Trung Quốc triển khai phao cảnh báo sóng thần ở Biển Đông
Trung Quốc triển khai phao theo dõi sóng thần ở phía tây rãnh đại dương Manila, được cho là nhằm giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ sóng thần, động đất ở Biển Đông.
Phao cảnh báo sóng thần. Ảnh: National Oceanic and Atmospheric Administration
CRI hôm qua dẫn Cục Hải dương Trung Quốc cho biết trong một bài báo đăng trên trang web, rằng nước này vừa thiết lập hệ thống dự báo sóng thần thế hệ mới cho khu vực Thái Bình Dương, tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. Phao theo dõi sóng thần được triển khai dọc mạn phía tây rãnh đại dương Manila.
Theo các bài thử nghiệm, hệ thống có thể hoàn thành số liệu thống kê dự báo sóng thần cho khu vực Thái Bình Dương, tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông trong vòng lần lượt 5 phút, một phút và 30 giây.
Ren Yuanye, Giám đốc Trung tâm Cảnh báo sớm sóng thần thuộc Cục Hải dương Trung Quốc, cho hay nước này sẽ tăng cường điều phối và hợp tác quốc tế để lập hệ thống giám sát động đất và sóng thần có tính tổ chức cao, thông tin cảnh báo sớm nhanh và chính xác dành cho vùng duyên hải Trung Quốc và các nước quanh Biển Đông.
Video đang HOT
Đồng thời, Trung Quốc có kế hoạch đưa phao cảnh báo sớm sóng thần ở Biển Đông, phía đông rãnh đại dương Ryukyu và các vùng biển phía đông Đài Loan. Bài báo nhấn mạnh nước này cần nỗ lực chung của tất cả các nước xung quanh để thực hiện hệ thống cảnh báo sớm sóng thần hiệu quả cho khu vực Biển Đông.
Rãnh đại dương Manila. Đồ họa: SCMP
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc còn cải tạo đất, xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tăng cường hiện đại hóa hải quân khiến nhiều quốc gia trong khu vực lo ngại. Bắc Kinh biện hộ rằng việc xây dựng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác.
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các đá ở Trường Sa là vô giá trị, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này. Mỹ cũng từng nhiều lần bày tỏ quan ngại về những biện pháp Trung Quốc thực hiện để theo đuổi yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm trái phép tại Hoàng Sa
Trung Quốc tổ chức giải đua thuyền buồm quốc tế với vòng chung kết diễn ra phi pháp tại đảo Ốc Hoa, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Thuyền buồm tham gia giải đua Trung Quốc tổ chức trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: eyachtlife.com.
Trung Quốc đã bắt đầu giải đua thuyền buồm quốc tế cup Ty Nam lần thứ 4 (SiNan Regatta Cup) tại tỉnh Hải Nam. Giải diễn ra từ ngày 9 đến 16/4 tại hai địa điểm là khu vực biển Tam Á và vùng biển của cái gọi là "thành phố Tam Sa", theo Sport.china.com.
Vòng loại diễn ra từ ngày 10 đến 12/4 ở khu vực biển vịnh Á Long, Tam Á. Vòng chung kết sẽ tổ chức tại đảo Ốc Hoa, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ ngày 13 đến 16/4.
Trong một diễn biến khác, khoảng 18h hôm qua, một tàu hậu cần hải quân Trung Quốc chở theo ba dân thường cùng các phóng viên đã khởi hành tới đảo Phú Lâm để tham quan đảo này và một số đảo, đá khác tại quần đảo Hoàng Sa, PLA Daily đưa tin. Chuyến đi kéo dài đến hết ngày 14/4.
Tàu hậu cần trên đến đảo Phú Lâm vào trưa nay. Các hoạt động tham quan phi pháp trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, diễn ra sau đó. Đây là hoạt động trái phép do PLA Daily tổ chức cho độc giả được chọn trong cuộc thi đăng bình luận về quần đảo Hoàng Sa trên ứng dụng điện thoại di động hoặc trên tài khoản mạng xã hội Wechat, Weibo của báo.
Trung Quốc hôm qua còn điều tàu Hải Tuần 21 xuống tuần tra 5 ngày tại quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam luôn khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Quốc Trung
Theo VNE
Trung Quốc bực tức với tuyên bố của ngoại trưởng G7 về Biển Đông Bắc Kinh hôm qua thể hiện sự bực tức sau khi ngoại trưởng các nước G7 phát tuyên bố về các tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một cuộc họp báo. Ảnh: Reuters "Chúng tôi hối thúc các thành viên G7 hoàn toàn tôn trọng nỗ lực của các nước...