Trung Quốc “trấn an” Nga, Ấn Độ về quan hệ song phương
Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh cam kết với người đồng cấp Nga và Ấn Độ về mối quan hệ ngày càng sâu sắc, “sự phối hợp” ngày càng mạnh mẽ hơn, nhằm thể hiện tình đoàn kết với hai nước láng giềng lớn nhất của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bên lề hội nghị ngoại trưởng SCO. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có cuộc gặp với các Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ bên lề Hội nghị Ngoại trưởng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Ấn Độ hôm 4/5 (giờ địa phương) nhằm thảo luận về giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như những nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác song phương.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bên lề hội nghị SCO, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho biế,t Bắc Kinh “sẵn sàng duy trì liên lạc và phối hợp với Nga để đóng góp thiết thực vào việc giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng” ở Ukraine.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong một tuyên bố đưa ra ngày 5/5 cho biết, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ SCO, duy trì sự đoàn kết và hợp tác của tổ chức này, xây dựng SCO thành một nền tảng hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia thành viên.
Hai bên đồng thời nhất trí tăng cường liên lạc và phối hợp trong các khuôn khổ đa phương như BRICS, G20, Liên hợp quốc và ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phản đối “Chiến tranh Lạnh mới” và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bên lề hội nghị SCO. Ảnh: Reuters
Trong một cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar bên lề SCO, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho biết nước này sẵn sàng tăng cường “phối hợp và hợp tác” về các vấn đề quốc tế và khu vực với Ấn Độ và đưa quan hệ trở lại con đường phát triển “lành mạnh”.
Mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ xấu đi kể từ năm 2020, kể từ sau vụ đụng độ của quân đội hai nước ở biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khiến 24 người thiệt mạng.
Song, tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định với người đồng cấp Ấn Độ rằng tình hình ở biên giới “nhìn chung là ổn định”.
“Chúng ta nên rút kinh nghiệm và bài học từ lịch sử, nắm bắt quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau và đạt được thành công chung”, ông Tần Cương chia sẻ trong cuộc gặp với ông Subrahmanyam Jaishankar.
Chủ tịch BRICS tuyên bố Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD
Bà Purnima Anand, Chủ tịch Diễn đàn Quốc tế BRICS tuyên bố Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD trong các giao dịch thương mại vì hai quốc gia này đã chuyển sang sử dụng đồng nội tệ để thanh toán.
"Chúng tôi đã thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng rúp và đồng rupee. Do đó, cả hai quốc gia không cần thiết phải sử dụng đồng USD trong các giao dịch chung. Giờ đây, Trung Quốc cũng đang phát triển một cơ chế thanh toán tương tự bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Điều đó có nghĩa là các thành viên BRICS đang mở cửa với Nga, trao cho nước này cơ hội khắc phục hậu quả của các lệnh trừng phạt", hãng thông tấn RIA dẫn lời bà Anand cho biết hôm 24/8.
Nhà lãnh đạo khối BRICS tiết lộ thương mại giữa Ấn Độ và Nga đã tăng gấp 5 lần trong 40 năm qua. Moskva đang cung cấp lượng dầu ngày càng tăng cho New Delhi, đổi lại Ấn Độ cũng vận chuyển lượng lớn nông sản, hàng dệt may, thuốc men và các sản phẩm khác cho Nga.
Bà Anand cũng nhấn mạnh New Delhi sẽ giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến trừng phạt giữa phương Tây và Nga. Bất chấp áp lực của các trừng phạt, Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva "trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu cần thiết".
"Khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ấn Độ bỗng nhiên phải chịu sức ép ngừng nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng Bộ Ngoại giao đã phớt lờ áp lực này", người đứng đầu diễn đàn 5 nền kinh tế mới nổi nhấn mạnh. Theo bà Anand, phía Nga cũng đảm bảo không cắt đứt nguồn cung và lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia.
BRICS là diễn đàn kinh tế - xã hội và chính trị quốc tế có 5 thành viên - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 40% dân số thế giới.
Số ca mắc mới COVID-19 trong ngày tại Ấn Độ lại vượt mốc 10.000 ca Ngày 24/8, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca mắc mới COVID-19 trong ngày của nước này một lần nữa vượt mốc 10.000 ca. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 10.649 ca mắc mới, đưa tổng số ca...