Trung Quốc tức giận vì Mỹ hiện diện ở căn cứ Philippines trên Biển Đông
Trung Quốc hôm qua chỉ trích Mỹ và Philippines sau khi hai nước đồng minh nhất trí tăng hiện diện của Washington tại căn cứ quân sự trên Biển Đông.
Quân đội Mỹ sẽ được phép sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines. Ảnh minh họa: Philstar
Mỹ và Philippines hôm 18/3 tuyên bố thỏa thuận cho phép Washington sử dụng 5 căn cứ của Manila, trong đó có căn cứ không quân Antonio Bautista ở đảo phía Palawan. Căn cứ này nằm gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc cũng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.
Thỏa thuận được đưa ra theo Hiệp ước Tăng cường Hợp tác Phòng thủ (EDCA) giữa hai nước. Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg cho hay việc triển khai binh sĩ và trang thiết bị đến các căn cứ trên sẽ “sớm” diễn ra.
Khi được hỏi về thỏa thuận, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng sự hợp tác Mỹ – Philippines không nên nhằm vào bất cứ bên thứ ba nào hay gây tổn hại đến chủ quyền hoặc lợi ích an ninh của các quốc gia khác.
“Tôi cũng muốn chỉ ra rằng gần đây quân đội Mỹ hay nói về cái gọi là quân sự hóa Biển Đông. Vậy họ có thể giải thích được việc họ tiếp tục tăng cường triển khai quân đội ở Biển Đông và các khu vực xung quanh không phải là hành động quân sự hóa?”, Reuters dẫn lời bà Hoa nói.
Video đang HOT
Vị trí căn cứ không quân Antonio Bautista (chấm đỏ) và quần đảo Trường Sa của Việt Nam (vòng tròn đỏ). Đồ họa: Washington Post
Mỹ muốn tăng cường năng lực quân sự ở các nước Đông Nam Á và tăng hiện diện trong khu vực này trước những hành động hiếu chiến của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
Washington và các đồng minh trong khu vực bày tỏ quan ngại rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông khi xây dựng các sân bay và lắp đặt nhiều thiết bị vũ khí trên các đảo mà nước này chiếm đóng.
Dù tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, Mỹ cho hay sẽ tăng cường các hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển này bằng cách điều tàu hải quân đi qua đây.
Các đồng minh Malaysia và Australia hôm qua cũng tiếp tục kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.
“Chúng tôi vô cùng kiên quyết tuyên bố rằng các hoạt động của chúng tôi sẽ tiếp tục, chúng tôi sẽ điều tàu và máy bay đến khu vực này của thế giới như chúng tôi muốn, vì nó cần thiết phải tuân theo luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne nói sau khi gặp người đồng cấp của bà ở Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cũng nói rằng hoạt động tự do trên biển và trên không cần được duy trì.
Trung Quốc biện minh rằng nước này chưa bao giờ can thiệp vào sự tự do hàng hải và một số thiết bị được lắp đặt trên các đảo đá ở Biển Đông sẽ tạo điều kiện cho hoạt động hàng hải.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc cảnh báo Nhật không nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị G7
Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản không nên mang vấn đề tranh chấp tại Biển Đông ra hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật vào tháng 5 tới, vì sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ 2 nước.
Trung Quốc cảnh báo nếu Nhật Bản nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị G7, việc cải thiện mối quan hệ 2 nước sẽ bị ảnh hưởng - Ảnh: Reuters
Trung Quốc đã đề cập vấn đề này với phía Nhật Bản trong cuộc gặp của các quan chức ngoại giao 2 nước tại Tokyo hồi cuối tháng 2, hãng tin Kyodo ngày 20.3 dẫn nguồn tin cho biết.
Tuy nhiên, Nhật bản đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc và cho rằng cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hoá Biển Đông.
Tại cuộc gặp trợ lý ngoại trưởng Nhật Shinsuke Sugiyama ngày 29.2, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, ông Khổng Huyễn Hựu (Kong Xuanyou) đã mạnh mẽ phản đối việc Nhật công khai chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông. Ông Kong nói rằng Nhật Bản không phải là bên tranh chấp tại Biển Đông mà cứ hành xử như là phía có liên quan.
Ông Sugiyama đáp rằng việc thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng biện pháp quân sự là không thể tha thứ và ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trong việc thành lập quy tắc về luật biển.
Mối quan hệ Nhật - Trung hục hặc thời gian qua về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang có ý định nhấn mạnh tầm quan trọng của luật quốc tế đối với vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung của lãnh đạo các nước G7 vào tháng 5, đồng thời bảo đảm tính gắn kết về vấn đề Biển Đông tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước G7 tại Hiroshima vào tháng 4.
Tuy nhiên, hãng tin Kyodo cho rằng nếu Nhật nêu vấn đề này tại hội nghị G7, Trung Quốc có thể sẽ giận dữ và gây ảnh hưởng trong việc cải thiện mối quan hệ 2 nước, vốn đã hục hặc về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
Mối quan hệ Nhật-Trung đã xuống mức thấp nhất trong vài năm qua sau khi chính phủ Nhật mua lại hầu hết các đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông hồi tháng 9.2012 từ một chủ sở hữu người Nhật.
Hội nghị G7 gồm các nước Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý sẽ diễn ra tại tỉnh Mie (Nhật Bản) từ ngày 26-27.5.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: 'Quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp' Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp do vẫn còn những vấn đề đáng quan ngại như tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc cải tạo trái phép đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS "Rõ ràng quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp khi chúng ta tiếp...