TRUNG QUỐC: Tóm gọn 1.500 người bán thiết bị gian lận thi cử
Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ hơn 1.500 nghi phạm bán tài liệu và dụng cụ gian lận thi cử trong cuộc thi cấp quốc gia và tịch thu hơn 60.000 thiết bị, Bộ Công an Trung Quốc cho biết hôm 4-6.
Số tang chứng thu được cho thấy tình trạng báo động về gian lận trong thi cử tại Trung Quốc
Tân Hoa xã dẫn tuyên bố từ Bộ Công an cho biết số nghi phạm bắt được liên quan tới các hoạt động gian lận thi cử trong cuộc thi đại học của nước này diễn ra vào ngày 6 và 7-6.
Chiến dịch truy quét lần này của cơ quan công an trng quốc nhằm vào các hoạt động lấy cắp và buôn bán các tài liệu cũng như thiết bị gian lận thi cử.
Được biết, trong số các tang vật thu được có rất nhiều thể loại, từ những công cụ quay cóp từ thô sơ đến tinh vi, thậm chí có những thiết bị hiện đại có giá lên tới 790 USD/cái.
Theo NLD
Người cung cấp clip giám thị ném phao từng nhiều lần tố nhà trường
Anh N. - người cung cấp clip tiêu cực từng tố cáo nhà trường sai phạm với 37 "tội danh". Người này gửi clip cho thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhờ làm mờ mặt thí sinh nhưng không ngờ lại đăng lên mạng.
Video đang HOT
Từng nhiều lần tố cáo nhà trường
Trong quá trình tìm hiểu sự việc xung quanh câu chuyện gian lận thi cử tại Bắc Giang đang gây xôn xao dư luận, phóng viên đã tìm về trường THPT Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang).
Theo đó, chúng tôi cũng đến nhà anh Đ.D.N - người được cơ quan công an xác định là đã đưa clip cho thầy giáo Đỗ Việt Khoa cung cấp cho báo chí để tìm hiểu thêm về những câu chuyện xung quanh clip.
Tại đây, anh N. còn cho xem hàng loạt các clip ghi lại cảnh vi phạm trong thi tốt nghiệp THPT năm 2012 ở tất cả các môn thi. Các clip đều thể hiện rõ ràng những hành vi gian lận trong thi cử của thí sinh và giám thị của kỳ thi.
Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, nơi xảy ra vụ việc tiêu cực trong thi tốt nghiệp THPT 2012.
Anh N. cũng cho biết, trước đây anh từng là giáo viên thể dục tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Bản thân anh đã nhiều lần hướng dẫn các em học sinh luyện tập và thường xuyên "tự bỏ tiền túi" để đưa các em đi thi các giải đấu ở huyện Lục Nam hay ở tỉnh Bắc Giang.
Học sinh của anh N., nhiều em đã đạt các giải cao của huyện và tỉnh. Trong đó đã có những em trở thành những vận động viên của tỉnh. Tuy nhiên, khi có thành tích, ông Phó hiệu trưởng nhà trường khi đó là ông Nguyễn Ngọc Lưu (giờ đã nghỉ hưu) lại nhận hết đó là những thành tích do nhà trường bỏ tiền ra để đầu tư.
Quá bức xúc trước nhiều việc làm sai trái của lãnh đạo nhà trường, anh N. đều đứng ra tố cáo những hành vi sai trái của lãnh đạo nhà trường với 37 "tội danh". Tháng 1/2010, anh N. bất ngờ bị đuổi khỏi trường khi đang dạy học sinh trong giờ thể dục ở sân trường.
Quá bức xúc với việc vi phạm hợp đồng lao động của lãnh đạo trường THPT Dân lập Đồi Ngô, anh N đã quyết định khởi kiện lãnh đạo trường này ra toàn án dân sự huyện.
Quyết định thi hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lục Nam (Bắc Giang) ngày 30/3/2011 đã yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Lưu - phó hiệu trưởng trường THPT Đồi Ngô phải bồi thường cho anh N số tiền là 11,2 triệu đồng phải nhận anh N. quay trở lại làm việc theo hợp đồng lao động số 09/2009/HĐLĐ ngày 29/01/2009 phải công khai xin lỗi anh N. bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật đối với anh N.
Tuy nhiên, sau đó anh N. còn khởi kiện lãnh đạo trường THPT Dân lập Đồi Ngô với nhiều nội dung sai phạm trong việc chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh con thương binh, mua bảo hiểm sai quy định... nhưng đều không được các cơ quan chức năng giải quyết một cách thỏa đáng.
Được biết "Người đương thời" Đỗ Việt Khoa (thầy giáo nhiều lần đứng ra tố cáo các tiêu cực trong thi cử), anh N. đã tìm đến để chia sẻ những bức xúc của mình.
Sau khi thống nhất sẽ tố cáo những tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, anh N. được thầy Khoa cho mượn một chiếc bút quay và tự mình mua thêm một chiếc nữa để ghi lại những hình ảnh tiêu cực ở tất cả các môn thi.
Chia sẻ với phóng viên về lý do quay clip phản ánh tiêu cực, anh N. cho biết anh và thí sinh quay clip (người em họ của anh N.) đều bức xúc trước nhiều hành động sai trái của lãnh đạo và giáo viên ở trường THPT Dân lập Đồi Ngô.
Buồn và bối rối
Chia sẻ về sự việc này anh N. tâm sự: "Ban đầu tôi chỉ muốn chuyển qua cho thầy Khoa nhờ thầy xóa mặt các học sinh trong clip. Việc thầy tung clip lên mạng rồi sau đó nhiều phóng viên hỏi khiến tôi thực sự bối rối".
"Thực sự tôi cũng chưa biết rõ và chỉ muốn nêu sự việc bức xúc đã xảy ra nhiều năm ở trường này. Nếu học sinh bị đình chỉ học hay xử lí kỉ luật thì tôi thật sự buồn dù hành động dùng bút quay là sai".
Một tờ phao được đem vào phòng thi để chép
Bản thân thí sinh quay clip cũng tự nhận thức được hành động của mình là sai phạm quy chế nhưng vì bức xúc trước những việc làm sai trái của cán bộ và lãnh đạo trường THPT Dân lập Đồi Ngôi nên quyết tâm quay clip chứng minh.
Thậm chí thí sinh quay clip cũng tự xác định: "Nếu bị tránh trượt tốt nghiệp và bị cấm thi em sẽ đi phụ xe khách".
Thí sinh này cũng cho biết, trong 6 môn thi tốt nghiêp, có 3 môn được thoải mái sử dụng tài liệu để quay bài còn lại 3 môn thì được các cán bộ của trường đưa bài giải để chép.
Có thể hủy kết quả Chiều 5/6, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Đào Trọng Thi đã trả lời về vụ việc trên: Ông Thi nói: "Trường hợp này, khi chấm thi phải có chế độ đặc biệt. Nếu như thấy nhiều bài trùng hợp một cách bất thường với "phao" thì có thể xử lý theo quy chế, tức là những loại bài ấy sẽ bị trừ điểm hoặc bị hủy kết quả, tùy mức độ, theo đúng quy chế". - Nhưng những sự việc như vậy thì vẫn diễn ra từ lâu và dường như các trường vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu? - Trước hết phải kiểm tra xem clip có xác thực hay không. Mặc dù Sở GD-ĐT Bắc Giang đã xác nhận thông tin này là đúng và theo thông tin báo chí nêu thì Sở GD-ĐT Bắc Giang đã đình chỉ chủ tịch Hội đồng thi và giám thị liên quan, không cho những người này tham gia chấm thi, đồng thời báo cáo vụ việc với Bộ GD-ĐT. Xử lý như vậy cũng là nghiêm túc. Tuy nhiên, qua đây, việc đánh giá sự nghiêm túc trong kỳ thi của Bộ GD-ĐT cũng cần phải xem lại cẩn trọng hơn, nhất là khi các hiện tượng liên quan kỷ luật kỳ thi còn chưa được đánh giá một cách đúng mức. Bản thân những người tổ chức kỳ thi lại vi phạm thì đó là rất nghiêm trọng. Cũng có thể hiện tượng tiêu cực là do phụ huynh học sinh có quan hệ với hội đồng thi và thầy cô giáo nên người ta đã làm điều đó (ném phao cho thí sinh). Còn nếu không có động lực và quan hệ nào khác mà các giáo viên tự làm điều đó thì chỉ có thể xuất phát từ thành tích nhà trường. - Có thông tin người quay phim là thí sinh và Bộ GD-ĐT cho rằng phải xử lý cả người quay phim. Nhưng như vậy, vô tình, người tố cáo tiêu cực đã không được bảo vệ? - Điều này phải nói rằng bản thân anh quay phim trong phòng thi là vi phạm quy chế thi. Hai việc đó cần giải quyết rành mạch. Chuyện thí sinh vi phạm phải xử lý, còn thông tin từ clip, nếu được xác định là thật thì người ta lấy thông tin từ clip chứ không ai đánh giá thí sinh đó hành động tích cực, tố cáo sai phạm. Anh vi phạm kỷ luật rồi bảo vì mục đích tốt đẹp thì không chấp nhận được. Vì nếu chấp nhận việc làm đó thì nhiều người sẽ lợi dụng để vi phạm. - Vì có gian lận, kết quả trong phòng thi đó sẽ xử lý như thế nào, thưa ông? - Kết quả đó sẽ phải nghiên cứu một cách đầy đủ vì nó sẽ ảnh hưởng số đông thí sinh khác. Không thể vì vài người vi phạm mà để ảnh hưởng quyền lợi của nhiều người. Bởi vậy phải nghiên cứu xem ảnh hưởng của hiện tượng đó đến kết quả làm bài của các em như thế nào để có hình thức xử lý hợp lý. Tinh thần là phải bảo vệ quyền lợi của các em. Cụ thể, khi chấm thi phải có chế độ đặc biệt. Nếu như thấy nhiều bài trùng hợp một cách bất thường với "phao" thì có thể xử lý theo đúng quy chế, tức là những loại bài ấy sẽ bị trừ điểm hoặc bị hủy kết quả, tùy mức độ. Cái đó đã có quy chế rồi. (Theo Tiền Phong)
THIÊN TRƯỜNG
Theo Infonet
Công nghệ phòng chống tiêu cực trong thi cử của Mỹ Thi cử bao giờ cũng là chuyện lớn và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Thành công của mỗi kỳ thi đều có sự chung lưng đấu cật của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, của các thầy cô giáo, của các em học sinh- thí sinh và tất nhiên, của toàn xã hội. Tuy nhiên,...