở các khu vực lân cận. Các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người, đã dẫn đến một vài xung đột với lực lượng cảnh sát, gây ra hỗn loạn, khiến cả 2 bên đều có người bị thương.
Theo_An ninh thủ đô
Philippines hoan nghênh G7 bàn về tranh chấp trên Biển Đông Philippines hoan nghênh Hội nghị Thượng đỉnh G7- đang diễn tại Đức, bàn về các vấn đề biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc đơn phương tiến hành cải tạo trái phép, thay đổi nguyên trạng một số bãi đá, đảo (thuộc chủ quyền Trường Sa, Việt Nam). Căng thẳng khu vực gia tăng khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động khẳng...