Trung Quốc tuyên bố biểu tình Hồng Kông phi pháp
Phát biểu trước báo giới ngày 12/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định những cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đang diễn ra là phi pháp.
Người biểu tình Hồng Kông đã chiếm đóng nhiều tuyến phố suốt 6 tuần
Tuyên bố được ông Tập đưa ra trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Bắc Kinh, và được xem như dấu hiệu chính quyền Trung Quốc sẽ không còn nhân nhượng với các cuộc biểu tình, vốn đã khiến một phần Hồng Kông tê liệt suốt 6 tuần qua.
“Trong các cuộc đối thoại với Tổng thống Obama, tôi cũng chỉ ra rằng Chiếm đóng trung tâm là một phong trào bất hợp pháp”, ông Tập nói.
“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông nhằm xử lý tình hình và duy trì ổn định xã hội, đảm bảo đời sống của người dân Hồng Kông”, ông Tập nói.
Video đang HOT
“Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và các nước khác không nên can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào. Trong mọi trường hợp, luật pháp và trật tự phải được duy trì, không chỉ tại Hồng Kông mà còn ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh.
Tuyên bố trên của ông Tập là phát ngôn mạnh mẽ nhất trước công chúng của Bắc Kinh về các cuộc biểu tình, và mang sắc thái chung của hàng loạt bài viết trên tờ Nhân dân nhật báo của đảng cộng sản nước này.
Dù dù khẳng định sự kiên nhẫn của Bắc Kinh đã đến mức giới hạn, các bài báo cũng chỉ rõ rằng chính quyền Hồng Kông, dưới sự lãnh đạo của ông Lương Chấn Anh, vẫn sẽ chịu trách nhiệm tìm ra một giải pháp cho vấn đề.
Tại Hồng Kông, số lượng người biểu tình đã giảm mạnh, nhưng với diện tích nhỏ bé, người biểu tình có thể phong tỏa các tuyến đường rất nhanh sau khi nhận được thông báo.
“Tôi có thể đồ rằng ngay khi chính quyền quyết định dùng vũ lực để giải tán sinh viên, số lượng sẽ tăng vọt”, Anson Chan, một cựu chánh văn phòng của chính quyền Hồng Kông cho biết.
Dù vậy hiện chưa rõ sau 6 tuần biểu tình những người biểu tình sẽ kháng cự hay hợp tác với cảnh sát. Hiện họ đang có kế hoạch chiếm đóng Lãnh sự Anh tại Hồng Kông vào ngày 21/11 để phản đối sự thiếu ủng hộ từ phía Anh cho các nỗ lực của phong trào biểu tình.
Thanh Tùng
Theo Telegraph
Trung Quốc định đóng ụ tàu nổi nhằm xây đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa
Tạp chí Quốc phòng Jane's của Anh mới đây đưa tin, Trung Quốc đang nghiên cứu xây dựng các ụ tàu nổi di động trên Biển Đông nhằm phục vụ cho hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
Đồ họa mô phỏng ụ tàu nổi của Trung Quốc.
Tại Triển lãm biển Quốc tế 2014 diễn ra tại Đại Liên, khi trả lời phỏng vấn phóng viên của Tạp chí Quốc phòng Jane's, một quan chức của Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền thuộc Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc tiết lộ rằng, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển ụ tàu nổi di động đa năng, trong tương lai sẽ được bố trí tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung tấm nghiên cứu khoa học tàu thuyền này tại cuộc triển lãm đã công bố sơ đồ hình vẽ thiết kế của các ụ tàu mới này.
Theo đó, những ụ tàu sẽ được sản xuất ở đất liền và sau đó được vận chuyển ra các đảo rồi tiến hành lắp đặt. Hệ thống ụ tàu sau khi lắp đặt hoàn chỉnh có sàn hình chữ nhật và được nối với các đảo bởi một cây cầu. Được biết, Trung Quốc đầu tiên sẽ tiến hành lắp đặt thử nghiệm các ụ tàu kiểu này ở quần đảo Hoàng Sa. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, các ụ tàu này sẽ được đưa tới bố trí tại quần đảo Trường Sa.
Theo quan chức của Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền Trung Quốc, chiếc ụ tàu đa năng có thể làm chỗ neo đậu cho chiếc tầu cỡ 1.000 tấn. Ngoài ra, nó còn là nơi bảo dưỡng sửa chữa các tàu cá, làm nơi phát điện, dự trữ và cung cấp nước ngọt, khử độ mặn nước biển, là nơi tích trữ nước mưa hoặc cung cấp các trang thiết bị khác.
Ụ tàu mới được thiết kế như giàn khoan bán ngầm, có thể tự thân di động nhưng không thể cơ động ở cự ly xa. Loại ụ tàu này thích hợp cho việc xây dựng và bảo vệ các đảo nhỏ. Theo giới thiệu của Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền Trung Quốc, loại ụ tàu này còn có thể làm nơi sinh hoạt tạm thời cho các nhân viên thi công và nơi để xử lý nước thải. Chiếc cầu nối giữa ụ tàu và các hòn đảo có thể chịu trọng lượng của xe tải loại 10 tấn.
Bài báo còn chỉ ra rằng, ụ tàu nổi di động này sẽ có khả năng làm nơi cư trú nhỏ tại các đảo xa, đảm bảo nhu cầu của người dân. Ngoài ra sau khi cải tạo, loại ụ tàu còn có thể mở rộng và cải thiện các đảo. Tuy nhiên, các ụ tàu này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu bên ngoài, vì thế có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm nghiên cứu khoa học tàu thuyền Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển loại ụ tàu nổi di động có thể lợi dụng sức gió biến thành nguồn điện để thuận tiện cho việc vận hành các ụ tàu.
Nếu quả các thông tin trên sự thật thì đây là một hành động nguy hiểm của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sử dụng các ụ tàu di động này để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, sửa chữa và tiếp tế nhiên liệu, vật tư cho các tàu cá hoạt động trên Biển Đông, với ý đồ thâu tóm toàn bộ khu vực Biển Đông.
Hương Giang
Tổng hợp
11 doanh nghiệp tố giám đốc Cảng vụ Thanh Hóa nhận tiền phi pháp Bộ trưởng Giao thông yêu cầu Cục Hàng hải làm việc với Hiệp hội Vận tải biển Thanh Hóa xung quanh tố cáo Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa lợi dụng chức vụ, cản trở hoạt động của nhiều doanh nghiệp vận tải. Ngày 27/10, ông Phạm Duy Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải biển Thanh Hóa cho biết vừa...