Trung Quốc triển khai ‘tập trận kiểu mới’ ở Biển Đông nhằm đối phó Mỹ
Trung Quốc đang tăng cường khả năng do thám và cảnh báo sớm ở Biển Đông thông qua các cuộc tập trận gần đây để chuẩn bị cho các nguy cơ đối đầu bất ngờ sau khi Mỹ nhiều lần triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ tới khu vực chiến lược này.
Một máy bay chiến đấu của quân độ Trung Quốc – Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo một báo cáo trên tờ Giải phóng quân (PLA Daily) – cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc (PLA), một đơn vị của lực lượng không quân hải quân thuộc Bộ tư lệnh Quân khu miền nam vừa hoàn thành một đợt huấn luyện về cảnh báo sớm trên không vào giữa tháng 11. Trong đó, đơn vị này đã phát hiện và nhận dạng hơn 10 mục tiêu “thù địch” khi có tín hiệu trên radar.
Nội dung đợt tập trận này bao gồm việc diễn tập nhiều chiến thuật phát hiện sớm, đeo bám và nhận dạng các mục tiêu thù địch khi có tín hiệu trên radar với sự tham gia của hai nhóm chiến đấu cơ của quân đội Trung Quốc.
Theo Yan Liang, trung đoàn trưởng một trung đoàn trong đơn vị không quân hải quân thuộc PLA, khác với năm 2018, đợt huấn luyện lần này lớn hơn về quy mô cũng như thời lượng, đặt ra những thử thách mang tính thù địch hơn và chú trọng vào tác chiến ban đêm.
“Kiểu diễn tập này đặt ra những thách thức cho quân nhân và thiết bị, đồng thời tăng cường khả năng chiến đấu trong trường hợp khẩn cấp cho quân đội Trung Quốc”, ông Yan Liang cho biết.
Một sĩ quan quân đội giấu tên cho biết không quân Trung Quốc đã chuyển đổi cách tiếp cận từ thụ động sang chủ động. “Ngay bây giờ, yếu tố khó khăn và thông tin tình báo trở thành nội dung được đưa ra thường xuyên trong các cuộc tập trận. Trong mỗi cuộc tập trận, chúng tôi đã lên kế hoạch một cách chi tiết để tránh rủi ro và nguy hiểm”, sĩ quan này nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, ông Zhou Chenming, cho rằng khác với các đợt diễn tập trước, lần này các binh sĩ không biết họ đang huấn luyện, mà thực hiện các nhiệm vụ như thể chúng là thật. Các nhóm máy bay nhận các lệnh khẩn, đặt vào trong tình trạng chiến đấu thực sự, bám và nhận dạng nhiều mục tiêu trên biển.
“Cuộc tập trận này trái ngược hoàn toàn với các đợt huấn luyện trước đó, bởi trước đây các máy bay chiến đấu được thông báo trước về’đối thủ và mối nguy hiểm mà họ có thể gặp phải. Đây là một trong những thay đổi cần thiết đối với không quân Trung Quốc trong quá trình hoàn thiện giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa quân đội, đòi hỏi phải tăng cường năng lực chiến đấu trong tình huống đối đầu gần với thực tế”, ông Zhou nhận định.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông một cách phi pháp cùng với sự gia tăng các máy bay và tàu quân sự của Trung Quốc trên tuyến đường biển chiến lược.
Là một phần trong sự thay đổi chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông khiến Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối.
Mới đây, bản báo cáo từ tổ chức Nghiên cứu Tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết Mỹ trong năm qua đã tổ chức ít nhất 85 cuộc tập trận cùng nhiều đồng minh tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với nhiều quy mô khác nhau mà chủ yếu trên Biển Đông nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đáng chú ý, người phát ngôn của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ, chỉ huy Reann Mommsen, tháng trước đã tiết lộ rằng chiến hạm USS Gabrielle Giffords hôm 20.11 đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).
Bà Mommsen cũng cho biết, một tàu chiến khác của Mỹ là tàu khu trục USS Wayne E. Meyer hôm 21.11 đã thực hiện hành trình đi qua quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
“Những nhiệm vụ này được tiến hành dựa trên luật pháp quốc tế và thể hiện cam kết của chúng tôi đối với việc duy trì quyền lợi, quyền tự do cũng như quyền sử dụng vùng biển và vùng trời được đảm bảo cho tất cả các quốc gia”, chỉ huy Mommsen khẳng định.
Hoàng Vũ (theo SCMP)
Theo motthegioi.vn
Xác minh thông tin Trung Quốc điều tàu hải cảnh vào thềm lục địa Việt Nam
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam sẽ xác minh thông tin Trung Quốc điều tàu hải cảnh vào thềm lục địa Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận về sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở thềm lục địa Việt Nam hôm 29/11, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam sẽ phải xác minh thông tin này.
Tuy nhiên, bà Hằng khẳng định các lực lượng chức năng Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
"Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Công ước về Luật biển 1982 và các quy định liên quan của Việt Nam", người phát ngôn nhấn mạnh.
Tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Liên quan tới thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu do thám ở đá Vành Khăn, bà Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
" Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông", người phát ngôn cho hay.
Công ty ImageSat International (ISI) của Israel hôm 24/11 đăng trên tài khoản Twitter hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18/11 cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc triển khai khinh khí cầu trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ SCMP bình luận hình ảnh vệ tinh này là bằng chứng đầu tiên cho thấy Trung Quốc triển khai khinh khí cầu cho mục đích do thám trong khu vực.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dùng khí cầu kể từ năm 2017. Các khí cầu lớn gắn radar mảng pha có thể phát hiện máy bay bay thấp đang đến gần.
SONG HY
Theo vtc.vn
TQ triển khai trái phép khinh khí cầu do thám trên Đá Vành Khăn Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều khả năng Trung Quốc đã triển khai khinh khí cầu cho mục đích cảnh báo sớm trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một bài đăng trên tài khoản Twitter của Công ty vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel, cho thấy hình ảnh vật thể giống khinh khí cầu trên...