Trung Quốc trừng phạt Litva liên quan tới vấn đề Đài Loan
Litva cảnh báo Trung Quốc sẽ nhắm vào nhiều quốc gia hơn với “hành động cưỡng ép kinh tế” do vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).
Theo hãng tin Reuters ngày 10/2, Trung Quốc hiện đã ngừng nhập khẩu thịt bò của Litva sau khi căng thẳng gia tăng liên quan tới vấn đề Đài Loan.
Quang cảnh bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Vilnius, Litva. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết nước này đã dừng nhập khẩu thịt bò từ Litva kể từ hôm 9/2, trong bối cảnh căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng với quốc gia Baltic này và các đồng minh phương Tây, liên quan đến vấn đề Đài Loan.
Hải quan Trung Quốc đã không đưa ra lý do cho việc đình chỉ. Cơ quan này thường ngừng nhập khẩu thịt nếu các quốc gia xuất khẩu báo cáo bùng phát dịch bệnh trên vật nuôi. Litva đã không báo cáo bất kỳ bệnh động vật nào cho Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) gần đây.
Tuy nhiên, động thái này được đưa ra sau khi Anh cho biết họ sẽ cùng với Mỹ và Australia ủng hộ một vụ kiện thương mại của EU chống lại Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) về việc Bắc Kinh bị cáo buộc hạn chế thương mại đối với Litva.
Ủy ban châu Âu cho biết xuất khẩu của Litva sang Trung Quốc đã giảm 91% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm 2020.
Litva đã cho phép vùng lãnh thổ Đài Loan mở cơ quan đại diện ngoại giao tại thủ đô Vilnius với tên gọi “Đài Loan” vào năm ngoái, động thái khiến Bắc Kinh rất bất bình.
Video đang HOT
Trung Quốc là nhà nhập khẩu thịt bò hàng đầu thế giới nhưng các lô hàng từ Litva lại rất ít, dưới 2.000 tấn vào năm 2020.
Đài Loan đã tăng cường nhập khẩu thực phẩm từ Litva để giúp giảm bớt tác động của các biện pháp kiềm chế của Trung Quốc, gần đây nhất là rượu rum. Lô đầu tiên gồm 1.200 chai đã được bán hết trong vòng chưa đầy một giờ sau khi mở bán trong tháng này.
Trong chuyến thăm Australia tuần này, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho biết Trung Quốc sẽ nhắm mục tiêu vào nhiều quốc gia hơn bằng áp lực kinh tế. Ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis nhấn mạnh các nước cùng chí hướng phải sử dụng “các công cụ và quy định” để “chống lại sự ép buộc và không nhượng bộ trước các áp lực kinh tế và chính trị”.
Tuy nhiên, Australia không xem xét việc đổi tên đại sứ quán trên thực tế của vùng lãnh tổ Đài Loan tại nước này và vẫn cam kết ủng hộ chính sách “ Một Trung Quốc”.
Australia đã cùng với Mỹ và Anh ủng hộ một vụ kiện thương mại của EU nhằm vào Trung Quốc tại WTO với cáo buộc Bắc Kinh có các hành vi hạn chế thương mại đối với Litva mà họ cho rằng đe dọa tính toàn vẹn của thị trường duy nhất của EU.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và duy trì nguyên tắc “Một Trung Quốc”, không chấp nhận các nước thiết lập quan hệ ngoại giao cùng lúc với cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc.
Vai trò 'bí mật' của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngoài lợi ích địa chính trị và kinh tế, Trung Quốc cho Washington thấy rằng họ hiện đóng vai trò quan trọng trong khu vực mà Mỹ đang mất dần ảnh hưởng.
Theo trang tin France24.com ngày 19/1, trong bối cảnh diễn ra các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, Trung Quốc đang tìm cách định vị mình là một bên đóng vai trò quan trọng và vì lý do chính đáng: Bắc Kinh có lợi ích trong việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2005, với tên chính thức là Thỏa thuận hợp tác chung toàn diện, đang bước vào giai đoạn thảo luận khó khăn. Hãng thông tấn Iran IRNA cho biết các bên đã đạt đến "giai đoạn chi tiết, phần khó khăn nhất của cuộc đàm phán".
Đặc phái viên của Trung Quốc về Iran Wang Qun. Ảnh: AFP
Sau khi nối lại các cuộc đàm phán vào đầu tuần này, các nhà ngoại giao tham gia đàm phán nói với tờ Wall Street Journal rằng một trong những trở ngại lớn nhất là Tehran yêu cầu Mỹ cam kết họ sẽ không từ bỏ hiệp ước một lần nữa và không áp đặt lại các biện pháp trừng phạt.
Các cuộc đàm phán kéo dài sáu tháng qua tại khách sạn Palais Coburg sang trọng ở Vienna đã được tiến hành theo cách hoán đổi lẫn nhau giữa nhóm P4 1 (Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga và Đức) cùng với Iran (do Mỹ rút lui). Do phía Iran từ chối gặp trực tiếp các nhà đàm phán Mỹ nên những cuộc thảo luận đã được tiến hành gián tiếp thông qua các nhà đàm phán châu Âu, Nga và Trung Quốc. Đặc phái viên hàng đầu của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán này là ông Wang Qun và của Nga là ông Mikhail Ulyanov.
Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ông Wang Qun đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò "duy nhất và mang tính xây dựng" của Bắc Kinh trong các cuộc thảo luận với tất cả các bên nhằm khuyến khích nối lại tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran càng sớm càng tốt.
Bỏ qua những căng thẳng với Washington về cạnh tranh thương mại hoặc bất đồng quanh vấn đề Đài Loan/Trung Quốc và Biển Đông, ông Wang đã có các cuộc đàm phán kéo dài với đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley tại Vienna, nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Dầu mỏ và địa chính trị
Jean-Franois Di Meglio, chuyên gia về Trung Quốc và là Chủ tịch Trung tâm châu Á có trụ sở tại Paris, giải thích: "Trung Quốc có lợi ích trong việc thỏa thuận được khôi phục càng sớm càng tốt để đảm bảo đa dạng hóa nguồn cung dầu của họ và cũng vì Iran là một đối tác địa chính trị".
Về phần mình, Thierry Coville, nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Quốc tế (IRIS) có trụ sở tại Paris, nói: "Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận năm 2015". Điều này đã được tiết lộ bởi cựu ngoại trưởng và nhà đàm phán hàng đầu của Iran, Mohammad Javad Zarif, trong cuốn sách được xuất bản ngay trước khi Tổng thống mới của Iran Ebrahim Raisi, nhậm chức vào tháng 8/2021.
Trong hồi ký về hậu trường hai năm đàm phán dẫn đến thỏa thuận năm 2015, ông Zarif viết rằng "bất cứ khi nào các bên đi đến bế tắc, phía Trung Quốc sẽ can thiệp, đưa ra sáng kiến mới và tìm cách vực dậy các cuộc đàm phán".
Nhưng trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tehran đã có một bước tiến mới với việc hai bên ký kết quan hệ đối tác chiến lược song phương 25 năm lịch sử gồm nhiều lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, an ninh, cơ sở hạ tầng và truyền thông.
Ngoài việc cung cấp dầu giá thấp, thỏa thuận chiến lược - có hiệu lực từ ngày 15/1 - cũng cung cấp hỗ trợ an ninh của Trung Quốc cho Iran, trong đó có việc chuyển giao thiết bị quân sự. "Trung Quốc đã ký rất ít quan hệ đối tác kiểu này. Đây là một liên minh ngoại giao nghiêm túc", ông Di Meglio nhận xét.
Đối với Bắc Kinh, quốc gia tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran bất chấp nguy cơ bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ về thương mại với Iran sẽ là một lợi ích. Trước khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu gần 10% lượng dầu từ Iran và đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mua lượng dầu lớn hơn. "Trung Quốc rất quan tâm đến dầu thô của Iran vì các nhà máy lọc dầu của họ hợp với việc xử lý loại dầu nặng này, được sử dụng làm nhiên liệu để cung cấp cho các nhà máy điện, hệ thống sưởi và xe tải của Trung Quốc", ông Di Meglio lưu ý.
Ngoài khía cạnh kinh tế, các chuyên gia nhận định, mối quan hệ hợp tác với Iran cho phép Trung Quốc đối trọng với các hành động của Mỹ và khẳng định sức mạnh ngoại giao ngày càng tăng của nước này trong khu vực.
Chuyên gia Di Meglio nêu rõ: "Trung Đông từng không phải là một yếu tố chính trong ngoại giao của Trung Quốc. Nhưng điều này đã thay đổi trong 5 năm qua với tình hình Iraq như một bước ngoặt. Sau cuộc chiến (ở Iraq), Trung Quốc đã chớp cơ hội để dành lấy việc khai thác các giếng dầu tại Iraq, vốn hiện đang được xây dựng lại".
Tại LHQ, Trung Quốc cũng đang tập trung cho cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an về các quyết định liên quan đến khu vực, đặc biệt là Iran cũng như Syria, gần giống như việc Nga ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ở Bắc Kinh cũng vậy, trong vài tuần qua, chính sách ngoại giao Trung Quốc đã hoạt động hết công suất. Trong khoảng thời gian từ ngày 10 - 14/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp ít nhất 5 người đồng cấp trong khu vực Trung Đông. Các lãnh đạo giao của Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Bahrain và Iran, cũng như Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), đã lần lượt đến thăm Trung Quốc.
Ngoài các vấn đề song phương, những chuyến thăm này cũng liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran vì chúng là cơ hội để trấn an các nước vùng Vịnh nói riêng về tầm quan trọng của thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây cũng là cơ hội để Trung Quốc cho Washington thấy rằng họ hiện đóng vai trò quan trọng trong khu vực mà Mỹ đang mất dần ảnh hưởng.
Nga và Trung Quốc đang 'lật ngược thế cờ' với EU, Mỹ Mỹ và các đồng minh châu Âu vẫn tích cực sử dụng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách đưa ra những biện pháp trừng phạt đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế với mục đích đạt được một số lợi thế trước Nga và Trung Quốc. Nhà quan sát chính trị Vladimir Odintsov mới đây bình luận trên trang web "Triển...