Trung Quốc tung “át chủ bài”
Chính quyền Bắc Kinh tuần trước đã tung ra quân “át chủ bài” trong cuộc chiến thương mại với Washington, khi đưa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lên đầu danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ bị đánh thuế tới 25%.
Một phiên giao dịch giảm điểm mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần trước. Ảnh: Getty Image
Washington đã “leo thang tình hình mà không quan tâm đến lợi ích của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng” và Bắc Kinh “phải thực hiện các biện pháp cần thiết để chống lại”, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố cho biết.
Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỉ đô la Mỹ và dọa sẽ còn “mạnh tay hơn nữa”, sau khi Tổng thống Donald Trump nâng mức thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu bổ sung trị giá 200 tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc, từ 10% ban đầu lên 25%.
Việc đưa mặt hàng LNG của Mỹ lên đầu danh sách đánh thuế 25% một mặt cho thấy Bắc Kinh muốn “chơi sát ván”, mặt khác bộc lộ rằng chính quyền Trung Quốc đang cạn dần các lựa chọn của mình.
Video đang HOT
Còn nhớ, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác lên tới 250 tỉ đô la, mà ông Trump ngợi ca là các thỏa thuận tạo ra việc làm “đáng kinh ngạc”. Hơn 20% trong số đó có liên quan đến LNG.
Giám đốc một công ty năng lượng của Mỹ nói với hãng Nikkei rằng, Bắc Kinh đang muốn gửi một thông điệp chính trị với Washington rằng, họ sẵn sàng “phủi sạch” những lợi ích từ chuyến thăm của ông Trump.
Xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng gấp 6 lần trong năm 2017 lên 2,9 tỷ mét khối, chiếm 6% tổng nhập khẩu LNG của Trung Quốc. Nước đông dân nhất thế giới này đã trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ 3 của Mỹ, sau Mexico và Hàn Quốc. Việc Bắc Kinh đánh thuế cao đối với LNG sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư cho các nhà máy LNG mới tại Mỹ.
Lời đe dọa mới nhất của Trung Quốc xảy ra đúng thời điểm các lãnh đạo cao cấp của nước này đang nhóm họp tại Bắc Đới Hà, nơi thường bàn về những quyết sách quan trọng. Một số nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh đã quyết định tung quân “át chủ bài” ra để tạo uy tín cho Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị Bắc Đới Hà.
“Chính quyền đã lựa chọn giải pháp “bắn phát súng lớn LNG” và chấp nhận những rủi ro về khả năng hỏa lực còn lại ít”, báo điện tử Nikkei Asia Review bình luận.
Sở dĩ nói vậy là bởi Trung Quốc chỉ nhập khoảng 130 tỉ đô la hàng hóa Mỹ, trong khi Mỹ nhập khẩu 505 tỉ đô la từ Trung Quốc. Chính quyền Trump hiện đã áp đặt hoặc đề xuất đánh thuế trên 250 tỉ đô la Mỹ sản phẩm Trung Quốc, tương đương 50%. Còn Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu đánh thuế 110 tỉ đô la hàng Mỹ, khoảng 80%. Như vậy là kể cả khi đã dùng “át chủ bài” thì Washington vẫn còn nhiều mặt hàng để đánh thuế trong khi Bắc Kinh sắp hết danh sách.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, trong bài bình luận cuối tuần, đã cố gắng làm giảm nhẹ những ảnh hưởng của chính sách thuế từ Mỹ: “Chiến tranh thương mại dự kiến sẽ gây những tác động nhỏ lên thị trường trong nước trong nửa cuối năm nay, nhưng không có gì nghiêm trọng cả”.
Song, theo Michael Hirson, Giám đốc bộ phận châu Á tại tổ chức tư vấn Eurasia Group (Mỹ), ông Trump có thể cảm thấy phấn khích bởi những kết quả rõ ràng mà cuộc chiến thương mại đang gây ra đối với kinh tế Trung Quốc.
“Thuế quan đang làm việc tốt hơn nhiều so với mong đợi của bất kỳ ai”, ông Trump viết trên Twitter, dẫn lại sự sụt giảm 27% trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong vòng bốn tháng qua, và cho biết: “Bắc Kinh hiện đã phải nói chuyện với chúng tôi”.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow, được hãng tin Bloomberg dẫn lời, cảnh báo: “Trung Quốc không nên xem nhẹ quyết tâm của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề thương mại”. Ông cho hay, hai bên đã có những trao đổi cấp cao trong những ngày vừa qua.
Theo thesaigontimes
Ấn Độ phớt lờ lời đe dọa của Mỹ, tiếp tục "bắt tay" Iran
Trong bối cảnh Mỹ đang "tức tối", đơn phương áp đặt các lệnh cấm vận lên Iran và buộc các nước khác phải theo Mỹ, Ấn Độ đã "phớt lờ" luôn Washington.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tại New Delhi (Ấn Độ). Ảnh: Reuters.
Vào hôm qua (28.6), Ấn Độ tuyên bố nước này không công nhận các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ nhằm vào Iran, đồng thời khẳng định New Delhi sẽ vẫn tiếp tục mua dầu mỏ từ Tehran như hiện tại.
"Ấn Độ sẽ chỉ công nhận lệnh trừng phạt được đưa ra bởi LHQ", CNN dẫn lại lời của ông Sunjay Sudhir - thư ký chung phụ trách hợp tác quốc tế thuộc Bộ dầu khí Ấn Độ.
Được biết, Ấn Độ là một trong những khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Cộng hòa Hồi giáo với lượng mua dầu thô chỉ đứng sau Trung Quốc. Theo số liệu chính thức, Iran là nhà cung cấp dầu mỏ lớn thứ 3 của Ấn Độ, đứng sau Iraq và Ả Rập Saudi.
"Việc Ấn Độ phải làm theo yêu cầu của Mỹ là rất khó xảy ra", truyền thông dẫn lại lời của các nhà phân tích thuộc Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group. "Các nhà máy lọc dầu của chính phủ Ấn Độ sẽ vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran".
Theo ước tính của Eurasia Group, Ấn Độ hiện đang mua từ Iran khoảng 700.000 thùng dầu/ngày. Điều này khiến cho vai trò của Tehran ngày càng quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế của xứ sở cà ri đang phát triển mạnh và cần tiêu thụ nhiều năng lượng.
Theo Danviet
10 vấn đề "nóng" thế giới phải đối mặt trong năm 2018 Thế giới đã trải qua năm 2017 với nhiều biến động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, chính trị toàn cầu. Dưới đây là 10 vấn đề nóng tiềm ẩn mà thế giới sẽ đối mặt trong năm 2018. 1. Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn Một Trung Quốc hùng mạnh và hiện đại dự đoán sẽ có vị...