Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ để phản đối lệnh trừng phạt vì mua vũ khí Nga
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 22/9 triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Terry Brandstad để phản đối quyết định trừng phạt một cơ quan quân sự Trung Quốc của Mỹ vì mua máy bay chiến đấu Nga và hệ thống phòng không của Nga.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm khẳng định quyết định mua máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa từ Nga là một hành động hợp tác bình thường giữa các quốc gia có chủ quyền và Mỹ “không có quyền can thiệp”.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/9 cho biết sẽ ngay lập tức áp đặt lệnh trừng phạt với Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và giám đốc EDD Li Shangfu sau khi cơ quan này tham gia vào các giao dịch quan trọng với Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.
Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang sau khi Mỹ tuyên bố trừng phạt cơ quan quân sự của Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Các biện pháp trừng phạt có liên quan tới thương vụ EDD mua 10 máy bay chiến đấu Su-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan tới hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2018.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ áp đặt trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAASTA) được ký năm 2017, trong đó ngăn cản một cá nhân, tổ chức thuộc bên thứ ba giao dịch hoặc có liên đới với các tổ chức, cá nhân Nga bị liệt vào danh sách đen của Washington.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quan chức này cũng nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt nhắm vào Matxcơva chứ không phải Bắc Kinh.
Mặc dù vậy, Trung Quốc khẳng định Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực căn bản trong quan hệ quốc tế và làm ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa sai và hủy lệnh trừng phạt nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 21/9 nhấn mạnh.
Những tranh cãi qua lại giữa Washington và Bắc Kinh liên quan tới lệnh trừng phạt EDD diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp tục leo thang.
Trong một diễn biến mới nhất, Bắc Kinh đã hủy kế hoạch cử phái đoàn sang Mỹ đàm phán thương mại vào 2 ngày 24-25/9.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc hứng đòn trừng phạt từ Mỹ vì mua tên lửa, chiến cơ của Nga
Chính quyền Tổng thống Trump hôm 20/9 áp đặt lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa từ Nga, vi phạm các biện pháp trừng phạt mà Washington đang áp đặt lên Matxcơva.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ ngay lập tức áp đặt lệnh trừng phạt với Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và giám đốc EDD Li Shangfu sau khi cơ quan này tham gia vào các giao dịch quan trọng với Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.
Các biện pháp trừng phạt có liên quan tới thương vụ EDD mua 10 máy bay chiến đấu Su-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan tới hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2018, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Một cơ quan quân sự Trung Quốc bị trừng phạt vì mua máy bay, tên lửa Nga. (Ảnh: Reuters)
Với các lệnh trừng phạt tới đây, EDD sẽ không được xin giấy phép xuất khẩu hay tham gia vào hệ thống tài chính của Mỹ. Giám đốc EDD cùng với đó bị cấm thực hiện các giao dịch với nước ngoài và không được cấp thị thực Mỹ. Một số cá nhân ở EDD cũng sẽ bị liệt vào danh sách cấm làm ăn kinh doanh cùng công dân Mỹ.
"Mục tiêu cuối cùng của các biện pháp trừng phạt này là Nga. Các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh này không nhằm mục đích làm suy yếu khả năng phòng thủ của bất cứ quốc gia nào cụ thể. Thay vào đó, chúng nhắm vào các điều khoản áp đặt lên Nga", ông này cho hay.
Tại Matxcơva, đại diện Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga Franz Klintsevich cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới các thương vụ mua bán S-400 và Su-35 giữa Nga với Trung Quốc.
"Tôi chắc chắn rằng hợp đồng này sẽ được thực hiện theo đúng lịch trình. Việc sở hữu các thiết bị quân sự này là quan trọng với Trung Quốc", Interfax dẫn lời ông Klintsevich cho biết.
Các biện pháp trừng phạt Mỹ đang áp đặt với Nga liên quan cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Các thành viên trong Quốc hội Mỹ nhiều lần kêu gọi chính quyền có những biện pháp cứng rắn hơn để chống lại Matxcơva. Washington cho rằng việc áp đặt lệnh trừng phạt với EDD sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng tới những nước đang cân nhắc mua S-400 của Nga.
Theo Guardian, đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt (CAASTA), trong đó ngăn chặn một quốc gia, tổ chức hay công ty thuộc bên thứ ba giao dịch hoặc có liên đới với các cá nhân, tổ chức hay công ty Nga bị liệt vào danh sách đen.
Các cá nhân và tổ chức bị đưa vào danh sách đen không bị trừng phạt ngay lập tức, nhưng bất kỳ ai có giao dịch với những cá nhân hoặc tổ chức này sẽ phải chịu trách nhiệm dưới đạo luật CAASTA.
Theo VTC
Đại sứ Mỹ tại LHQ: "Nga không bao giờ là bạn của Mỹ" Trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ tiếp tục căng thẳng bởi các lệnh trừng phạt, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nikki Haley ngày 6/4 tuyên bố, Nga sẽ không bao giờ trở thành bạn của Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley (Ảnh: Reuters) Theo hãng tin RT, Đại sứ Haley ngày 6/4 đã có bài phát...