Trung Quốc tự chuốc họa ở biển Đông
Cố vấn chính sách Hạ viện Philippines Richard Javad Heydarian nhận định trên tạp chí National Interest (Mỹ) rằng, Trung Quốc đã tự chuốc lấy thảm họa ở biển Đông; đang tự làm vấn đề tranh chấp ở biển Đông được quốc tế hóa nhanh hơn, điều mà Bắc Kinh luôn cố tránh.
Tàu chấp pháp Việt Nam bị tàu Trung Quốc hung hãn đâm gãy lan can.
Theo ông Heydarian, không chỉ thúc đẩy Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau, việc Trung Quốc gây hấn đã báo động các bên không đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông hành động bởi lo ngại hậu quả đối với ổn định khu vực và tự do lưu thông hàng hải quốc tế.
Ngoài các quốc gia ASEAN, một loạt nước lớn ở Thái Bình Dương như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc đều rất coi trọng vấn đề an ninh năng lượng và lợi ích thương mại, muốn đóng vai trò lớn hơn trong việc duy trì ổn định tuyến vận tải hàng hải ở biển Đông.
Ông Heydarian nhận định, với hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc muốn ném một viên đá rụng nhiều con chim, nhưng hành động của họ lại phản tác dụng. Theo ông, Việt Nam, Philippines có thể thúc đẩy hợp tác chiến lược với Indonesia và Malaysia (hai nước cũng bị đường “lưỡi bò” của Trung Quốc đe dọa).
Theo ông Heydarian, sự hung hăng của Trung Quốc thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước ASEAN và giữa một số thành viên khối này với các nước lớn trong khu vực. Khi Mỹ đang khuyến khích các đồng minh trong khu vực chịu trách nhiệm lớn hơn về sự ổn định trong vùng, Nhật Bản đang nổi lên với tư cách một đối tác quan trọng ủng hộ Việt Nam và Philippines.
Việc sửa đổi hiến pháp, nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, tăng ngân sách quốc phòng và trao quyền phòng vệ tập thể sẽ cho phép Nhật Bản trở thành một đối trọng với Trung Quốc. Trong khi đó, Úc cũng đang tăng cường hợp tác với Mỹ, ngày càng tỏ ra tập trung vào việc đảm bảo tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Video đang HOT
Trở thành tân Thủ tướng Ấn Độ, chính quyền của ông Narendra Modi hẳn cũng rất muốn đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề của khu vực, ông Heydarian nhận định. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley tuyên bố giám sát và bảo vệ các vùng biển là ưu tiên cao của mọi quốc gia, bởi sự thịnh vượng về kinh tế và an ninh quốc gia phụ thuộc sự an toàn, tự do hàng hải.
Ông Jaitley cho biết, an ninh quốc gia luôn là vấn đề ưu tiên đối với đảng Nhân dân Ấn Độ cầm quyền và quân đội Ấn Độ dự định đẩy nhanh quá trình mua sắm trang thiết bị quốc phòng để đáp ứng nhiệm vụ này. Want China Times hôm 8/6 đăng bài xã luận nhận định quan hệ Trung-Ấn dưới thời Thủ tướng Narendra Modi có thể sẽ không mấy êm thấm.
Sự kiện Trung Quốc gây hấn, ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam và gia tăng tranh chấp với Philippines ở biển Đông có thể mở đầu cho một giai đoạn xung đột kéo dài khiến Trung Quốc đau đầu, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 8/6 nhận định. Theo trang tin này, việc Philippines bắt giữ tàu cá Trung Quốc hôm 3/5 nhấn mạnh chiến thuật mới của Philippines nhằm ngăn cản các hoạt động trái phép của Trung Quốc tại biển Đông, trong khi tránh lao vào một cuộc chạm trán với sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Lực lượng tuần tra dân sự Philippines đã hoạt động tích cực tại khu vực này trước khi bắt giữ các tàu cá Trung Quốc. Philippines theo đuổi chiến thuật này nhờ rút ra bài học từ hai năm trước khi một tàu hải quân Philippines bắt giữ 12 ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough bị đội tàu hùng hổ của Trung Quốc xông vào trục xuất. Kết quả, Philippines để mất quyền kiểm soát Scarborough vào tay Trung Quốc.
Philippines ngày càng tỏ ra kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền. Ngày 4/5, nước này tập trận chung với đồng minh Mỹ đáp trả một “cuộc đổ bộ xâm lược tiềm tàng”, xây dựng kế hoạch phòng thủ ở biển Đông, lập các căn cứ quân sự và sân bay, triển khai cơ sở liên lạc vệ tinh trong khu vực.
Việt Nam cũng phản ứng quyết liệt trước sự ngang ngược của Trung Quốc, nhất là sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo Tiền phong
Trung Quốc không hầu tòa giải quyết tranh chấp với Philippines
Chính phủ Trung quốc ngày 4/6 đã ra tuyên bố sẽ không hầu tòa để giải quyết tranh chấp biển đảo theo đơn kiện của Philippines lên Liên Hợp Quốc, với lý do nực cười là không công nhận sự phân xử quốc tế trong vụ tranh chấp này.
Tuyên bố trên được Bộ ngoại giao Trung Quốc phát đi chỉ một ngày sau khi Tòa trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc thông báo Bắc Kinh có thời hạn 6 tháng, đến ngày 15/12 để phản hồi lại những khiếu nại mà Philippines đưa ra hồi tháng 3. Manila đã đề nghị tòa công nhận quyền khai thác của nước này đối với vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Trung Quốc đã từ chối mọi nỗ lực quốc tế để giải quyết tranh chấp biển đảo
"Quan điểm của Trung Quốc đó là chúng tôi sẽ không chấp nhận và không tham gia vào vụ xét xử liên quan đến Philippines và điều này vẫn không đổi", ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Cho đến nay, Trung Quốc đã từ chối mọi nỗ lực quốc tế để giải quyết tranh chấp này, với lập luận rằng vấn đề này phải được giải quyết trực tiếp giữa nước này và Philippines.
Theo hãng tin Bloomberg, dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã tăng cường dùng sức mạnh kinh tế và quân sự, để khẳng định những tuyên bố chủ quyền của mình đối với các vùng biển được cho là giàu khoáng sản và năng lượng.
Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông theo bản đồ "đường 9 đoạn" của mình, lần đầu được xuất bản năm 1947, vốn cách xa đảo Hải Nam của nước này hàng trăm dặm, tới tận vùng biển xích đạo ngoài khởi đảo Borneo, bao trọn một vài trong những tuyến hàng hải sôi động nhất thế giới.
"Hành động gây bất ổn"
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định hành động của Trung Quốc tại Biển Đông có nguy cơ gây bất ổn trong khu vực, và rằng "Mỹ sẽ không ngó lơ khi các quy tắc căn bản của trật tự quốc tế bị thách thức".
Người Việt Nam và Philippines cùng tuần hành phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo
Tuyên bố trên được ông Hagel đưa ra hôm 31/5, tại một cuộc họp của các quan chức quốc phòng tại Singapore. Đáp lại, ông Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã tuyên bố những chỉ trích của ông Hagel là "vô căn cứ".
Mỹ hiện bị ràng buộc theo một hiệp ước trong việc bảo vệ Philippines và Nhật Bản, những nước đều đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, trong trường hợp xung đột nổ ra.
Philippines và Trung Quốc thường có những vụ va chạm trên vùng biển này. Hôm 7/5, cảnh sát Philippines đã bắn cảnh cáo trước khi bắt giữ một thuyền đầy ngư dân Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa, vì vi phạm chủ quyền nước này, và đánh bắt loài rùa biển đang bị đe dọa.
Việt Nam cũng đang chuẩn bị có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc trong một vụ tranh chấp trên một khu vực khác ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 30/5.
Tại Hoa Đông, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật và Trung Quốc thường xuyên truy đuổi nhau quanh một nhóm đảo mà cả hai nước tranh chấp. Hai chiến đấu cơ của Trung Quốc đã tiến vào chỉ cách hai máy bay trinh sát của Nhật vài chục mét gần quần đảo này hồi tháng trước, một động thái mà thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi là "nguy hiểm".
Theo Dantri
Gặp người cứu sống ngư dân Trung Quốc bị rơi xuống biển Bên chén trà đắng, câu chuyện của Hiếu về việc cứu sống ngư dân Trịnh Tổ Ba (người Trung Quốc) bị rơi xuống biển, chuyện Trịnh Tổ Ba điện thoại hỏi thăm chuyện bão, lũ, rồi chuyện chiếc áo Hiếu tặng Ba mang về khoe với người láng, người xóm bên Trung Quốc thật cảm động. Dù ngoài kia biển Đông đang dậy...