Trung Quốc trở lại ‘thời chiến’
Trung Quốc đang nhanh chóng phong tỏa nhiều khu vực, xét nghiệm và truy vết tiếp xúc trên diện rộng, sau khi Covid-19 bùng phát nhiều nơi trong cộng đồng.
Số ca nhiễm nCoV cộng đồng những ngày qua tăng cao, chính phủ Trung Quốc đã phong tỏa hai thành phố 17 triệu dân Thạch Gia Trang và Hình Đài.
Giới chức y tế xét nghiệm đại trà và truy vết tiếp xúc tất cả cư dân. Công việc hoàn thành trong vài ngày. Đám cưới bị hủy bỏ, phương tiện giao thông ngừng hoạt động, hội nghị của chính quyền tỉnh trì hoãn.
Tuần này, thành phố khác ở rìa Bắc Kinh là Lan Phường và một quận ở Hắc Long Giang cũng phải đóng cửa.
Hơn 22 triệu người được lệnh ở trong nhà, gấp đôi con số hồi tháng 1/2020, khi chính quyền quyết định phong tỏa Vũ Hán – nơi virus xuất hiện lần đầu tiên.
Đợt bùng phát hiện nay tại Trung Quốc chưa thấm so với tình cảnh của nhiều quốc gia khác, song chúng đe dọa thành công của nước này trong cuộc chiến chống virus.
Theo dữ liệu từ New York Times , Trung Quốc, với 1,4 tỷ dân, ghi nhận trung bình 109 ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua. Đây là con số khả quan hơn so với những nước đang trải qua tình trạng tồi tệ như Mỹ, Pháp, Anh… Tuy nhiên, số ca dương tính mới ở quốc gia cao nhất kể từ mùa hè 2020.
Các tình nguyện viên ở ngoại ô Bắc Kinh tại một trạm kiểm soát gần biên giới tỉnh Hà Bắc. Ảnh: Reuters
Hôm 14/1, Ủy ban Y tế Quốc gia ghi nhận ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên kể từ tháng 5/2021. Hà Bắc, tỉnh có ổ dịch mới, đang ở “trạng thái thời chiến”, chính quyền chưa có ý định gỡ phong tỏa trong thời gian tới.
Suốt đại dịch, giới chức đặc biệt lo lắng về thủ đô Bắc Kinh. Tuần trước, bí thư thành ủy Hà Bắc Dương Đông Phong cam kết tỉnh này là “con hào bảo vệ an ninh chính trị của Bắc Kinh”.
Video đang HOT
Các ca nhiễm mới cũng được báo cáo ở tỉnh Sơn Tây, Hắc Long Giang và Cát Lâm. Thượng Hải hôm 13/1 kêu gọi người dân không rời thành phố, yêu cầu những ai đã đến vùng dịch tự cách ly tại nhà trong hai tuần, chỉ rời đi sau hai lần xét nghiệm. Những người tiếp xúc gần khu vực nguy cơ cao cần cách ly ở cơ sở của chính phủ.
Tại Vũ Hán, người ta đồn đại thành phố có thể phải phong tỏa một lần nữa. Dù thông tin vô căn cứ, giới chức đã bắt đầu đo nhiệt độ cư dân ở một số tuyến phố.
Tại Thuận Nghĩa, một quận phía đông bắc Bắc Kinh, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội vì hàng loạt ca nhiễm xuất hiện trước năm mới. Tại các ga đường sắt của thủ đô, nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nơi công cộng.
Cuối tuần trước, sau khi một tài xế dương tính nCoV, Bắc Kinh truy vết 144 hành khách để xét nghiệm bổ sung. Giờ đây, người dân đi taxi cần quét mã QR trước khi lên xe, hỗ trợ công tác kiểm dịch của chính phủ.
Trung Quốc cũng lên kế hoạch tiêm phòng cho 50 triệu người trước Tết Nguyên đán. Đến 13/1, 10 triệu liều vaccine được phân phối. Dù đã chủng ngừa, quan chức cũng cảnh báo người dân không nên đi du lịch trước kỳ nghỉ.
Học sinh tại một trường trung học ở Hình Đài, Hà Bắc, được xét nghiệm nCoV. Ảnh: Reuters
“Các biện pháp này, nếu thực hiện tốt, có thể đảm bảo dịch bệnh không bùng phát trở lại theo quy mô lớn”, Feng Zijian, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phát biểu trong cuộc họp giao ban ngày 14/1.
Các hạn chế mới gây bất tiện cho hàng triệu người, song không ai tỏ ý phản đối. Zhao Zhengyu, sinh viên Đại học Bắc Kinh, đang phải cách ly tại nhà cha mẹ ở Thạch Gia Trang vì đã đến thăm gia đình trong thời điểm dịch bùng phát. Nhiều người trong thành phố lo sợ viễn cảnh Vũ Hán lặp lại, song cô thì không.
Cha mẹ Zhao hiện làm việc tại nhà, chỉ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm ở khu chợ gần đó. Cô than thở không thể gặp bạn bè hoặc đến thư viện, song cho biết việc học trực tuyến đã thành thói quen.
“Có lẽ chúng tôi đã quen với nó rồi”, cô chia sẻ.
Phản ứng của người dân cho thấy chính phủ huy động nguồn lực ngăn chặn đại dịch nhanh chóng đến thế nào. Sau khi Thạch Gia Trang bị phong tỏa ngày 6/1, nhà chức trách đã thu thập hơn 10 triệu mẫu xét nghiệm nCoV trong ba ngày, cho ra 354 kết quả dương tính, một số trường hợp không triệu chứng.
Ông Tập Cận Bình ra chỉ thị 'thép', nhà chọc trời Trung Quốc sắp vào dĩ vãng
Thời huy hoàng của các tòa nhà chọc trời của Trung Quốc lui vào dĩ vãng sau loạt chỉ thị mới từ chính quyền trung ương và các địa phương.
Trong tuyên bố đưa ra mới đây, giới chức Hắc Long Giang cho biết họ sẽ không cho phép xây dựng các tòa nhà cao trên 500 m.
Tuyên bố này lặp lại các chỉ đạo cứng rắn trong chỉ thị được chính phủ trung ương ban hành vào tháng 4. Theo đó, Bắc Kinh sẽ siết chặt xây dựng các tòa nhà cao hơn 250 m, "nghiên cứu thận trọng" sự cần thiết việc xây dựng các tòa nhà trên 100 m và quy định chặt với các khu phức hợp giải trí công cộng có diện tích mặt sàn vượt quá 30.000 m2.
Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị - nông thôn Trung Quốc khẳng định thay vì theo đuổi các dự án quy mô lớn, sao chép nước ngoài và thu hút sự chú ý với các thiết kế lạ, các thành phố nên quy hoạch để các tòa nhà phù hợp với mục đích sử dụng, có tính nghệ thuật, kinh tế và thân thiện với môi trường.
Tháp Thượng Hải (cao 632 m) là tòa nhà cao thứ hai thế giới. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Nhiều tỉnh khác cũng tuân thủ theo chỉ thị này, ban hành các chính sách tương tự như Hắc Long Giang.
5/10 tòa nhà cao nhất thế giới và 44/100 tòa nhà cao nhất thế giới đều được xây dựng ở Trung Quốc. Trong top 10, các tòa nhà đều cao trên 500 m.
Nhà phát triển Trung tâm Chung Nam Sơn Tô Châu ở Tô Châu hồi đầu năm thông báo sẽ hạ chiều cao của tòa nhà từ 729 m xuống còn 499 m.
Chiều cao của Trung tâm Greenland Vũ Hán cũng đã "rút" xuống còn 475 m từ 600 m vào cuối năm 2019.
Tháp China Resources Hubei Landmark ở Thâm Quyến từng được kỳ vọng trở thành tòa nhà cao kỷ lục thế giới với chiều cao ban đầu dự kiến là 830 m. Nhưng con số này sau đó hạ xuống còn 500 m.
Theo SCMP, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải siết quy định về các tòa nhà chọc trời xuất phát từ dự án xây dựng Goldin Finance 117 cao gần 600 m ở Thiên Tân.
Cách đây 12 năm, khi được khởi công xây dựng, Goldin Finance 117 hứa hẹn trở thành tòa nhà cao thứ hai thế giới. Những khó khăn về tài chính khiến dự án này tới nay vẫn chưa hoàn thành.
Giới chức Trung Quốc khẳng định mục đích của lệnh cấm các tòa nhà chọc trời là để các thành phố phát triển bền vững hơn.
Các tòa nhà chọc trời từ lâu được coi là biểu tượng của sự giàu có và công nghệ tiên tiến và là một phương tiện để tối đa hóa việc sử dụng đất trong bối cảnh đô thị hóa gia tăng chóng mặt.
Nhưng khi chúng ngày càng cao, chi phí xây dựng và bảo trì đã tăng lên và việc đảm bảo an toàn cho người thuê nhà trong trường hợp hỏa hoạn trở nên khó khăn hơn.
"Trước đây, chúng tôi cân nhắc nhiều hơn tới việc tăng hiệu quả sử dụng đất, nhưng giờ chúng tôi đang chú trọng nhiều hơn tới sự an toàn của phát triển đô thị. Đặc biệt là sau khi đại dịch bùng phát, chúng tôi nhận thấy có quá nhiều rủi ro về an toàn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Điều này có thể đã kích hoạt việc ban hành chính sách", Song Yingchang - nhà nghiên cứu tại Học viện Xã hội Trung Quốc cho hay.
Ông Song Yingchang chỉ ra rằng, nhiều tòa nhà chọc trời của Trung Quốc là các dự án phù phiếm để quảng bá hình ảnh thay vì mục đích tiết kiệm đất đai.
Trong tuyên bố đưa ra mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo các thành phố của Trung Quốc "không thể mở rộng vô hạn",
"Tất cả các thành phố nên kiểm soát mật độ dân số về lâu dài và các siêu đô thị nên đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể ngay từ bây giờ", ông Tập khẳng định.
Trung Quốc: Vỡ đê ở Hắc Long Giang sau trận bão gây lũ lụt Sự cố vỡ đê trên sông Mẫu Đơn ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc xảy ra do mưa lớn khiến nước lũ ập đến nhanh chóng. Mưa lũ lớn gần đây đã gây gỡ đê ở tỉnh Hắc Long Giang. Theo Tân Hoa Xã, những đợt lũ lớn ập đến vào sáng ngày 11.9 trên sông Mẫu Đơn, gây vỡ đê ở...