Trung Quốc tuyên bố sẽ ‘tôn trọng’ lối sống Đài Loan sau thống nhất
Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế với Đài Loan để hoàn thành “thống nhất hòa bình”, phản đối mọi sự kêu gọi độc lập cho hòn đảo này.
“Khi chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia được đảm bảo, sau khi thống nhất hòa bình, chế độ xã hội và lối sống của đồng bào Đài Loan sẽ được tôn trọng hoàn toàn; tài sản cá nhân, tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích hợp pháp của đồng bào Đài Loan sẽ được bảo vệ đầy đủ”, văn kiện được thông qua sau hội nghị của đảng Cộng sản Trung Quốc viết.
Văn bản cũng nói “thống nhất hòa bình” vẫn là “nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân Trung Hoa”, là “lợi ích cơ bản của dân tộc Trung Hoa”.
Hội nghị Trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, kết thúc hôm 31/10, đã thông qua “Quyết định về những vấn đề quan trọng của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia”. Tân Hoa xã công bố toàn văn văn kiện này hôm 5/11.
Hội nghị Trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, kết thúc hôm 31/10. Ảnh: Tân Hoa xã.
Văn kiện kêu gọi “làm sâu sắc sự phát triển hòa hợp giữa hai bờ” eo biển Đài Loan, phản đối mọi sự kêu gọi “độc lập cho Đài Loan”.
Video đang HOT
Đầu tuần này, Bắc Kinh công bố 26 biện pháp mới nhằm thu hút nhân tài từ Đài Loan, bao gồm việc gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường đại lục cho các doanh nghiệp và cá nhân ở hòn đảo.
Văn kiện của Hội nghị Trung ương 4 mang tinh thần giống phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 1, khi ông kêu gọi Đài Loan chấp nhận mô hình bán tự trị “một quốc gia, hai chế độ”.
Tuy nhiên, cả bà Thái Anh Văn, lãnh đạo đương nhiệm tại Đài Loan, lẫn ông Hàn Quốc Du, đối thủ của bà trong cuộc bầu cử 2020, đều phản đối ý tưởng này.
Các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng nhiều người Đài Loan không ủng hộ ý tưởng này, nhất là sau khi Hong Kong chao đảo vì phong trào biểu tình chống chính quyền đã kéo dài gần 5 tháng qua.
Bà Thái Anh Văn, lãnh đạo đương nhiệm tại Đài Loan. Ảnh: AP.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất.
Theo ông Simon Chang Teng-chi, phó giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học NTU (Đài Loan), Bắc Kinh trước đây thường đưa cụm từ “tùy thuộc vào người dân Đài Loan” vào các tuyên bố về chính sách với hòn đảo, nhưng giờ đây đã không còn sử dụng.
Theo Zing.vn
Thêm một đảo quốc Thái Bình Dương cắt quan hệ với Đài Loan, chuyển sang Trung Quốc
Đài Loan cắt đứt quan hệ ngoại giao với Kiribati sau khi đảo quốc này chuyển sang quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
"Đài Loan hết sức lấy làm tiếc và lên án mạnh mẽ quyết định của chính phủ Kiribati, coi thường sự giúp đỡ nhiều mặt và tình bạn chân thành của Đài Loan trong những năm qua. Quyết định chấm dứt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Kiribati sẽ có hiệu lực ngay lập tức, trong đó chấm dứt tất cả các dự án hợp tác song phương, triệu hồi các nhân viên sứ quán Đài Loan tại Kiribati ", tuyên bố của người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hôm 20/9 nêu rõ.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu. (Ảnh: Central News Agency)
Tuyên bố này cũng chỉ trích giới chức lãnh đạo Kiribatia vì "những kỳ vọng rất phi thực tế về Trung Quốc". Đài Loan cáo buộc Bắc Kinh sử dụng "nghề cá và các khoản đầu tư thương mại khác để thiết lập sự hiện diện ở Kiribati, thâm nhập vào giới chính trị và mở rộng ảnh hưởng".
Đài Bắc nói thêm rằng động thái của Kiribati được đưa ra sau khi Đài Loan không cung cấp cho họ viện trợ để mua máy bay thương mại. Đài Bắc khẳng định sự hỗ trợ này không phù hợp với luật pháp của hòn đảo này và thay thế nó bằng một "khoản vay thương mại ưu đãi".
"Nhưng Trung Quốc lại cam kết tài trợ đầy đủ cho thương vụ này, từ đó dụ Kiribati chuyển đổi quan hệ ngoại giao", tuyên bố cho hay.
Kiribati là quốc gia thứ 7 cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền ở Đài Bắc năm 2016. Các quốc gia còn lại bao gồm Burkina Faso, Cộng hòa Dominica, Sao Tome và Principe, Panama và El Salvador.
Chỉ mới đầu tuần, Solomon - một quốc đảo khác tại Thái Bình Dương cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ với Đài Loan, thiết lập quan hệ với Trung Quốc.
Ngay sau cú "quay lưng" của Solomon, Đài Loan tuyên bố đóng cửa văn phòng đại diện và triệu hồi các nhà ngoại giao. Đài Bắc cũng cáo buộc Trung Quốc sử dụng chiến lược "ngoại giao USD" để lôi kéo các nước quay lưng với Đài Loan, khẳng định Bắc Kinh sẽ còn làm hơn nữa khi cuộc bầu cử cơ quan lập pháp và lãnh đạo Đài Loan đang đến gần.
(Nguồn: Spuntik)
SONG HY
Theo VTC
Đòn nặng nhất của Trung Quốc khiến Đài Loan mất trắng hàng trăm tỷ USD? Sau lệnh cấm công dân Trung Quốc tới đảo Đài Loan theo diện du lịch cá nhân, chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh sẽ không ngừng đưa ra các đòn đánh kinh tế khiến Đài Loan thiệt hại nặng nề cho tới khi đạt được mục đích chính trị. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn Tờ Global Times hôm 8/8 dẫn...