Trung Quốc triển khai nhiều trạm nghe lén hướng tới biển Đông
Báo Canada cho rằng, Trung Quốc nhiều trạm nghe lén khổng lồ nhằm vào Việt Nam và Đông Nam Á như 1 trạm ở đảo Hải Nam, 1 trạm ở đảo Phú Lâm v.v…
Radar của Quân đội Trung Quốc (ảnh minh hoạ)
Tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada tháng 7 có bài viết cho rằng, ở khu vực Tây Tạng, nơi cách biên giới Bhutan chưa đến 3,3 km, cách biên giới Trung-Ấn 29 km, đã phát hiện 2 lồng chỉnh lưu ăng-ten khổng lồ do Quân đội Trung Quốc thiết lập.
Bài viết suy đoán, đây là ăng-ten nghe lén thông tin tình báo tín hiệu vô tuyến điện. Cơ sở này rất có thể dùng để nghe lén Ấn Độ – nghe lén thông tin vô tuyến điện của Ấn Độ thiết lập tại Bhutan.
Bài viết cho rằng, nhìn vào ăng-ten hình trụ tương đối lớn có thể nhìn thấy, phạm vi nghe lén của trạm do thám Tây Tạng này là tương đối lớn. Giới tình báo sớm có tin cho rằng, hoạt động nghe lén vô tuyến điện của Trung Quốc đối với Ấn Độ đã được hỗ trợ mạnh mẽ của Cục Tình báo Quân sự Pakistan.
Nhìn từ vệ tinh trinh sát, các trạm do thám hầu như bao quát toàn Trung Quốc, ít nhất có trên 35 trạm. Trung Quốc triển khai 3 trạm ở hướng eo biển Đài Loan, theo một bức ảnh vệ tinh đã được công khai trước đây, thì nó hầu như chiếm toàn bộ đỉnh núi, các loại thông tin vô tuyến điện của Đài Bắc, thậm chí thông tin điện thoại di động đều nằm trong phạm vi nghe lén của các trạm này.
Những năm gần đây, Trung Quốc luôn tăng cường hoạt động nghe lén đối với Ấn Độ, ở biên giới phía đông ít nhất có 2 trạm nghe lén, ở biên giới phía tây có 2 trạm. Do hoạt động của quân Mỹ ở Afghanistan tăng lên, Trung Quốc đã xây dựng ở Tân Cương 3 hệ thống nghe lén nhằm vào quân Mỹ đóng ở Afghanistan và Nga, trong đó trạm nghe lén Kashgar (Qeshqer) có quy mô tương đối lớn.
Căn cứ radar trên cao nguyên.
Các cơ quan tình báo phương Tây cho rằng, thông qua trạm nghe lén Kashgar thậm chí có thể nghe lén tin tức tình báo tín hiệu của Ả-rập Xê-út. Khu vực Kashgar có 2 ăng-ten hình bướm lớn, đường kính đến 11 m, kiểu chuyển động (quay), trực tiếp ngắm sang hướng Afghanistan, hệ thống nghe lén có thể chặn được thư điện tử (email).
Bài viết cho rằng, hoạt động nghe lén nhằm vào Nhật Bản cũng được tăng cường rất lớn, với 3 trạm ở Thượng Hải, Nam Kinh, 7 trạm ở Hoa Bắc và phía đông bắc; có 1 trạm nghe lén nhằm vào Mông Cổ; 3 trạm nghe lén nhằm vào Việt Nam.
Video đang HOT
Ở phía tây sân bay Lăng Thủy trên đảo Hải Nam (giáp vùng biển phía đông bắc Việt Nam), Trung Quốc cũng đã thiết lập trạm nghe lén tình báo tín hiệu khổng lồ, do một cụm ăng-ten hợp thành, lồng ăng-ten có đường kính 22 m, khoảng cách nghe lén tương đối lớn. Những ăng-ten này không hoàn toàn chỉ để nghe lén thông tin cao tần, đồng thời cũng có hiệu quả tương tự đối với hệ thống thông tin cao tần VHF.
Ngoài ra, ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Quốc cũng đã xây dựng cơ sở nghe lén khổng lồ (trái phép) nhằm vào các nước ASEAN, có thể đưa các hoạt động của không quân, hải quân các nước láng giềng vào phạm vi nghe lén. Hệ thống nghe lén tiên tiến còn có thể nghe lén hoạt động trao đổi thông tin của khu vực xung quanh vào bất cứ lúc nào.
Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn của Quân đội Trung Quốc.
Hoạt động nghe lén đối với các nước láng giềng không chỉ giới hạn ở khu vực biên giới, mà ở trong đất liền cũng có thể thiết lập cơ sở nghe lén đa chức năng có công suất lớn hơn, chẳng hạn ở Côn Minh, hoạt động nghe lén nhằm vào Việt Nam đã được khuếch đại.
Những trạm nghe lén này có thể là cơ sở vật chất trực thuộc Bộ 3, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc, hay thuộc Cục 3 của Quân khu, Không quân? Bài viết cho rằng, lồng ăng-ten càng lớn, chủng loại càng nhiều, có nghĩa là càng có thể trực thuộc Bộ 3 của Bộ Tổng tham mưu, những hoạt động nghe lén các tin tức tình báo tín hiệu chiến lược thường đều đòi hỏi khoảng cách nghe lén có thể vươn tới Thủ đô của đối phương.
Không chỉ là tin tức tình báo quân sự, thậm chí tin tức tình báo chính trị và ngoại giao cũng là trọng điểm nghe lén của Bộ 3, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc.
Còn Cục Tình báo Quân khu chủ yếu giới hạn ở nghe lén chiến thuật, trọng điểm là trạng thái triển khai quân sự của các nước láng giềng, hoạt động nghe lén tương tự rất có thể tập trung vào nghe lén tin tức tình báo tín hiệu vô tuyến điện của các cơ quan cấp sư đoàn, quân đoàn của nước đối thủ.
Hoạt động nghe lén của Cục 3, Không quân Trung Quốc thường giới hạn ở lĩnh vực không quân các nước đối thủ, ăng-ten của trạm nghe lén loại này thường nhằm vào sân bay quân sự quan trọng của nước đối thủ.
Lực lượng radar Quân đội Trung Quốc tiến hành luyện tập.
Lực lượng thông tin lắp thiết bị thông tin vệ tinh
Radar dẫn đường H-200
Radar kiểu cơ động.
Radar phát hiện tầm xa JYL-1.
Radar phòng không làm nhiệm vụ cảnh giới bầu trời.
Radar theo dõi khí tượng.
Radar YLC-8A làm việc với sóng ngắn VHF.
Trận địa radar cảnh báo sớm đất đối không.
Ăng-ten radar tiên tiến của tàu hộ vệ kiểu mới 054A.
Theo Giáo Dục VN
Kenya: Tấn công nhà thờ làm 60 người thương vong
Ít nhất 16 người thiệt mạng và 40 người bị thương trong các vụ tấn công bằng súng và lựu đạn ngày 1/7 vào hai nhà thờ tại thị trấn Garissa, phía Đông Kenya, nơi đặt căn cứ quân sự quan trọng mà từ đây, lực lượng mặt đất Kenya triển khai các chiến dịch truy quét các phần tử nổi dậy tại Somalia có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Cảnh sát giải tán đám đông tại hiện trường một vụ đánh bom ở Kenya. Ảnh minh họa (Nguồn: Getty Images)
Phát biểu với báo giới, Phó chỉ huy lực lượng cảnh sát khu vực, Philip Ndolo cho biết những kẻ khủng bố đội mũ trùm đầu đã ném lựu đạn vào một nhà thờ của Giáo hội Công giáo và một nhà thờ của Giáo hội nội địa Châu Phi (AIC) tại thị trấn.Cho đến nay đã có ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương sau các vụ tấn công trên.
Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Kenya, Abbas Gullet xác nhận ngoài 10 người thiệt mạng tại chỗ, một số người khác đã bị chết trên đường đi cấp cứu, nâng tổng số người thiệt mạng lên 16.
Thủ đô Nairobi và một số khu vực của Kenya đã hứng chịu hàng loạt vụ tấn công bằng lựu đạn kể từ khi nước này điều quân đội vượt biên giới sang Somalia hồi tháng 10/2011 để trấn áp các phiến quân al-Shabaab.
Tuy nhiên, cho đến nay, lực lượng này vẫn kiểm soát phần lớn khu vực miền Nam của Somalia ./.
Theo TTXVN
Iran bắt kẻ chủ mưu ám sát các nhà khoa học hạt nhân Bộ tình báo Iran ngày 14/6 đã lên tiếng công bố việc bắt giữ một nghi can được cho là kẻ chủ mưu trong vụ ám sát các nhà khoa học hạt nhân của nước này. Người dân Iran đưa tiễn nhà khoa học hạt nhân Mostafa Ahmadi Roshan trong đám tang của ông bên ngoài Đại học Tehran, Iran, ngày 13 tháng...