Trung Quốc tranh giành “hoa anh đào” với Nhật Bản
Những người trồng hoa TQ tuyên bố biểu tượng “ hoa anh đào” của Nhật Bản là thuộc quyền sở hữu của họ, trong khi người Hàn Quốc cũng giành “chủ quyền”.
Nhóm chuyên gia trồng hoa thuộc Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc đang tranh cãi, cho rằng loài hoa anh đào Nhật Bản được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc.
Báo Tin tức Đô thị phương Nam dẫn lời Hà Tông Nho, chủ tịch hiệp hội này, còn khẳng định “có bằng chứng lịch sử” chứng minh nguồn gốc loài hoa có từ Trung Quốc.
Ông Hà đưa ra bình luận trên sau khi truyền thông Hàn Quốc đầu tháng 3/2015 cho rằng loài hoa anh đào được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh Jeju, phía nam Hàn Quốc.
“Chúng tôi không muốn khởi xướng cuộc khẩu chiến với Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng chúng tôi có thể nhấn mạnh sự thật rằng nhiều chứng cứ văn học lịch sử cho thấy hoa anh đào có từ Trung Quốc” – ông Hà khẳng định.
Chuyên gia này còn cho rằng hoa anh đào được đưa sang Nhật Bản từ khu vực Himalaya trong thời đại nhà Đường.
Người dân chạy bộ dưới những tán anh đào ở Tokyo hôm 29/3
Dĩ nhiên những tuyên bố trên đã gây phản ứng dữ dội tại Nhật, nơi mùa hoa anh đào là đặc sản du lịch. Một số hãng truyền thông Nhật Bản cho rằng những tuyên bố của phía Hàn Quốc không đáng tin. Còn báo Japan Times dẫn lời tiến sĩ Takeshi Kinoshita, thuộc trường đại học Teikyo đặt nghi vấn vì sao phía Hàn Quốc cứ đưa ra tuyên bố trên vào mỗi dịp hoa anh đào nở rộ ở Nhật Bản. Ông cũng cho rằng tuyên bố của Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc cũng thiếu tính ngoại giao.
Video đang HOT
Được biết, cứ mỗi năm vào cuối tháng 3 vào đầu tháng 4, Nhật Bản chào đón mùa xuân khi hoa anh đào nở. Hoa anh đào thể hiện cái tinh túy, đẹp đẽ của dân tộc Nhật Bản và hầu như bất cứ hình tượng trang trí nào của Nhật Bản cũng gắn hoa anh đào.
Trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước, là tâm hồn, cốt cách, là cái đẹp truyền thống mà nó còn trở thành chủ đề, nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như thơ ca, nhạc, họa…
Những bông hoa anh đào đã gắn với quan niệm về luân lý, thẩm mỹ của người Nhật và xuất hiện trên những bộ Kimono truyền thống, trên những đồ gốm, sứ, sơn mài và những sản phẩm trang trí khác.
Ngoài việc được xem như là quốc hoa của Nhật Bản, hoa đào sakura còn là loài hoa biểu tượng cho biểu tượng cho tính cách người Nhật, đặc biệt là những Samurai thời phong kiến.
Sakura tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, những người dũng sĩ thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục, đồng thời đó cũng là tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản từ hàng trăm năm nay.
Võ sĩ Samurai coi cái chết nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào rơi xuống trong sự tinh khôi. Hoa khi nở rộ tươi tắn và rụng ngay chứ không tàn phai, héo hon như những loài hoa khác. Người Nhật cũng như những ai từng đặt chân đến đất Nhật đều biết đến câu châm ngôn: “Anh đào giữa các loài hoa cũng như Samurai giữa những người đàn ông khác”.
Theo Thùy Dung (tổng hợp)
Báo chí nước ngoài viết về kế hoạch chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội
Các hãng truyền thông nước ngoài như The Sun, Daily Mail, RFA đã đưa tin về kế hoạch chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh tại Hà Nội, gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Bài báo trên trang The Sun Daily của Mỹ. ( Ảnh chụp màn hình)
Truyền thông nước ngoài đã đưa tin về việc giới chức thủ đô Hà Nội hôm qua 20/3 quyết định dừng kế hoạch thay thế hàng nghìn cây xanh hai bên các tuyến phố, sau khi kế hoạch này gây bất bình trong dư luận vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và một số vấn đề khác.
Tờ The Sun Daily đã đăng tin về kế hoạch chặt hạ cây xanh của Hà Nội. Một bài báo có tiêu đề "Kế hoạch đốn hạ cây xanh của Hà Nội khiến công chúng bất bình" được đăng tải trên tờ báo hôm qua.
Bài báo viết rằng kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh tại Hà Nội vấp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng, đồng thời nhắc đến trang mạng xã hội Facebook mang tên "6.700 người vì 6.700 cây xanh" phản đối kế hoạch chặt hạ hàng loạt cây tại Hà Nội. Theo The Sun Daily, trang Facebook này đã nhận được 23.000 lượt thích chỉ trong 3 ngày.
Báo trên cho biết: "Kế hoạch này đã khiến công chúng rất bất bình. Nhiều người cho rằng nó gây lãng phí và ảnh hưởng đến màu xanh của thành phố. Trong khi đó, có ít nhất 500 cây xanh trên đường phố thủ đô Việt Nam đã bị đốn hạ".
Tờ báo cũng dẫn nguồn tin của báo Dân Trí cho hay: "Đến ngày 20/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã tuyên bố dừng kế hoạch thay thế cây xanh hai bên tuyến phố hiện nay, đồng thời yêu cầu phải thay thế cây xanh mới tại các vị trí các cây đã hạ để đảm bảo mật độ theo quy hoạch".
Đài châu Á Tự do hôm qua đã đăng tải bài viết của tác giả Joshua Lipes. (Ảnh chụp màn hình)
Đài châu Á Tự do (RFA) hôm qua đã đăng tải bài viết của tác giả Joshua Lipes với tựa đề "Thủ đô Việt Nam tạm ngưng kế hoạch chặt cây xanh do vấp phải sự phản đối của người dân".
Bài báo viết rằng: "Chính quyền thủ đô Hà Nội của Việt Nam hôm nay 20/3 đã phải tạm dừng kế hoạch chặt hạ hàng ngàn cây xanh nằm dọc hai bên các tuyến phố sau khi người dân phản đối dữ dội, đồng thời tiến hành một chiến dịch kêu gọi trên mạng".
"Mùa mưa đang tới, chính quyền thành phố Hà Nội đã quyết định sẽ chặt hạ 6.700 cây xanh để tránh nguy hiểm cho người đi bộ trong khuôn khổ dự án nhằm cải tạo cảnh quan đô thị", tác giả Lipes viết.
RFA đưa tin trước khi chiến dịch chặt hạ cây bắt đầu, một số người dân đã đưa vấn đề này lên mạng xã hội, lập một nhóm trên Facebook để phản đối kế hoạch này, kêu gọi dán lên những cây dự kiến bị chặt dòng chữ "Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi". Nhóm này đã được 40.000 lượt thích cho đến ngày thứ Sáu.
Daily Mail cũng dẫn lại bài viết của một hãng thông tấn Mỹ với tiêu đề: "Thủ đô Việt Nam đảo ngược kế hoạch chặt hạ cây do phản đối của người dân".
Bài báo cho hay trên các phương tiện truyền thông xã hội, một chiến dịch phản đối đã diễn ra khi chính quyền Hà Nội bắt đầu chặt 500 trong tổng số 6.700 cây xanh trong thành phố. Bài báo nhắc đến thủ đô Hà Nội là thành phố được mệnh danh là "Paris của châu Á".
Trong bài viết, tác giả nhận định việc chính quyền thành phố Hà Nội thông báo dừng kế hoạch chặt cây thể hiện tác dụng của sự góp ý, phản biện của người dân qua các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, đối với những quyết sách của chính quyền.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo dantri
Nhật Bản xét xử thuyền trưởng Trung Quốc khai thác trái phép san hô Ngày 19/3, truyền thông Nhật Bản đưa tin tòa án ở thành phố Yokohama đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Xiehua Wen với cáo buộc vi phạm luật pháp Nhật Bản. (Ảnh minh họa: AFP) Sau khi xét xử, cơ quan kiểm sát Nhật Bản đã đề nghị mức phạt 18 tháng tù giàm và phạt tiền 4 triệu yen, tương...