Trung Quốc tức giận vì bị kiện ở Biển Đông
Trung Quốc hôm qua (7/12) đã nổi giận đùng đùng với Philippines về việc nước này đang bị gây sức ép chính trị mạnh mẽ với vụ kiện về tranh chấp Biển Đông ở tòa án quốc tế. Một lần nữa, Bắc Kinh lại kiên quyết từ chối tham gia vụ kiện này khi mà một tuần nữa là đến hạn cuối cùng nước này phải có câu trả lời cho vụ kiện mà Manila khơi mào.
Trong văn bản bày tỏ lập trường, Trung Quốc đã đưa ra những lập luận để chống lại thẩm quyền của tòa án quốc tế The Hague trong việc tiếp nhận vụ kiện của Philippines hồi năm ngoái. Đòn pháp lý này của Manila được cho sẽ gây ra những hậu quả và hệ lụy sâu rộng đối với những đòi hỏi chủ quyền tham lam, thái quá của Trung Quốc.
“Mục đích ưu tiên của vụ kiện không phải là tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, mà thay vào đó là nhờ vào tòa án để gây áp lực chính trị lên Trung Quốc, để bác bỏ các quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua cái gọi là &’việc giải thích và áp dụng’ Công ước”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói như vậy.
Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ chủ quyền hợp pháp của nhiều nước láng giềng xung quanh như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Bắc Kinh khăng khăng tuyên bố sẽ không tham gia vào các tiến trình pháp lý, nhấn mạnh rằng các cuộc tranh chấp giữa họ với những nước láng giềng xung quanh chỉ có thể giải quyết trên cơ sở song phương.
Tòa án quốc tế cho Trung Quốc thời hạn đến ngày 15/12 để có câu trả lời cho vụ kiện của Philippines. Sự tham gia của Trung Quốc không cần thiết bởi tòa án quốc tế không giải quyết các tranh chấp mà chỉ làm rõ giá trị pháp lý của “đường 9 đoạn” hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh căn cứ vào đó để đòi độc chiếm Biển Đông. Ngoài ra, tòa án quốc tế cũng sẽ tiến hành phân loại các đặc điểm, đặc trưng của những khu vực như bãi cạn Scarborough theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 – một công ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký tham gia.
Video đang HOT
Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền một cách thái quá trên Biển Đông dựa vào đường 9 đoạn phi lý.
Một phán quyết của tòa án quốc tế có lợi cho Philippines có thể làm phương hại đến những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết đó không có giá trị bắt buộc các bên phải thực hiện theo nhưng nó lại có giá trị về mặt chính trị và đạo đức. Một khi tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc không có căn cứ pháp lý thì rõ ràng Bắc Kinh sẽ buộc phải cân nhắc các hành động của họ, không thể tiếp tục hung hăng, quyết liệt như trong suốt thời gian vừa qua.
Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi hai nước xảy ra một cuộc tranh chấp nóng bỏng ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012.
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn 2 năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough.
Trước diễn biến trên, Manila hồi tháng 1 năm ngoái đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã “dùng mọi biện pháp hòa bình” có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận.
Hôm 30/3, Manila đã nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn để chính thức thách thức những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động này của Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng bởi trước đó họ được cho là đã chìa ra “hai củ cà rốt’ để nhằm thuyết phục Philippines ngừng vụ kiện. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị hai nước rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi bãi cạn Scarborough và đưa ra một số lợi ích kinh tế khác dành cho Philippines với điều kiện Manila không tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tuy nhiên, Manila đã thẳng thừng bác bỏ điều này.
Theo Vnmedia
Obama bị đồng loạt 17 bang kiện
Liên minh gồm 17 bang ở Mỹ hôm qua kiện Tổng thống Obama vượt quá quyền hạn khi ra sắc lệnh nới lỏng trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Vụ kiện, đang do bang Texas đại diện, được đệ lên Tòa án Liên bang ở Quận Miền nam Texas. Họ cho rằng sắc lệnh mà Tổng thống Barack Obama ban hành tháng trước đã vi phạm giới hạn hiến định về quyền lực của tổng thống.
"Tổng thống đang đánh mất trách nhiệm trung thực khi thực thi các luật được Quốc hội thông qua và cố gắng viết lại luật nhập cư, hành động mà ông không có thẩm quyền thực hiện", Reuters dẫn lời ông Greg Abbott, Tổng Chưởng lý bang Texas, thành viên đảng Cộng hòa và là thống đốc đắc cử bang, nói.
Theo ông Abbott, vụ kiện không yêu cầu bồi thường thiệt hại mà muốn sắc lệnh được tuyên bố là bất hợp pháp. Là một bang biên giới, Texas đã phải chi hàng triệu USD cho những vấn đề liên quan đến nhập cư trái phép.
Nhiều bang trong liên minh kiện tổng thống là thành trì phe Cộng hòa, bao gồm Alabama, Idaho, Mississippi và Utah. Thống đốc bang North Carolina Pat McCrory, phe Cộng hòa, nói ông tham gia nỗ lực pháp lý này bởi "tổng thống đã vượt quá quyền hạn được quy định rõ ràng trong Hiến pháp Mỹ".
Một số thành viên bảo thủ đảng Cộng hòa trong Quốc hội đang hy vọng có thể ngăn quyết định về nhập cư của ông Obama bằng cách gắn nó với một dự luật chi tiêu phải được quốc hội thông qua.
Sắc lệnh nới lỏng trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp được Tổng thống Obama đưa ra vào ngày 21/11 vừa qua. Theo đó, 4,7 triệu người trong tổng số 11 triệu người nhập cư không phép tại Mỹ có thể ở lại mà không phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Số này bao gồm khoảng 4,4 triệu người là cha mẹ các công dân Mỹ và cư dân thường trú hợp pháp.
Nhà Trắng trước đó cho biết sắc lệnh nằm trong quyền hạn tổng thống, đồng thời lập luận rằng câu trả lời cuối cùng trong việc thông qua cải cách nhập cư ý nghĩa này thuộc về Quốc hội.
Như Tâm
Theo VNE
Mẹ nạn nhân MH17 kiện chính phủ Ukraine Mẹ của một nạn nhân người Đức thiệt mạng trong chuyến bay MH17 bắt đầu các thủ tục pháp lý nhằm kiện chính phủ Ukraine ra Tòa án Nhân quyền châu Âu. Mảnh vỡ máy bay MH17 trên mặt đất, gần ngôi làng Rassipnoe, Ukraine. Ảnh: AFP. Mẹ của nạn nhân nộp đơn kiện tại tòa án, có trụ sở ở Strasbourg, đông...