Trung Quốc tuyên bố không ngừng việc khai thác dầu ở biển Hoa Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố nước này có quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt ở khu vực gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, đồng thời bác bỏ đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông nhìn từ trên không – Ảnh: Reuters
Trong sách trắng quốc phòng năm 2015 vừa được chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 21.7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Reuters.
Trung Quốc đã khôi phục hoạt động thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông cách đây hai năm, theo sách trắng quốc phòng Nhật Bản. Những giàn khoan mới xuất hiện ở phía Trung Quốc gần đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Phản ứng trước thông tin từ sách trắng quốc phòng Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Trung Quốc ở Hoa Đông là hoàn toàn “phù hợp và hợp pháp”.
“Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận về đường biên giới trên biển ở Hoa Đông, và Trung Quốc không công nhận đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế Nhật – Trung do phía Nhật Bản đơn phương lập ra ở biển Hoa Đông”, Reuters dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7.
Video đang HOT
Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km) và thềm lục địa ở Hoa Đông mở rộng đến Vùng trũng Okinawa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Nhật Bản ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Tokyo lo ngại những giàn khoan mới của Trung Quốc sẽ nhắm vào các mỏ khí đốt nằm ở vị trí chồng lấn đường phân định ranh giới, và có thể được dùng để làm trạm hoặc căn cứ radar cho các máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc quan sát hoạt động gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Căng thẳng Trung – Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc – Nhật Bản thường xuyên “đụng độ” nhau tại vùng biển gần quần đảo này, theo Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc đem kinh tế ra 'hù dọa' Nhật Bản
Truyền thông nhà nước Trung Quôc cảnh báo rằng sách trắng quốc phòng vừa công bố của Nhật Bản sẽ gây tổn hại quan hệ kinh tế giữa 2 nước, đặc biệt doanh nghiệp Nhật làm ăn tại Trung Quôc sẽ chịu thiệt hại như hồi năm 2012.
Một người Trung Quôc cầm gậy sắt đập phá một chiếc xe của hãng Honda trong tiếng reo hò cổ vũ của nhiều người khác trong một cuộc biểu tình chống Nhât Ban tại tỉnh Quảng Đông hồi tháng 8.2012 - Anh: Reuters
Trong sách trắng quốc phòng vừa công bố hôm 21.7, Nhật Bản chỉ trích hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quôc ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hoạt động khai thác dầu khí gần quân đao Senkaku/Điêu Ngư ở biển Hoa Đông.
"Nhật Bản không khôn ngoan khi chọn thế đối đầu với Trung Quôc, vì điều này có thể sẽ khiến quan hệ kinh tế vốn đã dễ tổn thương giữa 2 nước chịu thêm thiệt hại, gây tổn thất cho doanh nghiệp Nhât Ban", theo bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo ngày 21.7.
"Chỉ trích (trong sách trắng quốc phòng) của Nhât Ban là vô căn cứ và nước này nên tránh sách động chủ nghĩa dân tộc và những hiểu lầm không cần thiết, gây tổn thương thêm nữa quan hệ kinh tế Trung - Nhật", tờ báo Trung Quôc cảnh báo.
Hoàn Cầu Thời báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo, là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quôc. Tờ báo này trước nay thường xuyên đăng tải những bài viết theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc.
Bài xã luận của Hoàn Cầu Thời báo ngầm đe dọa Nhật Bản khi nhắc lại việc doanh số bán xe hơi của các công ty Nhật Bản tại Trung Quôc giảm sút mạnh hồi năm 2012 vì căng thẳng giữa 2 nước quanh chủ quyền quân đao Senkaku/Điêu Ngư ở biển Hoa Đông.
Những người biểu tình đập phá một cửa tiệm Nhật Bản tại thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) hồi năm 2012 - Ảnh: Reuters
Năm 2012, tranh chấp chủ quyền quần đảo này kéo theo nhiều cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản nổ ra trên đường phố Trung Quôc. Người dân Trung Quôc còn phát động các phong trào bài hàng hóa Nhât Ban, chẳng hạn xe hơi. Thời báo Hoàn Cầu"nhắc lại" rằng doanh số bán xe Nhật Bản đã giảm 2% trong tháng 8.2012 so với cùng kỳ năm 2011.
"Bài học về việc quan hệ nguội lạnh đã gây hại cho doanh nghiệp Nhật Bản như thế nào nên được nhớ tới", tờ báo Trung Quôc cảnh báo.
Trong một diễn biến liên quan, phản ứng với sách trắng quốc phòng của Nhật Bản, ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc, ngày 22.7 cho biết: "Chúng tôi chính thức yêu cầu Nhât Ban nên ngừng gây căng thẳng... thay vào đó hãy thực hiện những hành động có ích cho hòa bình và ổn định khu vực".
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nhật công bố sách trắng quốc phòng, chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Đông Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 21.7 yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí ởbiển Hoa Đông, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc này nhằm bổ sung vào sách trắng quốc phòng của Nhật vừa công bố cùng ngày. Một đảo thuộc quần đảo...