Trung Quốc tự làm hại chính mình khi dùng “đòn” ngừng nhập dầu từ Mỹ?
Các học giả nhận định rằng Trung Quốc sẽ sớm khôi phục hoạt động nhập khẩu dầu từ Mỹ bởi nếu không, Bắc Kinh sẽ phải hứng chịu những thiệt hại không đáng có.
Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ từ nước ngoài.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang chưa từng có khi Washington và Bắc Kinh không ngừng tăng thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau.
Mới đây nhất, Trung Quốc đã ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Mỹ. Giám đốc một đơn vị chuyên nhập khẩu dầu từ Mỹ nói các chuyến hàng đã bị hủy bỏ.
Dữ liệu tàu biển cho thấy không có một tàu chở dầu nào của Mỹ cập cảng Trung Quốc trong tháng 9.
Theo giới phân tích, nhiều khả năng đây chỉ là bước đi tạm thời, bởi nếu hoàn toàn không nhập dầu từ Mỹ, Trung Quốc có thể phải đối mặt với nhiều hệ quả tiêu cực.
Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
“Các công ty dầu mỏ Trung Quốc đang làm mọi cách để Bắc Kinh không tăng thuế đối với mặt hàng này. Chúng tôi dự đoán Trung Quốc sẽ khôi phục hoạt động nhập khẩu dầu từ Mỹ ngay trong tháng 10″ – Li Li nhà nghiên cứu về dầu mỏ và khí đốt Trung Quốc nói trên Sputnik.
Chuyên gia này nhận định rằng, nếu trì hoãn quá lâu việc nhập khẩu dầu, Trung Quốc có thể phải đối mặt với những tổn hại về phát triển kinh tế.
“Chúng tôi tin rằng các công ty dầu mỏ Trung Quốc đã tham vấn với chính quyền về việc khôi phục nhập dầu. Dầu mỏ là nguồn năng lượng chính, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, CPI và kinh tế vĩ mô. Giá dầu ở Trung Quốc tăng sẽ dẫn đến hậu quả. Trong khi đó, Mỹ chỉ đơn giản là tìm đối tác khác”, bà Li nói.
Theo bà Li, nếu Trung Quốc đặt đơn hàng mới trong tháng 10 thì các tàu chở dầu Mỹ đầu tiên sẽ đến vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Đối tác ép giá xuất khẩu
Video đang HOT
Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, và tỷ lệ thùng dầu có nguồn gốc từ Mỹ ngày càng tăng.
Năm ngoái, Trung Quốc nhập 224.000 thùng dầu mỗi ngày từ Mỹ, tăng 1.000% so với năm 2016. Đến tháng 6.2018, con số này tăng lên mức kỷ lục 510.000 thùng dầu mỗi ngày.
Điều đó có nghĩa là nếu Trung Quốc cố tình làm gián đoạn việc nhập dầu từ Mỹ, Washington có thể sẽ tăng giá bán.
“Dĩ nhiên là Trung Quốc có thể tìm các nhà cung cấp khác. Nhưng vấn đề là Bắc Kính sẽ mất khả năng đàm phán. Mỹ hoặc bất kỳ đối tác nào khác có thể đơn phương tuyên bố tăng giá bán”, bà Li nói.
Theo bà Li, Trung Quốc đang đối mặt với nhiều áp lực khi giá dầu tăng vọt trong những tháng qua. Giá dầu Brent đã tăng tới 86.3 USD/thùng.
Theo giới phân tích, nếu quay lưng với Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế từ Tây Phi, Trung Đông và Nga, nhưng không có gì đảm bảo là giá sẽ rẻ hơn.
“Nga hoàn toàn có thể tăng giá bán dầu cho Trung Quốc qua cảng Kozmino thêm 6-7 USD/thùng. Bởi Bắc Kinh không có nhiều lựa chọn”, một nhà phân tích Singapore nói.
Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, Bắc Kinh chi 162,3 tỉ USD để nhập khẩu dầu vào năm 2017, tăng 39,1% so với năm trước. Nga và Ả Rập Saudi nổi lên thành những nhà cung cấp hàng đầu, bên cạnh Mỹ.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc sẽ ngừng tăng. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ thuộc Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc chiếm khoảng 67,4% lượng tiêu thụ nội địa hàng năm vào năm 2017.
Theo Danviet
Chuyện gì xảy ra nếu Mỹ ném bom hạt nhân TQ trong Chiến tranh Triều Tiên?
Quân đội Mỹ từng có kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân chiến lược để dập tắt sức chiến đấu của Trung Quốc bên bờ sông Áp Lục, khi Chiến tranh Triều Tiên đạt đến mức cao trào năm 1950.
Mỹ từng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Triều Tiên.
Theo National Interest, vài năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, kho vũ khí hạt nhân chiến lược giúp Mỹ chiếm ưu thế vượt trội so với Liên Xô. Một lượng lớn binh sĩ Liên Xô có thể tràn sang phương Tây bất cứ lúc nào nhưng kho vũ khí hạt nhân Mỹ được cho là nguyên nhân khiến "Liên Xô án binh bất động".
Liên Xô cũng không trực tiếp can thiệp vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, trong đó quân đội Mỹ và Hàn Quốc giao chiến trực tiếp với quân đội Triều Tiên và Trung Quốc.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào tháng 6.1950 với việc Triều Tiên tổ chức tấn công quy mô lớn, vượt qua vĩ tuyến 38 chia cắt hai miền. Lực lượng Hàn Quốc với các trang thiết bị hạn chế bị đẩy lùi đến phòng tuyến Pusan và đó là lúc người Mỹ trực tiếp can thiệp.
Với sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Liên Hợp Quốc đánh mạnh sang lãnh thổ Triều Tiên. Bước tiến của quân Đồng minh chấm dứt khi hơn một triệu quân Trung Quốc tràn qua bờ sông Áp Lục.
Đến cuối tháng 10.1950, quân đội Trung Quốc đẩy lùi Mỹ và đồng minh trở về vĩ tuyến 38. Đó là lúc mà Đại tướng MacArthur kêu gọi tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Trung Quốc để cắt đường tiếp viện từ phía bắc.
Kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân
Đại tướng MacArthur lại một trong những vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ.
Nhiều chiến lược gia ở Mỹ cũng ủng hộ kế hoạch sử dụng bom hạt nhân. Bởi ở thời điểm đó, vũ khí hạt nhân Mỹ hoàn toàn vượt trội Liên Xô, cả về sức công phá và năng lực ném bom.
Nhưng ở thời điểm năm 1950, Mỹ hoàn tất việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật để phục vụ các cuộc chiến tranh thông thường. Đó là lúc người Mỹ đứng trước lựa chọn sử dụng bom hạt nhân với mục đích "chiến lược" hoặc "chiến thuật".
Đợt tấn công hạt nhân chiến lược sẽ nhằm vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, các mục tiêu chính trị ở Trung Quốc. Đợt tấn công nhằm làm sụp đổ quân đội Trung Quốc hoặc ít nhất buộc Bắc Kinh phải rút quân khỏi Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Trung quốc Mao Trạch Đông khi đó dường như đã lường trước điều này, nên đã huy động một lượng lớn quân tình nguyện sang Triều Tiên, thể hiện ý chí quyết liệt của Bắc Kinh. Để vô hiệu hóa năng lực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, Mỹ cũng cần phải sử dụng nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nội bộ chính trị gia Mỹ khi đó cũng chia rẽ về vấn đề này. Trong mắt các chính trị gia Mỹ, Trung Quốc chỉ là quân bài để Liên Xô làm suy yếu phương Tây và phá vòng vây cô lập.
Phí phạm vũ khí hạt nhân vào các mục tiêu Trung Quốc chỉ khiến Liên Xô trỗi dậy mạnh mẽ. Theo chuyên gia Robert Farley, đơn vị Không quân Chiến lược Mỹ sẽ phải dùng hầu hết kho vũ khí hạt nhân để tấn công Trung Quốc, mà không còn nhiều lựa chọn giải quyết vấn đề Liên Xô sau đó.
Binh sĩ Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân ở mức độ chiến thuật? Thứ nhất, Mỹ khi đó chưa hoàn toàn sẵn sàng để sử dụng các đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ. Quân đội Mỹ cũng chưa nắm rõ mức độ hiệu quả trên chiến trường nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở mức độ chiến thuật.
Người Mỹ khi đó chiếm ưu thế trên bầu trời nên cảm thấy chưa cần thiết phải tấn công các trại lính, cơ sở hậu cần của Triều Tiên và Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ.
Sử dụng vũ khí hạt nhân cũng là điều mà Hàn Quốc không mong muốn, bởi những vùng đất nhiễm phóng xạ có thể trở thành mối đe dọa với con người trong hàng trăm năm.
Không muốn leo thang chiến tranh
Các chuyên gia ngày nay cho rằng, mặc dù Mỹ cam kết chiến đấu bảo vệ đồng minh Hàn Quốc, nhưng ở một chừng mực nào đó, Hoa Kỳ vẫn muốn kiềm chế, không muốn làm leo thang chiến tranh.
Trung Quốc đã đổ vào Chiến tranh Triều Tiên hơn một triệu quân tình nguyện.
Giới chức Mỹ lo ngại rằng nếu để chiến tranh leo thang, tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Quân đội Trung Quốc khi đó có lực lượng dự bị rất đông đảo và sẵn sàng tung vào chiến trường Triều Tiên nếu Mỹ dồn toàn lực vào chiến tranh.
Liên Xô đứng sau cũng đóng vai trò quan trọng bởi khả năng hỗ trợ khí tài quân sự từ trên bộ, không quân và hải quân. Nếu Mỹ quyết định tất tay, Hồng quân Liên Xô có đủ sức mạnh để quét sạch quân Mỹ khởi Đông Á, thậm chí các binh sĩ Mỹ ở Triều Tiên cũng không có cơ hội rút lui, theo chuyên gia quân sự Robert Farley.
Có thể nói, leo thang chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là kịch bản xấu nhất đối với tất cả các nước. Chiến tranh hạt nhân đẩy Mỹ vào thế khó, có thể khiến liên minh Trung Quốc-Liên Xô trở nên mạnh mẽ hơn.
Vùng đất và người dân trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi vũ khí hạt nhân. Và quan trọng nhất, thế giới sẽ bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân hủy diệt, vốn được coi là khác biệt so với các vũ khí thông thường. Đó là điều de dọa đối với cả nhân loại.
Theo Danviet
Ba phương án và thế "tiến thoái lưỡng nan" khi Mỹ, phương Tây tấn công Syria Có 3 lựa chọn khả dĩ cho việc Mỹ và phương Tây tấn công Syria. Tàu khu trục USS Donald Cook. Theo các chuyên gia, hầu hết các loại vũ khí chính của phương Tây tấn công Syria có thể phóng ra từ tàu chiến hoặc tàu ngầm. Ảnh: EPA Theo Guardian, một là không kích trừng phạt ở mức tối thiểu, tương...