Trung Quốc: Triển lãm của giới thượng lưu bị hủy vì cuộc chiến chống tham nhũng
Nhà tổ chức một buổi triển lãm các mặt hàng sang trọng ở Macau, Trung Quốc tuyên bố hủy triển lãm này do các quy định liên quan đến chống tham nhũng của Bắc Kinh.
Chi tiêu phung phí và quà tặng xa xỉ bị hạn chế dưới chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: BBC)
BBC ngày 10/4 đưa tin trong một thông điệp đăng tải trên trang web của Triển lãm đồng hồ, trang sức và tiền đồng cổ Á-Âu, Giám đốc sự kiện Vincci Tung đã gửi lời xin lỗi đến các nhà triển lãm và quan khách do phải hủy bỏ sự kiện này, vì “những khủng hoảng chính trị gần đây ở Trung Quốc”. Theo BBC, cụm từ này ám chỉ cuộc chiến chống tham nhũng Bắc Kinh đang thực hiện.
Theo lời giải thích ông Tung đưa ra, chính phủ Trung Quốc đã cấm tất cả quan chức ở các cấp tiến vào sòng bạc. Bởi sự kiện này được tổ chức ở một khách sạn kiêm sòng bạc, lệnh cấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “sự tham gia của các khách hàng VIP”.
Ban đầu, hội chợ Á-Âu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2-3/5 tại Macau, điểm đến truyền thống để mua sắm và đánh bạc của khách “sộp” từ Trung Quốc đại lục.
Biên tập viên khu vực Nam Á của BBC nhận định Đảng cộng sản Trung Quốc luôn cấm cờ bạc, nhưng đến trước chiến dịch chống tham nhũng gần đây, quan chức nước này vẫn đổ xô về sòng bạc ở Macau để đánh bạc, và dùng tiền thắng được để mua sắm hàng đắt tiền.
Video đang HOT
Từ khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức một chiến dịch chống khủng bố quy mô lớn, và kêu gọi các quan chức sống đạm bạc.
Chủ tịch Tập cũng kêu gọi hạn chế các buổi tiệc sang trọng, chi tiêu phung phí và quà cáp đắt tiền, và ủng hộ các bữa ăn đơn giản, với chiến dịch “bốn món ăn và một món súp”.
Quan chức gần đây nhất đang bị điều tra dưới chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập là Bí thư thành ủy Côn Minh Gao Jinsong, với cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc và luật pháp”, cáo buộc thường được dùng cho điều tra tham nhũng.
Truyền thông địa phương cũng khẳng định một tòa án ở tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, cũng tuyên án tù chung thân đối với Shi Tao, một cựu lãnh đạo của hãng ô tô FAW-Volkswagen với cáo buộc nhận hối lộ 33 triệu NDT (khoảng 5,3 triệu USD).
Thoa Phạm
Theo Dantri/BBC
Sếp công ty ôtô quốc doanh của Trung Quốc bị điều tra
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã khiến hàng loạt sếp doanh nghiệp quốc doanh của nước này mất chức...
Ông Xu Jianyi, Chủ tịch công ty quốc doanh FAW Group Corp, người đang bị cơ quan chức năng Trung Quốc điều tra
Cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành điều tra chủ tịch của công ty ôtô có doanh số lớn thứ ba của nước này, tờ Wall Street Journal cho biết. Cuộc điều tra này được xem là nằm trong một làn sóng điều tra mới trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua (15/3), Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc nói rằng Xu Jianyi, Chủ tịch công ty quốc doanh FAW Group Corp. "bị tình nghi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật". Đây là cụm từ thường được dùng để chỉ tội danh tham nhũng ở Trung Quốc.
FAW là một đối tác lớn tại Trung Quốc của các hãng xe hàng đầu thế giới như Volkswagen và Toyota. Công ty này thành lập năm 1953 và có một lịch sử kéo dài từ thời Mao Trạch Đông.
Nhằm thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng cách đây 2 năm, Bắc Kinh đã cử thanh tra tới các công ty quốc doanh, cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. Cũng trong ngày hôm qua, Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc tuyên bố điều tra Phó bí thư tỉnh Vân Nam Qiu He vì "vi phạm kỷ luật".
Trước đây, FAW và liên doanh của công ty này với hãng Volkswagen đã từng bị cơ quan chức năng Trung Quốc "để mắt". Tháng 6/2012, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc tuyên bố phát hiện hành động sai trái của FAW và FAW-Volkswagen, bao gồm việc các công ty này không đưa vào sổ sách 170 xe hơi mới được bán ra. Sau đó, Phó tổng giám đốc phụ trách bán hàng của FAW-Volkswagen đã bị điều tra.
Tháng 8 năm ngoái, Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc điều tra một loạt sếp cũ và mới của FAW-Volkswagen. Tuy vậy, đến nay, Volkswagen chưa hề bị cáo buộc có bất kỳ hành vi sai trái nào.
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã khiến hàng loạt sếp doanh nghiệp quốc doanh của nước này mất chức, trong đó có lãnh đạo của tập đoàn dầu khí quốc gia CNPC hay tập đoàn China Resources. Tháng 7 năm ngoái, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói đã có hơn 50 quản lý cấp cao tại các công ty quốc doanh bị cách chức trong chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Qiu, 58 tuổi, Phó bí thư Vân Nam, vốn được biết đến là một nhà lãnh đạo đưa ra những chính sách liên quan đến sự minh bạch của chính quyền. Truyền thông nhà nước Trung Quốc thường miêu tả ông như một "người tiên phong trong cải cách", một "hiện tượng"... Một bài báo đăng trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo vào năm 2012 so sánh ông Qiu như một con mèo và những quan chức lười biếng như con chuột dưới móng vuốt của con mèo.
Mới vào sáng Chủ nhật, trong ngày cuối cùng của kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, báo chí nhà nước Trung Quốc còn nhấn mạnh những đóng góp của Qiu trong sự kiện này - một dấu hiệu cho thấy việc Qiu bị tình nghi tham nhũng là rất mới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không nhắc tới Qiu trong cuộc họp báo kết thúc kỳ họp Quốc hội. Nói về chống tham nhũng, ông Lý Khắc Cường nói Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục "nỗ lực mạnh mẽ để đảm bảo rằng tất cả mọi hành vi tham nhũng sẽ được đưa ra xét xử".
Theo Diệp Vũ
VNEconomy
Ông Tập Cận Bình "chĩa súng" chống tham nhũng vào quân đội Không lâu sau khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay vào cuối năm 2012, một phái đoàn quân sự phương Tây đã mời đoàn quân sự nước chủ nhà tới dùng bia và hamburger ở Great Leap Brewery - một hộp đêm khá nổi tiếng gần trung tâm ngoại giao tại Bắc Kinh. Ông...