Trung Quốc trao Mỹ danh sách quan tham bị truy nã
Chính quyền Trung Quốc đã trao cho Mỹ một danh sách ưu tiên gồm các quan tham của nước này, bị tình nghi tham nhũng và đã trốn sang Mỹ. Giới chức hai nước sắp tới sẽ thảo luận về khả năng dẫn độ các quan chức tham nhũng hàng tỷ USD chạy trốn sang Mỹ.
Trung Quốc trao Mỹ danh sách quan tham bị truy nã. (Ảnh minh họa: AP)
Ông Xu Jinhui, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc, nói với tờ China Daily rằng Bắc Kinh đã trao cho nhà chức trách Mỹ “một danh sách ưu tiên về những quan chức bị tình nghi tham nhũng” của Trung Quốc được cho là đang ở Mỹ. Hầu hết những đối tượng này làm việc cho chính phủ hoặc các doanh nghiệp quốc doanh và nhận hối lộ hay biển thủ công quỹ. Tuy nhiên, ông Xu không đưa ra thông tin chi tiết về bản báo cáo này.
Theo China Daily, hồi năm ngoái, có hơn 150 người Trung Quốc trốn đến Mỹ “vì có liên quan đến vấn đề kinh tế”, trong đó có nhiều người bị cho là các quan chức tham nhũng.
Một quan chức Mỹ hồi tháng trước, cho biết các quan chức cấp cao của nước này sẽ gặp những người đồng cấp Trung Quốc vào tháng 8 tới để thảo luận về khả năng dẫn độ những quan chức Trung Quốc tham nhũng hàng tỷ USD chạy trốn sang Mỹ.
Video đang HOT
Hiện chưa có một hiệp định dẫn độ nào được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc. Lâu nay Washington vẫn luôn lưỡng lự khi được yêu cầu dẫn độ các nghi can về cho Bắc Kinh mọt phần là vì cho rằng hệ thống tư pháp của nước bạn thiếu minh bạch.
Theo ông Liu Dong, lãnh đạo Cục điều tra tội phạm kinh tế thuộc Bộ Công an Trung Quốc, “giới chức Mỹ có thành kiến với hệ thống luật pháp của Trung Quốc và lầm tưởng rằng chúng tôi sẽ khởi tố nghi can một cách bất công”.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ China Daily
Sri Lanka khước từ tàu ngầm Trung Quốc, lo ngại khoản vay 5 tỷ USD
Chính phủ Sri Lanka ngày 28/2 tuyên bố sẽ không để tàu ngầm Trung Quốc lặp lại một chuyến thăm nước này như hồi năm ngoái, đồng thời bày tỏ quan ngại về khoản nợ 5 tỷ USD vay từ Bắc Kinh.
Tàu ngầm Trung Quốc từng có chuyến thăm cảng tại Colombo hồi năm ngoái (Ảnh: Internet)
Tuyên bố trên được tân Bộ trưởng ngoại giao Sri Lanka Mangala Samaraweera đưa ra trong một cuộc phỏng vấn sau chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài 2 ngày.
Hồi năm ngoái, một tàu ngầm của Trung Quốc đã có chuyến thăm bất ngờ tới Sri Lanka vào thời điểm Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tới thăm quốc gia Nam Á này. Động thái trên khiến nhiều nước trong đó có láng giềng Ấn Độ của Sri Lanka không hài lòng. Tuy nhiên, chính phủ mới được bầu tại Colombo đã có quan điểm khác.
"Tôi thực sự không biết bối cảnh dẫn tới việc ghé thăm của các tàu ngầm đó tại cảng Colombo, vào đúng ngày thủ tướng Nhật đang ở thăm Sri Lanka là gì. Nhưng chúng tôi sẽ đảm bảo rằng những vụ việc như vậy, cho dù trong bất kỳ bối cảnh nào, sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của chúng tôi", ông Samaraweera nói.
Ông Samaraweera đã có các quốc hội đàm với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và ngoại trưởng Vương Nghị. Trọng tâm của các cuộc tiếp xúc này là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Bắc Kinh của tân Tổng thống Maithripala Sirisena, vào ngày 26/3 tới. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Sirisena sau khi tới Ấn Độ hồi tháng 2.
Samaraweera khẳng định chính phủ mới sẽ đưa chính sách đối ngoại của Sri Lanka "trở lại trọng tâm" và khiến nó cân bằng hơn, nhưng từ chối xác nhận việc liệu điều đó có nghĩa là quan hệ với Trung Quốc sẽ bớt khăng khít như dưới thời chính quyền Tổng thống Rajapaksa.
"Trở lại trung tâm tôi không nghĩ nó có ý nghĩa gì đối với quan hệ Sri Lanka - Trung Quốc. Mối quan hệ đó vẫn sẽ như cũ, và chúng tôi cố gắng tăng cường quan hệ với Trung Quốc cũng như với toàn thế giới", người đứng đầu Bộ ngoại giao Sri Lanka tuyên bố.
Sri Lanka là một trong những điểm quan trọng trên cái gọi là Con đường tơ lụa trên biển mà Trung Quốc đang muốn phát triển. Và những năm dưới thời Tổng thống Rajapaksa nước này đã trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc, với số nợ hiện ở mức 5 tỷ USD.
Samaraweera thừa nhận có những quan ngại về việc trả lãi cho số tiền vay này, vốn đã trở thành một vấn đề trong cuộc bầu cử vừa qua.
"Chúng tôi đúng là có những quan ngại. Trên thực tế, Bộ trưởng tài chính và các quan chức cấp cao của bộ này đang nghiên cứu vấn đề, và tôi tin rằng sẽ có một phái đoàn cấp rất cao từ Bộ tài chính và cơ quan hoạch định chính sách tới Trung Quốc ngay sau chuyến thăm của Tổng thống để thảo luận về vấn đề này."
Chính phủ với của Sri Lanka cũng đang cho rà soát lại một dự án trị giá 1,5 tỷ USD tại Colombo do một công ty Trung Quốc thực hiện với lo ngại về môi trường.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ India Today
Triều Tiên đòi Tổng thống Obama "trả lại giải Nobel hòa bình" Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm qua 23/3 lên án Tổng thống Barack Obama về chính sách hạt nhân của nước Mỹ và yêu cầu người đứng đầu Nhà Trắng trả lại giải Nobel hòa bình do đã vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) của Liên Hợp Quốc. Triều Tiên đòi Tổng thống Obama "trao trả...