Trung Quốc triệt phá các ngân hàng rửa tiền
Trước những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán và tiền tệ trong nước, Bộ Công an Trung Quốc đã tập trung chỉ đạo triệt phá các ngân hàng ngầm. Từ tháng 4 đến nay, đã phá được 170 vụ ngân hàng ngầm hoạt động chuyển tiền tham nhũng, rửa tiền với số tiền lên tới hơn 800 tỷ NDT (126 tỷ USD).
Các mạng lưới ngân hàng ngầm này được các quan chức tham nhũng, tội phạm, thậm chí các phần tử khủng bố lợi dụng để rửa tiền, chuyển tiền. Sự tồn tại của mạng lưới ngân hàng ngầm cũng gây nên tình trạng chảy vốn ra nước ngoài bất hợp pháp ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề quản lý tài chính của Trung Quốc.
Chiết Giang: Lợi dụng tài khoản không đăng ký nơi cư trú
Mới đây, Cục cảnh sát Kim Hoa tỉnh Chiết Giang đã phá vụ án dùng thủ đoạn lập tài khoản NRA (Non Resident Account – không đăng ký nơi cư trú) để chuyển tiền bất hợp pháp ra ngoài. Đây là vụ án kiểu này đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc. 100 nghi phạm trong các băng nhóm đã bị bắt, gần 200 tên khác bị chuyển cho Cục quản lý ngoại hối để tiến hành xử phạt hành chính. Đây là vụ án ngân hàng chui có số người liên quan nhiều nhất, số tiền lớn nhất ở Trung Quốc từ trước đến nay.
Tang vật thu được tại ngân hàng ngầm ở Phúc Kiến.
Tài khoản NRA vốn là loại được hệ thống ngân hàng lập ra cho các công ty nước ngoài để kết toán nghiệp vụ trong nước. Qua điều tra, cảnh sát phát hiện, nghi phạm Triệu X Nghi từ tháng 1/2013 đến nay đã lợi dụng kẽ hở trong quản lý, đăng ký lập ra hàng chục công ty ma ở Hồng Kông rồi xin lập các tài khoản NRA ở các ngân hàng trong nước để chuyển hàng trăm tỷ tệ ra ngoài. Có tới gần 850 tài khoản NRA được lập ở các địa phương Bắc Kinh, Quảng Đông, Ninh Hạ, An Huy, Giang Tây…Trong đó, có 21 người có lượng tiền giao dịch 1 tỷ trở lên với tập đoàn này, 610 người mức 100 triệu tệ, 1.128 người mức trên 50 triệu tệ…
Cảnh sát cũng phát hiện, tập đoàn của Triệu X Nghi chủ yếu lợi dụng kẽ hở trong việc lập tài khoản NRA và đặc điểm không hạn chế mua ngoại tệ ở nước ngoài để chuyển NDT tới các ngân hàng như Hối Phong của Hồng Kông. Chúng lập ra các công ty ma, thuê người lập ra các hợp đồng giao dịch giả để chuyển lượng nội tệ rất lớn ra. Cảnh sát đã phối hợp hành động với ngân hàng trung ương rà soát phong tỏa hơn 3.000 tài khoản tại 91 ngân hàng ở khắp 31 tỉnh, thành, bắt 58 nghi phạm, thu giữ nhiều thẻ ngân hàng và công cụ gây án như máy tính…
Video đang HOT
Sau hơn 1 năm điều tra, mới đây cảnh sát đã “cất vó” và tuyên bố kết thúc vụ án. Cảnh sát tiết lộ, có tổng số hơn 1,3 triệu vụ giao dịch được thực hiện; tập đoàn tội phạm này thu lãi rất lớn, ngày ít nhất 50 ngàn tệ, ngày nhiều nhất 1,53 triệu, trong 10 tháng qua chúng đã kiếm được 20,72 triệu tệ.
Phúc Kiến: Lật mặt quan chức rửa tiền tham nhũng
Cùng ngày 20/11, khi cảnh sát Chiết Giang tuyên bố phá vụ án ngân hàng ngầm lớn nhất, cảnh sát Phúc Kiến cũng triệt phá 1 ngân hàng ngầm niêm phong hàng chục tỷ tệ, đồng thời lôi ra một phần núi băng trong vụ án tham nhũng lớn: Một lãnh đạo cao cấp của xí nghiệp trung ương ở phía Bắc nhờ người khác đứng tên để chuyển ra nước ngoài số tiền lớn thông qua ngân hàng ngầm, thực hiện hành vi rửa tiền tham nhũng.
Từ tháng 4/2015, Cục trinh sát kinh tế Bộ CA và cơ quan chống rửa tiền Ngân hàng Trung Quốc đã phát hiện tài khoản mang tên Dư X Hòa ở thị xã Phúc Thanh có những giao dịch khả nghi: Người này đã giao dịch 28.678 lượt, tổng số tiền tới trên 16,2 tỷ tệ. Quy mô giao dịch lớn,đối tượng nhiều, địa bàn rộng, phù hợp với các đặc điểm của một ngân hàng ngầm. Dư X Hòa là người tàn tật, văn hóa thấp, thân nhân và bạn bè đều là nông dân, không thể là người buôn bán ngoại tệ phi pháp, hơn nữa số điện thoại ông ta đăng ký với ngân hàng không thể liên lạc, vì vậy chắc chắn đây là tài khoản đội lốt. Đi sâu điều tra, cảnh sát phát hiện chủ tài khoản thực sự là Lâm X Lan, phía sau y là cả một tập đoàn tội phạm dùng nhiều thủ đoạn lập ra hàng ngàn tài khoản ở trong nước và hải ngoại để tiến hành giao dịch đổi ngoại tệ.
Khi điều tra Chu, người đã chuyển 3 triệu USD từ Ả rập Xê út về nước, cảnh sát phát hiện số tiền này chính là tang vật tham nhũng của lãnh đạo cấp cao của xí nghiệp trung ương. Quan tham trong nước đã chuyển hơn 18 triệu tệ qua ngân hàng ngầm ra ngoài để thực hiện hành vi rửa tiền. Tuy nhiên, số tiền này chỉ là phần nổi của tảng băng, toàn bộ vụ án tham nhũng lên tới hàng trăm triệu USD, hiện quan chức này đang bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương điều tra.
Thâm Quyến phá 10 ngân hàng ngầm
Ngày 20/11, Cục cảnh sát kinh tế CA Thâm Quyến thông báo: Đã triệt phá được 10 ngân hàng ngầm, bắt 23 nghi phạm, phong tỏa 1.009 tài khoản với số tiền lên tới 51,6 tỷ NDT.
Ngày 25/7, cảnh sát đã phát hiện các tài khoản của một nhóm người ở 5 ngân hàng chuyển tiền phi pháp cho một tội phạm đang trốn ở nước ngoài. Qua điều tra phát hiện hai tên Lâm và Từ chủ mưu lập ra hàng trăm tài khoản ngân hàng để chuyển tiền ra nước ngoài. Ngoài ra, ngày 12/10, cảnh sát nhận được tin tố giác 8 công ty liên quan đến việc kinh doanh ngoại tệ phi pháp.
Qua điều tra phát hiện nghi phạm Ngụy X lập 8 công ty xuất nhập khẩu giả, lừa hải quan để làm thủ tục hợp pháp, sau đó mua ngoại tệ của các ngân hàng rồi chuyển ra ngoài kiếm lợi. Ngày 4/11, cảnh sát đã tiến hành “thu lưới” 2 vụ án trên, triệt phá 10 ngân hàng ngầm, bắt 23 nghi phạm, phong tỏa 1.009 tài khoản với tổng số tới 51,6 tỷ tệ (8,5 tỷ USD).
Các mạng lưới ngân hàng ngầm được các quan chức tham nhũng, tội phạm, thậm chí các phần tử khủng bố lợi dụng để rửa tiền, chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo_24h
Romania: Thủ tướng từ chức vì cháy vũ trường, dân tình vẫn không tha
"Tôi từ chức thủ tướng. Tôi hy vọng điều này sẽ thỏa mãn những ai đã đổ ra đường biểu tình", Thủ tướng Romania, Victor Ponta tuyên bố sau vụ cháy vũ trường làm dân tình nổi giận. Nhưng ông đã lầm, 30.000 người vẫn đổ ra đường ngay sau đó.
30.000 người Romania đã giận dữ đổ ra đường trong đêm 4.11 - Ảnh: AFP
Vị thủ tướng mới 43 tuổi hôm 4.11 đã lên truyền hình công bố giải tán chính phủ, tuyên bố những nhà lãnh đạo cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm về vụ cháy vũ trường hồi cuối tuần qua. 32 người đã thiệt mạng, gần 200 người bị thương trong thảm kịch này.
Vụ hỏa hoạn đã gây thêm áp lực nặng nề cho ông Ponta, người trước đó đã bị hàng loạt cáo buộc gian lận, trốn thuế, rửa tiền.
Người dân quy trách nhiệm cho sự quản lý yếu kém của chính phủ sau vụ cháy vũ trường. Trong ảnh là cảnh thắp nến tưởng niệm nạn nhân - Ảnh: AFP
Phát biểu trên truyền hình, ông nói: "Tôi phải thừa nhận cơn giận dữ chính đáng của nhân dân". Ngay sau lời ông nói, nhân dân lại tiếp tục thể hiện cơn giận với khoảng 30.000 người đổ ra đường trong đêm hôm qua 4.11, còn cao hơn cuộc biểu tình trước đó một ngày, đòi hỏi sự cải cách triệt để trong bộ máy chính quyền. Chỉ riêng thủ đô Bucharest đã hứng cơn giận của 20.000 người, còn lại 10.000 người biểu tình ở hơn chục thành phố khác nhau trên khắp Romania.
Những người biểu tình đã giương cao những biểu ngữ gọi ông Ponta là "kẻ sát nhân".
Hãng tin AFP dẫn lời một người biểu tình tên Marius Matache ở Bucharest: "Nhân dân muốn thay đổi cả hệ thống, các biện pháp nửa vời là chưa đủ. Một hệ thống tệ hại đã giết chết bạn bè tôi ở vũ trường Colectiv. Đó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly".
Ông Victor Ponta phải từ chức ở tuổi 43- Ảnh: Reuters
Tổng thống Romania, Klaus Iohannis đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố: "Thảm kịch này đã chạm tới sợi dây thần kinh nhạy cảm nhất của đất nước. Sự phẫn nộ của nhân dân Romania đã biến thành một cuộc nổi dậy thật sự. Tôi rất tiếc vì người dân phải chết, chính phủ mới từ chức".
Bộ trưởng Quốc phòng Mircea Dusa được cử giữ chức Thủ tướng lâm thời trong thời gian chờ đợi chính phủ mới. Tổng thống Iohannis sẽ phải khởi động tiến trình thương lượng với các đảng phái chính trị để thành lập một chính phủ mới. Nếu thất bại, bầu cử sớm sẽ được tổ chức.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ông Tập Cận Bình và những dấu ấn Trải qua thời thanh, thiếu niên gian khó, ông Tập Cận Bình đã vươn lên trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP Ngày 5/11, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam, trở thành chủ tịch Trung Quốc đầu tiên thăm Việt Nam trong 10 năm...