Trung Quốc tố Mỹ có ca bệnh COVID-19 trước Vũ Hán
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác 24 “lời nói dối” của Mỹ về COVID-19 và cho rằng tất cả các bằng chứng thể hiện virus corona chủng mới không do con người tạo ra.
Trung Quốc mới đây công bố một bài viết phản bác trong đó phủ nhận 24 “cáo buộc phi lý” của các chính trị gia Mỹ phê phán cách chống dịch COVID-19 của nước này. Bài viết dài 30 trang, 11.000 từ được đăng trên website Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/5, tiếp tục phủ nhận các cáo buộc được nêu trong các cuộc họp báo trước đó.
Bài viết dẫn một số báo cáo truyền thông cho rằng người Mỹ đã bị nhiễm virus nCoV trước khi ca bệnh đầu tiên được xác nhận ở Vũ Hán, dù vậy chưa có bằng chứng nào cho thông tin này.
Bài viết của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu một số thông tin cho rằng đã có ca bệnh ở Mỹ trước Vũ Hán.
“Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và những người khác dường như rất bận rộn trả lời phỏng vấn thời gian gần đây, trong đó họ tiếp tục ‘tấn công’ Trung Quốc về COVID-19, cáo buộc Trung Quốc không hành động đủ nhanh hoặc cung cấp dữ liệu chính xác, kêu gọi điều tra quy trách nhiệm cho Trung Quốc. Chúng tôi đã liên tục bày tỏ quan điểm về điều này. Nhưng vì Mỹ tiếp tục những lời nói dối, chúng tôi muốn giúp thế giới nhìn thấy sự thật thông qua các thông tin”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.
Bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng virus được tạo ra một cách có chủ ý hoặc bằng cách nào đó đã bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán, bài báo nói rằng tất cả các bằng chứng cho thấy virus này không phải do con người tạo ra và viện không có khả năng tổng hợp một loại virus corona mới.
Video: Ngoại trưởng Mỹ nói Trung Quốc che giấu thông tin dịch COVID-19
Bài báo cũng đưa ra các mốc thời gian về việc Trung Quốc đã cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế theo cách thức “kịp thời”, “một cách cởi mở và minh bạch” như thế nào. Một báo cáo của tạp chí Der Spiegel hôm thứ Sáu (8/5) dẫn lời cơ quan tình báo Đức nói việc Trung Quốc giữ lại thông tin đã khiến thế giới chậm bốn đến sáu tuần trong việc chống lại virus.
Bài báo cũng bác bỏ những chỉ trích của phương Tây về việc Bắc Kinh xử lý trường hợp của bác sĩ Li Wenliang, 34 tuổi, người cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát của virus mới ở Vũ Hán. Bài báo nói Li không phải là “người thổi còi” và chưa bao giờ bị bắt, trái với nhiều báo cáo của phương Tây. Bài báo cho biết Li đã bị cảnh sát khiển trách vì “lan truyền tin đồn”.
Bệnh nhân Covid-19 thoát chết nhờ ghép phổi ở Trung Quốc
Các bác sĩ Vũ Hán đã ghép phổi cho một bệnh nhân 65 tuổi sau khi virus nCoV tàn phá các cơ quan trong cơ thể của ông.
Ông Cui An bắt đầu sốt cao vào ngày 23/1, có kết quả dương tính nCoV đầu tháng 2. Bệnh nhân phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) trong suốt 2 tháng khi điều trị tại một bệnh viện ở Vũ Hán.
Ngày 6/4, ông Cui được đưa vào Khu Chăm sóc Tích cực, nhiều lần có kết quả âm tính với nCoV chứng tỏ virus không còn tồn tại trong cơ thể.
Tuy nhiên, virus đã khiến bệnh nhân bị xơ phổi, suy hô hấp và phải gắn máy thở, điều trị bằng ECMO, ngấp nghé cửa tử.
Các bác sĩ mặc đầy đủ đồ bảo hộ khi phẫu thuật cho ông Cui
Các bác sĩ nhận định ghép phổi là cách duy nhất để cứu ông Cui bởi Covid-19 đã gây ra những tổn thương không thể phục hồi ở phổi, khiến bệnh nhân thở khó khăn.
Ngày 20/4, các bác sĩ tiếp nhận được một cặp phổi của người hiến đã qua đời phù hợp với ông Cui. Hai lá phổi được đưa từ tỉnh Vân Nam tới Vũ Hán bằng đường hàng không.
Ca phẫu thuật được tiến hành vào tối cùng ngày tại Bệnh viện Nhân Dân của Đại học Vũ Hán. 20 nhân viên y tế đã tham gia ca mổ kéo dài 6 tiếng. Phòng áp lực âm được sử dụng để hạn chế sự lây nhiễm của virus.
Bác sĩ Lin Huiqing, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực, đánh giá ca mổ "mạo hiểm cao". Tất cả các y bác sĩ đều phải đeo thiết bị chống ồn để có áp lực dương.
"Khi đó, các bác sĩ không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ và phải sử dụng kinh nghiệm, sự hiểu biết lẫn nhau để hoàn thành ca mổ", bác sĩ Lin giải thích.
Phổi được chuyển qua đường máy bay để thay cho ông Cui
Theo thông tin từ bệnh viện, ông Cui đang bình phục tốt. Bệnh nhân không cần dùng ECMO 2 ngày sau khi phẫu thuật. Ông Cui đã tỉnh lại vào ngày 24/4, tay chân có thể cử động đơn giản.
Tuy nhiên, ông vẫn phải sử dụng máy thở bởi các cơ chưa đủ khỏe để hỗ trợ cho phổi mới. Theo các bác sĩ, phải mất một thời gian dài nữa, bệnh nhân mới bình phục hoàn toàn.
Theo chuyên gia Jiao Yahui, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ghép phổi vẫn là giải pháp duy nhất để cứu những bệnh nhân bị tổn thương nặng ở phổi.
Tuy nhiên, bà Jiao nói rằng bác sĩ chỉ nên tiến hành ca ghép khi virus trong cơ thể bệnh nhân được tiêu diệt hết. "Nếu không, phổi mới cũng có thể bị lây nhiễm và hư hỏng", bà Jiao nói.
Ở Trung Quốc còn có 2 bệnh nhân khác cũng được ghép phổi thành công.
Nơi có 15 người chết vì Covid-19 vẫn cho y tá nhiễm bệnh làm việc Các quan chức y tế New York vẫn cho phép các y tá nhiễm virus nCoV tiếp tục làm tại một viện dưỡng lão đã có 15 người chết vì Covid-19. Mới đây, tờ New York Post phanh phui ra sự việc các nhân viên đang nhiễm Covid-19 của viện dưỡng lão Hornell Gardens (quận Steuben, New York) trở lại làm việc bình...