Trung Quốc trấn áp Big Tech làm thế giới chao đảo
Việc Big Tech Trung Quốc bị siết chặt kiểm soát các vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân và tuân thủ quy định pháp luật khiến không chỉ bản thân doanh nghiệp mà nhiều đối tác trên toàn cầu cũng liên đới.
Sau Alibaba, Didi đến lượt Tencent là cái tên mới nhất bị đưa vào tầm ngắm của giới chức Trung Quốc. Hết bị chặn vụ sáp nhập hai nền tảng livestream, Tencent lại bị cấm độc quyền sở hữu nhạc.
Đến đầu tháng 8, bài viết trên Tân Hoa Xã trực tiếp gọi các trò chơi trực tuyến do Tencent đang phát hành là “thuốc phiện tinh thần và ma túy điện tử làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai”.
Dù bài viết đã bị gỡ, cổ phiếu của Tencent vẫn giảm khoảng 10% và trở thành mã cổ phiếu tệ nhất thế giới trong tháng 7 khi đã bốc hơi hơn 200 tỷ USD chỉ trong vòng vỏn vẹn một tháng.
Không dừng lại trong phạm vi Đại lục, những rắc rối của Big Tech Trung Quốc đang gián tiếp ảnh hưởng tới nhiều đối tác, công ty con, công ty liên kết,
Sau khi cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc giảm mạnh, ông lớn Nhật Bản là SoftBank tỏ ra hết sức quan ngại. CEO Masayoshi Son trong buổi công bố báo cáo tài chính hôm thứ ba đã tuyên bố tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc và chờ đợi các tín hiệu tiếp theo, mà ông hy vọng có thể chỉ kéo dài trong vòng một, hai năm tới.
SoftBank là một công ty viễn thông Nhật Bản nhưng rất mát tay trong thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ thông qua quỹ SoftBank Vision Fund. Quỹ này đang quản lý hơn 100 tỷ USD của các nhà đầu tư, chủ yếu là những ông chủ Ả Rập giàu có ở Trung Đông.
Video đang HOT
SoftBank sẽ phải thu mình lại trong đại dịch, không phải vì Covid-19 mà bởi động thái bất thường đến từ Trung Quốc.
Với SoftBank, riêng khoản đầu tư vào Alibaba đã chiếm tới 39% giá trị tài sản công ty. Các danh mục đầu tư vào startup Trung Quốc cũng chiếm tới 23% quỹ Vision Fund.
Kể từ tháng 4 khi có những tín hiệu bất thường, CEO Masayoshi Son đã chỉ đạo chỉ dành 11% danh mục đầu tư mới vào Trung Quốc. Tuy vậy, SoftBank vẫn hứng chịu tổn thất liên tiếp khi những startup được công ty này đầu tư đang chao đảo như ứng dụng gọi xe Didi, ứng dụng gọi xe tải Full Truck Alliance và nền tảng giáo dục Zuoyebang.
Đấy là chưa kể việc Alibaba cũng đang trong vòng kiềm tỏa của giới chức Trung Quốc sẽ khiến SoftBank lao đao trong một tương lai đầy bất định.
Nỗi sợ hãi khi Tencent bị trấn áp đã lan sang cả Hàn Quốc, nơi Krafton tiến hành vụ IPO (chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu) lớn thứ hai lịch sử hôm 10/4.
Cụ thể, trong buổi sáng giao dịch, cổ phiếu của Krafton đã giảm 20% trước khi chốt phiên giảm 8,8%. Cuối cùng, Krafton chỉ thu về 3,8 tỷ USD, đạt vốn hóa 19 tỷ USD nhờ bán đi 8,65 triệu cổ phiếu giá 498.000 Won, thấp hơn nhiều so với con số kỳ vọng là 5 tỷ USD và 27 tỷ USD tương ứng.
Cổ phiếu của Krafton đã không đạt kỳ vọng vì mối quan hệ hợp tác chiến lược với Tencent.
Những ngày tiếp theo, cổ phiếu Krafton có chiều hướng giảm mạnh và hồi phục ở con số 437.000 Won trong phiên giao dịch cuối ngày thứ sáu vừa qua.
Lý do cho sự sụt giảm này bởi Krafton được nhận đầu tư của Tencent và ủy quyền cho đối tác chiến lược phát hành PUBG cùng phiên bản di động PUBG Mobile ở Trung Quốc. Cả hai trò chơi dĩ nhiên đều nằm trong tầm ngắm của giới chức Trung Quốc và liên tục bị báo chí Trung Quốc chỉ trích trong những năm qua vì khiến giới trẻ nghiện ngập.
Mỹ
Hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc đều đã niêm yết hoặc có ý định IPO trên sàn chứng khoán Mỹ. Nhưng việc Trung Quốc siết chặt quy định IPO cùng với gia tăng kiểm soát dữ liệu cá nhân trên một nhóm lĩnh vực trải rộng từ ngân hàng, giáo dục đến bất động sản, y tế đã làm đình trệ nhiều kế hoạch niêm yết.
Dù TikTok là ứng dụng có lượt tải nhiều nhất thế giới, công ty mẹ ByteDance vẫn không dám mạo hiểm IPO ở thời điểm nhạy cảm này.
Danh sách này gồm có tập đoàn chuyên về dữ liệu y tế LinkDoc Technology, ứng dụng thể dục Keep, sàn thương mại điện tử rau sạch Meicai, ứng dụng giao vận Lalamove và chưa có dấu hiệu dừng lại… Trước đó, ByteDance, công ty mẹ TikTok, đã hoãn kế hoạch IPO vô thời hạn sau khi nhận được cảnh báo từ cơ quan quản lý Trung Quốc.
Tất nhiên, tác động của các công ty công nghệ trên đất Mỹ vẫn là tương đối nhỏ để tạo ra sóng to gió lớn cho thị trường chứng khoán New York. Nhưng đó có thể là hiệu ứng cánh bướm khiến dòng vốn không chảy về Phố Wall mà chuyển dịch sang các thị trường khác như Hồng Kông hoặc về lại Trung Quốc Đại lục.
Trung Quốc bắt một lãnh đạo cấp cao của Weibo
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh mạng xã hội lớn nhất nước này bị chỉ trích thổi phồng quá mức những nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích thu hút người dùng.
Hôm 10/8, Reuters đưa tin chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ Mao Taotao, Giám đốc quan hệ công chúng của Weibo. Đồng thời, phía công ty cũng thông báo sa thải người này.
Theo thông tin nội bộ gửi cho nhân viên, giám đốc quan hệ công chúng của Weibo bị nghi ngờ hối lộ và gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích doanh nghiệp. "Theo quy định của công ty và luật pháp, chúng tôi đã quyết định trừng phạt Mao bằng cách sa thải và sẽ không thuê lại ông ta".
Một lãnh đạo cấp cao của Weibo vừa bị bắt.
Mao làm việc cho Weibo từ năm 2010, sau đó nhanh chóng thăng tiến qua nhiều cấp bậc tại bộ phận tiếp thị và quan hệ công chúng.
Weibo không trả lời câu hỏi của Reuters về việc sa thải Giám đốc Mao Taotao.
Thời gian gần đây, Weibo hứng chịu nhiều chỉ trích sau vụ bê bối liên quan đến ca sĩ nhạc pop người Canada gốc Hoa, Ngô Diệc Phàm. Ngôi sao này bị bắt giữ với cáo buộc gạ gẫm, cưỡng hiếp các cô gái trẻ.
Không lâu sau khi Ngô Diệc Phàm bị bắt, tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết lên án các mạng xã hội đánh bóng tên tuổi những người nổi tiếng nhằm gia tăng lượng truy cập. Điều đó tạo ra hệ lụy nghiêm trọng khi giới trẻ theo đuổi thần tượng một cách mù quáng.
Hôm 6/8, Weibo thông báo tắt tính năng xếp hạng ngôi sao dựa trên số lượng fan, lượt tương tác, mức độ lan tỏa đã được vận hành từ 2014.
Alibaba đang nắm giữ 30% cổ phần tại Weibo. Vụ bắt giữ lãnh đạo cấp cao của mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc xảy ra trong thời điểm Alibaba phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng khác.
Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ do tỷ phú Jack Ma sáng lập bị chỉ trích vì phản ứng chậm trễ trước cáo buộc một quản lý tấn công tình dục nhân viên. Hôm 9/8, Alibaba tuyên bố sa thải người này và kỷ luật hàng loạt nhân vật cấp cao có liên quan.
Baidu, Alibaba và Tencent đã thay đổi Internet như thế nào? Nhìn lại lịch sử, cuộc chiến bao vây của BAT (Baidu, Alibaba và Tencent) đã khiến Internet dần dần đi ngược lại với tinh thần ban đầu của nó - từ mở sang đóng, từ đổi mới sang độc quyền. Vào cuối thế kỷ 17, phong trào rào đất cướp ruộng (Enclosure) của tư bản Anh đạt đến cao trào, ảnh hưởng đến...