Trung Quốc: Tứ bề thọ địch
Nhìn những hành động gây hấn trên Biển Đông và thái độ bất chấp của Trung Quốc trước dư luận quốc tế, ai cũng nghĩ rằng Trung Quốc đã đạt đến vị thế cao đạo của một nước lớn mạnh về cả kinh tế và quân sự nên chẳng sợ ai.
Khi gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc thực sự là có thực lực kinh tế và quân sự mạnh hơn Việt Nam nhiều lần. Nhiều người có vẻ ngán ngại, nhưng thực ra Trung Quốc hiện nay đang trong thế “ Tứ bề thọ địch” phải căng trải ra để đối phó nên không dễ gì dốc được toàn lực để mà ăn hiếp Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á.
Người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc
Trong nội địa, xã hội Trung Quốc đang chứa đựng nhiều bất ổn ở nhiều nơi ở mức có thể bùng phát thành bạo động, nội loạn bất cứ lúc nào. Đấy là sự bất mãn của người dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương về vấn đề dân tộc và sự phân hóa giầu nghèo trong so sánh với miền Đông. Những bất ổn ấy đã châm ngòi cho nhiều vụ đánh bom liều chết, chém giết tại nhiều nơi trên khắp lãnh thổ và cả thủ đô Bắc Kinh. Đấy là sự bất mản vì nghèo đói và chính sách Hán hóa nền văn hóa của dân Tây Tạng, người Tây Tạng đã đứng lên đấu tranh đòi độc lập dưới ngọn cờ của Đạt Lai Lạt Ma bằng ngọn lửa tự thiêu. Đấy là ngọn lửa đòi dân chủ của linh hồn hàng ngàn thanh niên sinh viên bị tàn sát vẫn âm ỉ cháy trên quảng trường Thiên An Môn suốt 25 năm qua. Đấy là những bất đồng trong chính giới giữa các phe phái chưa bao giờ yên…
Đặc biệt, trong lịch sử và hiện tại, Trung Quốc luôn là đối tượng phải dè chừng với các dân tộc có chung biên giới với họ. Đất nước rộng lớn ấy có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với 14 nước. Với chính sách “Cận công, viễn giao” Trung Quốc đã gây sự với tất cả.
Người Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc
Phía Đông Bắc họ có hơn 3600km biên giới với nước Nga. Mặc dù tình hình quan hệ Trung Nga đang nồng ầm với việc Nga và Trung Quốc vừa ký hiệp định kinh tế lên đến trên 400 tỷ USD Mỹ, nhưng xem ra mối tình đó cũng chỉ là “mạt cưa, mướp đắng” mà thôi. Vì rằng, với tư tưởng dân tộc đại Nga, đại Hán, lịch sử quan hệ hai nước lớn ấy luôn ở tình trạng sớm nắng, chiều mưa. Hôm nay là bạn nồng ấm, ngày mai có thể là kẻ thù, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn. Năm 1969 đã xẩy ra xung đột nghiêm trọng tại các vùng biên giới phía Đông Trung Quốc -Liên Xô. Chính vì thế đối với vùng biên giới này kể cả Nga và Trung quốc vẫn phải duy trì một lực lương quân đội hùng hậu. Hơn thế nữa, những năm gần đây, nước Nga luôn dè chừng về dòng người Hoa di cư đang ngày càng tăng sang vùng Viễn Đông đất rộng người thưa của Nga. Gần đây, Trung Quốc đang ve vãn về một dự án thế kỷ con đường xuyên Xi Bê Ri để khai thác nguồn tài nguyên vô biên ở phía Đông của Nga. Sớm muộn cũng sẽ gây nên tình hình bất ổn vì Trung Quốc luôn cho vùng này thuộc Trung Quốc bị các triều đại Nga Hoàng thôn tính.
Các chiến sĩ biên phòng Liên Xô đứng trên bờ để đẩy lùi các cuộc xâm nhập của người Trung Quốc lên đảo Damanski. Ảnh: Damanski-zhenbao.ru.
Phía Đông Bắc, Trung Quốc có 1416 km đường biên giới tiếp giáp với Bắc Triều tiên, một quốc gia không phải lúc nào cũng có thể lường được mọi chuyện bất trắc. Quốc gia ấy đang tìm kiếm sức mạnh bằng vũ khí nguyên tử trên nền sự cùng kiệt kinh tế. Một quốc gia luôn tỏ ra hung hăng trong đối xử quốc tế và gây hấn. Chiến tranh và tị nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Tình hình bất ổn trong quan hệ giữa Bắc-Nam Triều Tiên có thể lôi kéo nước Mỹ, đồng minh của Hàn Quốc, có lực lượng quân sự hùng mạnh vượt trội vào cuộc, khiến Trung Quốc không thể không tính đến việc duy trì lực lượng quân sự tại đây.
Người Nhật trong trang phục truyền thống tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 22.9 – Ảnh: AFP
Ở miền Tây Bắc, nơi Trung quốc có hang ngàn km biên giới chung với các nước Kazakhstan (1.533 km); Kyrgyzstan (858 km); Pakistan (523 km); Tajikistan (414 km); Afghanistan (76 km) là trung tâm của Đạo Hồi và vùng sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ, điểm nóng thường xẩy ra các vụ khủng bố xuyên quốc gia. Nhiều tháng nay, phong trào thánh chiến đang đun nóng Tân Cương làm chính quyền trung ương phải huy động một lực lượng lớn để đối phó.
Người Hàn Quốc biểu tình chống Trung Quốc
Ở phía Tây, với hơn 3338km biên giới với Ấn độ, nơi mà Chính phủ Ấn độ và nhân dân Ấn độ vẫn luôn ghi nhớ và nhắc nhở Trung Quốc đã chiếm một vùng đất rộng lớn của Ấn Độ trong chiến tranh biên giới Trung -Ấn năm 1962. Đã nhiều năm, Casơmia vẫn là miếng xương không thể nuốt trôi trong quan hệ ngoại giao Trung – Ấn. Gần đây, Thủ tướng mới đắc cử của Ấn Độ nhờ vào cương lĩnh tranh cử có đường lối cứng rắn với Trung quốc. Ấn Độ lại là nơi nương nhờ của lực lượng ly khai Tây Tạng. Vì thế Trung quốc không thể không duy trì một lực lường quân sự hùng hậu tại đây.
Người dân Tây Tạng biểu tình phản đối Trung Quốc ở New Delhi, Ấn Độ.
Ở Tây Nam, trung Quốc có vùng biên giới tiếp giáp với: Myanma 2185km; Nepal 1.236 km; Bhutan 470 km. Trước đây, trong mối quan hệ lệ thuộc, Myanma ít làm cho Trung Quốc lo lắng. Song, với việc thực hiện các cải cách dân chủ, buông lơi với Trung Quốc, ngả theo Mỹ và phương Tây gần đây, Myanma đã làm Trung quốc lo lắng.
Chỉ còn vùng biên giới miền Nam tiếp giáp với Lào (423 km); Việt Nam (1.281 km), sau nhiều năm yên tĩnh đã xảy ra chiến tranh. Năm 1979, Trung Quốc đã phát động cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Đây là vết nhơ tệ nhất trong lịch sử quan hệ của hai quốc gia được cho là có cùng ý thức hệ. Cuộc chiến biên giới 1979 đã làm sụp đổ tất cả lòng tin cả chính giới và nhân dân hai nước.
Video đang HOT
Về phía biển, với trên 14.500km đường biển ở phía Đông, Trung Quốc cũng có các tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo và vùng biển đối với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philiphin, Malaysia, Inddonexia, Việt Nam, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan đang mong muốn độc lập với Trung Quốc. Điểm nóng về tranh chấp phải kể đến là Nhật Bản, Philippin và Việt Nam. Cả ba nước này đều đã có xung đột với Trung Quốc và đều ở thế không có sự nhượng bộ dẫu Trung Quốc có đe dọa bằng vũ lực.
Trong số các nước này, ở Nhật bản, Hàn quốc đều có căn cứ quân sự của Mỹ và bản thân Hàn quốc, Nhật bản cũng có một lực lượng hải quân và lực lượng quân sự hùng hậu. Đài Loan, Philippin đều có các hiệp ước phòng thủ với Mỹ. Indonexia, Malayxia là các đồng minh truyền thống của Mỹ và Mỹ coi các nước này là các nước có cùng nền dân chủ với Mỹ. Như vậy Hải quân Mỹ hầu như giăng khắp các vùng biển tiếp giáp với Trung quốc kể cả vùng biển Hoa Đông lẫn vùng biển Đông.
Vậy là, trong tất cả 14 nước tiếp giáp trên đất liền và vùng biển gắn với Trung quốc đâu đâu cũng là nỗi lo của Trung Quốc. Vì vậy, không dễ gì Trung Quốc có thể dốc toàn lực về Biển Đông. Đấy là chưa nói đến dư luận và hành động của quốc tế nếu Trung Quốc gây chiến.
Theo Mõ Làng
Tân Hoa Xã: Đặc công nước Việt Nam thiện chiến nhất Đông Nam Á
Mục Quân sự của Tân Hoa Xã mới đăng bài viết về đặc công nước Việt Nam với đánh giá đây là lực lượng thiện chiến nhất Đông Nam Á.
Bài viết của tác giả Uông Xuyên, được nói là chuyên viên Viện nghiên cứu chiến lược và nhiệm vụ quốc phòng của Trung Quốc.
Mở đầu bài viết, Uông Xuyên nói &'sư đoàn người nhái' trong lực lượng đặc công nước Việt Nam có thể áp sát chiến hạm đối phương trong phạm vi 3m đến 4m sau đó đặt thủy lôi rồi sau đó kích nổ.
Đặc công nước Việt Nam được báo Trung Quốc nói là thiện chiến nhất Đông Nam Á
Tác giả bài báo thêu dệt chi tiết mang đầy tính không tưởng về đặc công nước Việt Nam. Xin trích dịch một đoạn như sau: Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam dường như có đội ngũ người nhái mạnh nhất. Đặc biệt là sư đoàn người nhái 126 cực tinh nhuệ của lực lượng đặc công nước Việt Nam.
Mỗi thành viên của sư đoàn 126 có thể mang theo 500kg trọng tải phụ, lặn sâu xuống nước 50m và &'không gây tiếng động' trong vòng 24 tiếng đồng hồ, hoặc họ có thể đào hố rồi tự ẩn mình trong cát, phủ lên những lớp ngụy trang khiến đối thủ không thể phát hiện.
Sự thành lập và địa vị của lực lượng người nhái cho thấy quốc gia này (Việt Nam) rất coi trọng và đầu tư lớn cho chủ quyền biển đảo.
Nhằm mục đích gì?
Chưa rõ Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước lớn nhất Trung Quốc đăng bài viết này nhằm mục đích gì. Tuy nhiên, hồi đầu tháng trước, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng trên Tân Hoa Xã, đã vu cho Việt Nam &'đưa người nhái xuống nước' ở khu vực Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam.
Dịch Tiên Lương - Vụ phó Vụ Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, khi ở cự ly cách nhau khoảng 5m giữa tàu hai bên, Trung Quốc "phát hiện Việt Nam đưa nhiều người nhái xuống nước".
Lực lượng đặc công nước Việt Nam với bài tập huấn luyện
"Việt Nam thả lượng lớn lưới đánh cá, chướng ngại vật cỡ lớn khiến tàu thuyền Trung Quốc di chuyển khó khăn", Tân Hoa Xã, dẫn lời ông Dịch ngày 9/5.
Sáng 10/5, trả lời VTC News, Trung tá Đặng Hồng Quân, phụ trách công tác ban Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định thông tin về việc tàu Việt Nam thả lưới cỡ lớn, giăng mắc chướng ngại vật, đưa người nhái tấn công tàu Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt.
Như vậy, đã có cơ sở để nhận định, đằng sau bài phân tích này, Trung Quốc đang ẩn giấu âm mưu nào đó liên quan đến người nhái và giàn khoan.
6 đặc công tiêu diệt tàu sân bay Mỹ
Báo Trung Quốc nói trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước hồi thế kỷ trước, lực lượng đặc công nước Việt Nam có nhiệm vụ ngăn chặn lính Mỹ trên các ngả đường biển, sông, suối quan trọng.
Mục tiêu tấn công của đặc công nước Việt Nam được Tân Hoa Xã mô tả là bao gồm tàu chiến, cầu phà, bến tàu và các căn cứ trên mặt nước, trên bờ của quân đội đối phương.
Đặc công nước Việt Nam tập ngụy trang trong cát
"Người nhái là thành phần cực quan trọng của đặc công nước. Họ sử dụng ống thở, thuyền nhỏ, hoặc sử dụng những thiết bị hô hấp đặc chủng để phục kích, gắn thiết bị nổ rồi sau đó hủy diệt mục tiêu", Tân Hoa Xã viết.
&'Sư đoàn người nhái' trong lực lượng đặc công nước Việt Nam có thể áp sát chiến hạm đối phương trong phạm vi 3m đến 4m sau đó đặt thủy lôi rồi sau đó kích nổ.
Tác giả Uông Xuyên nhắc tới trận đánh ngày 1/5/1964, khi đó 6 người nhái Việt Nam dùng thủy lôi từ tính làm nổ tung khoang máy của tàu sân bay &'Card' của Hải quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
20 phút sau, chiếc tàu tải trọng 15.000 tấn của hải quân Mỹ chìm nghỉm. Thống kê của Uông Xuyên cho rằng trong cả cuộc chiến, người nhái Việt Nam đã đánh chìm 1.000 tàu của hải quân Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn.
Theo Uông Xuyên, sư đoàn người nhái 126 được thành lập năm 1969, đây cũng là sư đoàn ra tiếp quản Trường Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sư đoàn này về sau được biết đến phổ biến với cái tên Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 126.
Uông Xuyên nói Lữ đoàn 126 được đầu tư cực lớn về tiền tài, con người và các trang bị chiến đấu hiện đại. Tuy nhiên, do không có thông tin gì về lực lượng đặc công Việt Nam, bài báo trên Tân Hoa Xã tiếp tục đưa ra những lý giải khá mơ hồ.
VTC News trích dịch:
Lữ đoàn 126 được một số người cho là &'con át chủ bài' của Việt nam trong việc gìn giữ chủ quyền biển đảo và các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Một số thông tin nói lữ đoàn 126 có cơ sở huấn luyện ở giữ một ngon núi có sông lớn chảy qua.
Trước đây, từng có báo cáo cho rằng Lữ đoàn 126 có hai trụ sở đặt tại Long An và Khánh Hòa, mỗi năm huấn luyện khoảng 30-50 người nhái đặc biệt tinh nhuệ.
Sau khi đưa ra một vài số liệu mà Uông Xuyên nói là &'tài liệu báo cáo' và &'tài liệu được Việt Nam' công khai, tác giả tự kết luận rằng ở TP.HCM còn có các trung đoàn người nhái 11A, 11B với nhiệm vụ phản gián.
Trang thiết bị, chiến thuật và kỹ năng của hai đội người nhái 11A, 11B được Uông Xuyên cho rằng &'không kém gì đặc nhiệm hải quân SEAL của Mỹ'.
Huấn luyện khắc nghiệt
Bài báo của Trung Quốc viết tiếp về quá trình huấn luyện người nhái trong lực lượng đặc công nước Việt Nam: Người nhái được tuyển chọn vô cùng khắt khe.
Thông thường, cứ 1.000 người mới lấy được 10 người, bình quân mỗi năm Lữ đoàn 126 chỉ tăng được 20-30 tân binh.
Chiến sỹ đặc công Việt Nam
Họ được coi là những tài năng đặc biệt trong quân đội Việt Nam, sở hữu khả năng tác chiến tầm xa trên mặt nước hoặc sâu dưới nước, được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất.
Theo báo cáo của Mỹ, năm 2004-2005, người nhái Việt nam nhận được 55 thiết bị nhìn đêm của Mỹ, được nhập khẩu qua đường &'xách tay'.
Mang nửa tấn thiết bị lặn dưới nước (?!)
Tân Hoa Xã viết về chuyện huấn luyện của người nhái đặc công nước Việt Nam như sau:
Đây là quá trình huấn luyện khắc khổ nhất trong quân đội Việt Nam, mỗi người nhái ban đầu phải mang 200 kg thiết bị lặn dưới nước, sau khi đã thành thục, họ phải mang tổng cộng 500kg thiết bị.
Trong điều kiện xung quanh là màn đêm tối mù mịt, người nhái phải sử dụng những thiết bị đặc chủng để tìm hướng lặn. Do thủy triều mạnh, đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự tiêu hao thể năng rất lớn.
Người nhái còn phải trải qua khóa huấn luyện &'bất động' dưới nước, điều này giúp họ có thể tấn công những mục tiêu đặc biệt.
Hiện tại, kỷ lục được ghi nhận là một người nhái có thể mang theo 500kg thiết bị và bất động dưới nước suốt 24 tiếng đồng hồ.
Họ được coi là những tài năng đặc biệt trong quân đội Việt Nam, sở hữu khả năng tác chiến tầm xa trên mặt nước hoặc sâu dưới nước, được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất.
Trong điều kiện mùa đông, nhiệt độ dưới nước chỉ khoảng 8-10 độ C, nhưng những người nhái Việt Nam vẫn phải tập bơi như bình thường.
Sau khi rời khỏi mặt nước, màu da họ chuyển sang xanh thẫm hoặc trắng bợt, cơ miệng cũng mất khả năng cử động.
Mỗi năm, những người nhái phải ba lần ra Biển Đông huấn luyện, mỗi đợt huấn luyện dã chiến như thế kéo dài 30-50 ngày.
Hiện tại, kỷ lục bơi liên tục trên mặt biển được ghi nhận là 48 tiếng đồng hồ. Việc bơi và lặn giúp người nhái sở hữu khả năng tác chiến hoàn hảo.
Người nhái Việt Nam có khả năng thích nghi cực tốt trong điều kiện dòng hải lưu chảy xiết, dòng nước xoáy, họ thậm chí có thể đương đầu với sự tấn công cả mập.
Khả năng ngụy trang của đặc công Việt Nam
Thần kinh Tiền đình cũng là điều được đặc biệt chú trọng khi huấn luyện người nhái. Việc này giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ với độ khó cao, duy trì thăng bằng, phương hướng trong điều kiện chịu nhiều tác động.
Vào mùa hè, người nhái Việt Nam được đưa đến những bãi cát để luyện giấu mình trong cát nóng bỏng. Khi vùi mình dưới lớp cát 35 độ C, thân nhiệt người nhái có thể lên đến mức 45 độ C.
Video: Trung Quốc điều thêm tàu chiến ra khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981
Bài báo trên Tân Hoa Xã kết luận: Với sự huấn luyện khắc nghiệt, đặc công nước và người nhái Việt Nam có khả năng tác chiến cực cao, độc lập hoàn thành nhiệm vụ, giữ bí mật tuyệt đối.
Có rất nhiều nhiệm vụ mà người nhái Việt Nam hoàn thành xuất sắc tới mức các đồng nghiệp đặc nhiệm hải quân Mỹ không sao hiểu nổi.
Không nghi ngờ gì nữa, người nhái là một trong những lực lượng được Việt Nam xây dựng rất kỹ nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột trên biển trong tương lai.
Đài Phượng Hoàng của HongKong ngày 20/10/2012 đã có một chương trình tọa đàm với Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm này, có rất nhiều các ý kiến hiếu chiến, diều hâu.
Nhưng trên hết, các nhà nghiên cưú quân sự của Trung Quốc khẳng định, đừng chỉ đánh giá sức mạnh Việt Nam qua việc họ có bao nhiêu tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay hiện đại. Họ có sức mạnh, và lực lượng đặc công nước mới là mối nguy hiểm hàng đầu với tàu chiến. Và trên hết, cần giải quyết mọi việc theo phương pháp hòa bình.
Theo VTC News
Trắng đêm "hồi sức" cho những "chiến mã" Hoàng Sa Những ngày này, đi ngang khu vực sửa chữa tàu của nhà máy X.50 (thuộc Tổng Công ty Sông Thu) người ta luôn nghe thấy những tiếng máy hàn, động cơ phát ra từ xưởng, bất kể đó là lúc sáng sớm hay khi phố xá đã chìm vào giấc ngủ. Những người công nhân, kỹ sư ở nhà máy X.50 không chỉ...