Trung Quốc tranh cãi về người nhiễm nCoV không triệu chứng
Trung Quốc xuất hiện nhiều ca nhiễm nCoV không triệu chứng, song các chuyên gia đang bất đồng về nguy cơ từ những người này.
Giới chức y tế Trung Quốc hôm 29/3 cho hay một bác sĩ người Hà Nam từng công tác ở tâm dịch Vũ Hán hồi tháng 1 đã dương tính với nCoV sau khi trở về quê nhà, dù anh đã tự cách ly 14 ngày. Hai đồng nghiệp ở Hà Nam của bác sĩ trên cũng dương tính với nCoV, dù họ không được tăng cường tới Vũ Hán.
Ba trường hợp này làm dấy lên mối lo ngại trong dư luận Trung Quốc về rủi ro từ những ca nhiễm nCoV không triệu chứng. “Việc không có triệu chứng quá khủng khiếp. Không thể ngăn chặn Covid-19 một cách hiệu quả. Tôi hy vọng chính phủ có thể công khai những trường hợp không triệu chứng”, một người dùng mạng xã hội Trung Quốc viết.
Một phụ nữ lớn tuổi đeo khẩu trang trên đường phố Thượng Hải, Trung Quốc hôm 13/3. Ảnh: Reuters.
Trả lời phỏng vấn CGTN ngày 29/3, Chung Nam Sơn, một trong những chuyên gia về bệnh hô hấp hàng đầu ở Trung Quốc, cho rằng những ca nhiễm nCoV không triệu chứng rất dễ lây nhiễm vì số lượng virus rất cao trong đường hô hấp trên của họ, nhưng ông nghĩ số trường hợp này không nhiều.
Video đang HOT
“Hiện nay, tỷ lệ tử vong chỉ 0,9% hoặc 1%. Tôi cho rằng chúng ta không có quá nhiều bệnh nhân không triệu chứng. Nếu có nhiều trường hợp như thế, những người nhiễm sẽ lây virus cho người khác và đẩy số ca nhiễm được xác nhận lên cao hơn. Nhưng hiện nay, con số thật sự đã giảm và vài tỉnh không có ca nhiễm mới nào. Tôi không nghĩ đó là vấn đề lớn”, ông Chung giải thích.
Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan như ông Chung. Phát biểu tại một hội thảo ở Thượng Hải hôm 27/3, Trương Văn Hồng, người dẫn đầu nhóm chuyên gia về Covid-19 ở thành phố này, cho rằng những người nhiễm nCoV không triệu chứng “gây nguy cơ lớn nhất” trong số các ca nhiễm ngoại nhập hiện nay. Trương cho biết Thượng Hải đã báo cáo hơn 100 ca nhiễm nCoV ngoại nhập.
“Những người mang mầm bệnh Covid-19 không triệu chứng thường có khả năng miễn dịch mạnh và không có triệu chứng trong hơn 2 tuần sau khi nhiễm. Nếu trở về nhà từ nước ngoài và không bị cách ly hợp lý hoặc được cho về sớm sau thời hạn cách ly 2 tuần, họ có thể gây ra nguy cơ lây lan rất cao trong cộng đồng”, ông Trương cảnh báo.
Hiệu trưởng Đại học Y Quảng Châu Vương Tân Hoa thì cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về nguy cơ từ những người nhiễm nCoV không triệu chứng. “Đúng là có các ca nhiễm mới không triệu chứng, nhưng chúng tôi chưa biết số lượng cụ thể, cơ chế hoạt động, đặc điểm của những ca này cũng chưa rõ ràng”, Vương nói. Ông cho rằng điều quan trọng là chính quyền cần tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát dịch đúng khu vực.
“Bất cứ ai từng tiếp xúc gần khu vực nhiễm bệnh hoặc bệnh nhân cần được xét nghiệm và cách ly, nhưng chúng ta không nên xét nghiệm tất cả mọi người. Việc đó tốn kém và không cần thiết”, theo ông Vương. Ông nhấn mạnh việc ngăn chặn các ca nhiễm không triệu chứng và ngoại nhập là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay.
Covid-19 đã xuất hiện ở 199 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 724.500 người nhiễm bệnh, hơn 34.000 người chết và hơn 152.000 người bình phục.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 31 ca nhiễm nCoV mới, trong đó có một ca lây nhiễm nội địa, thấp hơn mức 45 ca mới trước đó một ngày. Tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát Covid-19, không phát hiện trường hợp nhiễm mới nào trong 6 ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cảnh báo tình trạng ca nhiễm ngoại nhập có thể tạo ra đợt bùng phát mới, đe dọa nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của nước này. Nước này đã quyết định cấm toàn bộ người nước ngoài nhập cảnh từ 27/3 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 81.400 ca nhiễm, hơn 3.300 người chết do Covid-19 trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Italy.
Mai Lâm
Dịch Covid-19: Chuyên gia cảnh báo nóng về thời gian lây lan rộng
Virus corona sẽ tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, ít nhất là cho đến tháng 6, đó là giả thiết của ông Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) đứng đầu nhóm chuyên gia đặc biệt của Uỷ ban Quốc gia về vấn đề sức khỏe cộng đồng của Trung Quốc.
Chuyên gia cảnh báo dịch bệnh Covid-19 sẽ lây lan trên toàn cầu ít nhất là đến tháng 6.
"Theo dự báo, dịch bệnh covid-19 trên toàn thế giới sẽ tiếp tục lan rộng cho đến ít nhất là tháng 6. Quyết tâm trong cuộc chiến chống virus corona trong tương lai có thể chuyển từ xuất khẩu (bệnh từ Trung Quốc lây ra nước ngoài) sang nhập khẩu (lây ngược trở lại)", tuyên bố của chuyên gia Chung Nam Sơn dẫn trên Shenming Shibao.
Vào cuối tháng 12, thành phố Vũ Hán, (tỉnh Hồ Bắc) của Trung Quốc đã bắt đầu ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân. Sau đó, các chuyên gia xác định rằng đây là bệnh viêm phổi do một loại coronavirus mới 2019-nCoV gây ra, giờ đây loại virus này đã được đặt tên chính thức là Covid-19. Cũng tương tự như SARS, Covid-19 có thể lây qua đường hô hấp. Trung Quốc cảnh báo rằng virus biến đổi và có nguy cơ lây lan nhanh chóng, vì thế chính quyền nước này bắt đầu cách ly một số thành phố.
Các trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận ở các nước như Úc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Pháp, Nepal, Canada, Philippines, Iran, Ý.
Ngày 9/3, số ca nhiễm virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 trên thế giới đã lên đến 111.557 người, trong khi số ca tử vong là 3.884 người.
Theo danviet.vn
Chuyên gia dự đoán Trung Quốc sớm kiểm soát được dịch Chuyên gia hàng đầu về phổi Chung Nam Sơn cho rằng Trung Quốc có thể "về cơ bản kiểm soát" được dịch Covid-19 vào cuối tháng 4. Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về phổi và dịch tễ học, hôm nay phát biểu tại Quảng Châu rằng các số liệu nhiễm mới trên cả nước đang giảm vào cuối tháng...