Trung Quốc triệt phá công ty lừa đảo 7,6 tỉ USD
Giới chức Trung Quốc bắt 21 nghi phạm trong vụ công ty tài chính qua mạng Ezubao lừa 900.000 nhà đầu tư với tổng số tiền 50 tỉ nhân dân tệ (7,6 tỉ USD) trong 1 năm rưỡi, theo Hoàn Cầu thời báo ngày 1.2.
21 nghi phạm trong vụ công ty tài chính qua mạng Ezubao lừa 900.000 nhà đầu tư đã bị bắt – Ảnh minh họa
Trong số nghi phạm bị bắt có Đinh Ninh (34 tuổi) là chủ mưu vụ lừa đảo. Tân Hoa xã dẫn lời cựu quản lý cấp cao của Ezubao Trương Mẫn thừa nhận công ty này hoạt động theo “ mô hình Ponzi”. Đây là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác và để dụ được người cho vay sau, người đi vay đưa ra cam kết trả lãi suất cao. Cụ thể, Ezubao đã đưa ra 6 sản phẩm đầu tư, chào mời lãi suất hằng năm từ 9 – 14,6%, cao hơn nhiều so với những sản phẩm tương tự của các ngân hàng.
Để lấy được lòng tin của các nhà đầu tư, Đinh tổ chức nhiều sự kiện để đánh bóng hình ảnh công ty, mua quần áo cao cấp cho các nữ thư ký, trả lương cao, mua quà xa xỉ cho nhân viên cấp quản lý, theo Tân Hoa xã. Ngoài ra, Đinh còn cho quảng cáo Ezubao trên hầu hết các đài truyền hình ở trong nước, gồm cả Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
Cảnh sát bắt đầu điều tra Ezubao từ tháng 12.2015, sau khi phát hiện công ty có nhiều hoạt động bất thường. Để che giấu chứng cứ, nhân viên điều hành Ezubao đã bỏ trên 1.200 sổ kế toán vào 80 túi nhựa rồi chôn sâu dưới đất khoảng 6 m. Cảnh sát phải dùng 2 máy xúc và mất hơn 20 giờ đồng hồ mới thu thập được chứng cứ.
Video đang HOT
Minh Trung
Theo Thanhnien
Các hãng môi giới chứng khoán Trung Quốc trước 'cơn bão' điều tra
Tuần này, đã có 3 công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Trung Quốc bị điều tra về các sai phạm. Giới chức nước này đang đẩy mạnh các cuộc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân cho đợt lao dốc chứng khoán vừa qua.
Giới chức Trung Quốc đang tăng cường các cuộc điều tra nhằm vào những công ty môi giới chứng khoán - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, công ty chứng khoán Citic Securities và Guosen Securities hôm 26.11 đã thông báo về việc bị giới chức Trung Quốc điều tra. Haitong Securities một ngày sau cũng đưa ra thông báo rằng hãng ở trong tình trạng tương tự.
Cổ phiếu của các hãng môi giới chứng khoán trên lao dốc và chỉ số Shanghai Composite sụt giảm 5,5%, mức cao nhất kể từ đợt lao dốc của chứng khoán Đại lục mùa hè vừa qua.
Cuộc điều tra diễn ra mạnh mẽ kể từ đợt bán tháo cuốn theo nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp, với việc hạn chế bán khống và cấm các hãng môi giới chứng khoán cung cấp tài chính phái sinh cho các giao dịch cổ phiếu. Việc tìm kiếm nguyên nhân cho đợt lao dốc chứng khoán Trung quốc dường như đã phát triển rộng hơn.
Giáo sư Paul Gillis tại Trường quản lý Guanghua ở Đại học Bắc Kinh cho hay: "Đây là một bước quan trọng trong việc cải cách thị trường vốn. Các thị trường cần công bằng để hoạt động hiệu quả".
China H-Share Institutional Brokerage của Bloomberg Intelligence, chỉ số theo dõi 7 công ty môi giới chứng khoán Trung Quốc được niêm yết ở Hồng Kông, vừa giảm 4,9% trong ngày 27.11 sau khi giới chức Đại lục đưa ra thông báo về việc điều tra. Đây là mức giảm lớn nhất của chỉ số này trong 3 tháng qua.
"Mọi người đang lo lắng về việc liệu sẽ thêm nhiều công ty môi giới khác bị điều tra hay không", nhà phân tích Wong Chi Man thuộc hãng China Galaxy Securities nói. Ông Wong cho hay không rõ Citic Securities, Guosen và Haitong đã làm sai điều gì.
Tháng 8 là thời điểm lần đầu tiên, một chuỗi các sếp lớn thuộc công ty Citic Securities bị bắt và buộc tội giao dịch nội gián. Đến tháng 9, Cheng Boming, chủ tịch hãng này cũng bị bắt với cáo buộc giao dịch nội gián và làm rò rỉ thông tin, theo Tân Hoa xã.
Ít nhất 7 lãnh đạo cấp cao đã bị bắt trong các đợt điều tra. Citic Securities được cho là đã báo cáo sai 1.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 157 tỉ USD, các hợp đồng hoán đổi vì "lỗi hệ thống". Hiện tại, chưa một giám đốc điều hành hay quan chức nào đưa ra nhận định về các vụ việc này.
Giới chức điều tiết chứng khoán đã tiến hành các cuộc thanh tra không báo trước ở một số công ty đầu tư Trung Quốc, trong đó có hãng Harvest Fund Management, hồi đầu tháng này. Cảnh sát Thượng Hải cũng tịch thu máy tính và đóng băng 1 tỉ USD cổ phần trong các công ty niêm yết có liên kết với Xu Xiang, nhà quản lý hãng Zexi Investment. Ông này bị bắt ngày 1.11.
"Từ trước đến nay chính quyền chưa từng thực sự mạnh tay với các hãng môi giới. Đây mới chỉ là khởi đầu", Hu Xingdou, giáo sư kinh tế học tại Viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc xây 2 hải đăng phi pháp ở Hoàng Sa Giới chức Trung Quốc vừa ngang nhiên tuyên bố đã hoàn tất công trình xây hai ngọn hải đăng lần lượt trên đảo Duy Mộng và đá Hải Sâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng - Ảnh minh họa: AFP Tân...