Trung Quốc tuyên bố bắt được tín hiệu vũ trụ ‘huyền thoại’
Siêu kính viễn vọng FAST đặt tại Quý Châu – Trung Quốc đã tìm ra bằng chứng đầu tiên về một loại tín hiệu vũ trụ có thể giúp nhân loại chạm tới các vật thể siêu lớn xuyên không từ vũ trụ sơ khai.
Công bố trực tuyến trên tạp chí khoa học quốc tế Reasearch in Astronomy and Astrophysics, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết thông qua việc quan sát các sao xung, họ đã tìm ra bằng chứng quan trọng về sự tồn tại của sóng hấp dẫn nanohertz.
Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m (FAST) đặt tại tỉnh Quý Châu – Trung Quốc – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Video đang HOT
Sóng hấp dẫn nanohertz đã được biết đến về mặt lý thuyết nhưng việc trực tiếp nắm bắt được nó rất khó khăn. Nó có tần số cực thấp, bước sóng lên tới vài năm ánh sáng.
FAST là một kính viễn vọng vô tuyến thuộc nhóm mạnh nhất thế giới, có thể quan sát trong thời gian dài các vật thể “khó nhằn” nhất như sao xung mili giây, một dạng sao neutron – xác chết của các ngôi sao khổng lồ – hoạt động cực mạnh, chu kỳ quay chỉ 1-10 mili giây.
Theo CGTN, tận dụng độ nhạy cao của FAST, các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Đài quan sát Thiên văn quốc gia Trung Quốc, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (NAOC) thuộc dự án Mảng thời gian sao xung Trung Quốc (CPTA) đã theo dõi các sao xung 57 phần ngàn giây với nhịp đều đặn trong 41 tháng.
Cuộc theo dõi này đã vô tình làm lộ ra các dấu hiệu tương thích với tín hiệu “huyền thoại” được gọi là sóng hấp dẫn nanohertz, với xác suất báo động sai chỉ 2 phần triệu.
“Sóng hấp dẫn nanohertz mở ra một cửa sổ quan trọng để con người quan sát vũ trụ, chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều khám phá lớn trong vật lý” – Giám đốc NAOC Chang Jin khẳng định.
Ông Chang Jin cho biết phát hiện này sẽ được ứng dụng trong việc nghiên cứu các vật thể siêu lớn trong vũ trụ, bao gồm lỗ đen “quái vật”, sự hình thành – tiến hóa – sáp nhập của các thiên hà, cấu trúc của vũ trụ sơ khai…
Kính viễn vọng James Webb có thể đã tìm thấy thiên hà xa xôi nhất trong vũ trụ
Ngày 20/7, nhà khoa học Rohan Naidu thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard (Mỹ) cho biết kính viễn vọng không gian James Webb có thể đã tìm thấy một thiên hà tồn tại cách đây 13,5 tỉ năm.
Hình ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy cụm thiên hà NGC 3324 thuộc tinh vân Carina. Ảnh: THX/TTXVN
Nhà khoa học Naidu cho biết thiên hà GLASS-z13 có niên đại 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, sớm hơn khoảng 100 triệu năm so với bất cứ thứ gì được xác định trước đó. Ông nói: "Chúng tôi có khả năng đang quan sát được ánh sao ở khoảng cách xa nhất mà chưa ai từng thấy".
Mặc dù thiên hà GLASS-z13 tồn tại vào kỷ nguyên sớm nhất của vũ trụ, song độ tuổi chính xác của thiên hà này vẫn chưa được xác định bởi thiên hà này có thể hình thành bất cứ lúc nào trong vòng 300 triệu năm đầu tiên của vũ trụ. GLASS-z13 được phát hiện trong dữ liệu "phát hành sớm" từ máy ảnh hồng ngoại chính được gọi là NIRcam của kính thiên văn James Webb. Tuy nhiên, khám phá về thiên hà xa xôi này không được tiết lộ trong bộ ảnh đầu tiên của James Webb mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố hồi tuần trước. Khi chuyển từ hồng ngoại sang phổ nhìn thấy được, thiên hà GLASS-z13 xuất hiện dưới dạng một đốm màu đỏ có màu trắng ở trung tâm.
Nhà khoa học Naidu và các cộng sự - một nhóm gồm 25 nhà thiên văn học khắp thế giới - đã gửi phát hiện về thiên hà xa xôi nhất trong vũ trụ mà James Webb chụp được cho một tạp chí khoa học. Phát hiện này đã khiến cộng đồng thiên văn học toàn cầu kinh ngạc. Nhà khoa học trưởng của NASA Thomas Zurbuchen nhận định: "Các dữ liệu thiên văn đang sụp đổ và nhiều dữ liệu hơn nữa đang rung chuyển".
Theo chuyên gia Naidu, một nhóm các nhà thiên văn khác do Marco Castellano dẫn đầu đã làm việc trên cùng một dữ liệu này và đưa ra kết luận tương tự. Ông nói: "Điều đó mang lại cho chúng tôi sự tự tin".
Kính viễn vọng James Webb được phóng vào không gian hồi tháng 12/2021 và hoạt động hoàn toàn từ tuần trước. Các nhà thiên văn học tin rằng kính thiên văn trị giá 10 tỉ USD này sẽ báo hiệu một kỷ nguyên mới khám phá vũ trụ.
Kính thiên văn lớn nhất thế giới gặp hư hại 'không thể sửa chữa' Hư hại do một hòn đá nhỏ va phải siêu kính thiên văn James Webb lớn hơn dự đoán trước đó của các chuyên gia. Kính thiên văn không gian lớn nhất thế giới James Webb. Ảnh: NASA/AP Theo kênh truyền hình RT, kính thiên văn lớn nhất trong không gian đã phải chịu hư hại vĩnh viễn sau khi va phải một...