Trung Quốc tổ chức cuộc họp chưa từng có về ổn định kinh tế
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, cần phối hợp có hiệu quả giữa công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, đặt ổn định tăng trưởng lên vị trí ưu tiên cao hơn.
Chính phủ Trung Quốc hôm qua (25/5) vừa tổ chức một cuộc họp trực tuyến quốc gia được truyền thông nước này đánh giá là “chưa từng có tiền lệ” về ổn định kinh tế với hơn 100.000 người tham dự, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện tốt hơn các biện pháp để giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định và hợp lý.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận trong tháng 3, đặc biệt là từ tháng 4, một số chỉ số kinh tế của Trung Quốc đã giảm đáng kể, khó khăn ở một số khía cạnh và mức độ nhất định còn lớn hơn so với đợt dịch nghiêm trọng năm 2020.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, cần phối hợp có hiệu quả giữa công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, đặt ổn định tăng trưởng lên vị trí ưu tiên cao hơn, đẩy mạnh thực thi hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế, đảm bảo các thực thể thị trường, việc làm và sinh kế của người dân, bảo vệ khả năng phục hồi của nền kinh tế, nỗ lực đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý trong quý II, nhanh chóng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và đưa nền kinh tế vận hành trong phạm vi hợp lý.
Video đang HOT
Ông cũng yêu cầu cơ bản hoàn thành các chính sách đã được xác định tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương và Báo cáo công tác Chính phủ trong nửa đầu năm. Các biện pháp chi tiết thực thi gói chính sách ổn định nền kinh tế được cuộc họp Thường trực Quốc vụ viện xác định phải được ban hành trước cuối tháng 5/2022.
Ông Lý Khắc Cường cũng cho biết, Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ cử các đoàn thanh tra đến 12 tỉnh vào ngày 26/5 để tiến hành một đợt thanh kiểm tra việc thực thi và triển khai các chính sách.
Trước đó, hôm 23/5, Thường trực Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc đã nhóm họp và công bố gói biện pháp kích thích kinh tế mới ước tính có quy mô hơn 400 tỷ USD, gồm 33 biện pháp thuộc 6 lĩnh vực, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại.
Gói chính sách này được đưa ra vào thời điểm kinh tế Trung Quốc xuất hiện một số tín hiệu kém khả quan, mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,5% trong năm 2022 được cho là “khó thực hiện được” trong điều kiện nước này đang phải đối mặt với khó khăn từ các đợt bùng phát do Omicron và các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt.
Được biết, một cuộc họp quy mô lớn trước đó từng được tổ chức ngày 23/2/2020, khi đợt dịch đầu tiên tại Vũ Hán đang ở vào thời điểm nghiêm trọng nhất, với 170.000 quan chức trên toàn quốc tham dự qua liên kết video, nhằm tập trung triển khai công tác phối hợp kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội./.
'Cộng đồng phú dụ' của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại
Hãng Fox News (Mỹ) đánh giá Trung Quốc dường như đang thoái lui khỏi một trong những sáng kiến chính sách quan trọng nhất là "cộng đồng phú dụ".
Một góc trung tâm tài chính Thượng Hải. Ảnh: Reuters
Điều này phản ánh khó khăn trong cải tiến kinh tế và giảm mất cân bằng kinh tế Trung Quốc sau gần một thập niên. Vào năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giới thiệu chương trình có tên "cộng đồng phú dụ" hướng đến tái phân phối hầu hết tài sản tại nước này, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại rằng giới tinh hoa đã được hưởng lợi không cân đối từ phát triển kinh tế quốc gia.
Trong tháng 1, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ: "Đầu tiên chúng tôi sẽ khiến miếng bánh to hơn và chia đều nó qua các sắp xếp thể chế hợp lý. Nó tương tự như sóng biển nâng mọi con tàu, tất cả mọi người đều được cổ phần công bằng từ phát triển, và thành tựu phát triển sẽ tạo lợi ích cho tất cả mọi người theo cách bền vững, công bằng hơn". Bắc Kinh đã khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao đóng góp nhiều hơn cho xã hội qua cái gọi là "phân phối thứ ba"-từ thiện và quyên góp.
"Cộng đồng phú dụ" phản ánh xu hướng chính sách của ông Tập Cận Bình, bao gồm xử lý những công ty công nghệ được coi là lợi dụng sức mạnh thị trường để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi mảng xử lý các doanh nghiệp công nghệ vẫn tiếp diễn thì những góc khác của chương trình "cộng đồng phú dụ" lại chững lại do Trung Quốc chuyển đổi các ưu tiên trong bối cảnh tăng trưởng bị ảnh hưởng do tác động của dịch COVID-19.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Fox News
Năm 2021, cụm từ "cộng đồng phú dụ" xuất hiện ở khắp nơi, từ truyền thông đến trường học và các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một nghị quyết được thông qua tại cuộc họp của đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu năm 2021, cụm từ "cộng đồng phú dụ" được sử dụng đến 8 lần. Nhưng năm nay, cụm từ này chỉ xuất hiện đúng một lần trong báo cáo về kinh tế dài 17.000 từ của Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 3.
Báo cáo ngân sách mới nhất của Bộ Tài chính Trung Quốc không đề ra mục tiêu cụ thể để chính phủ trung ương định hướng các nguồn lực dành cho chương trình "cộng đồng phú dụ". Tại tỉnh Chiết Giang, vốn là nơi được thí điểm chính của chương trình, các kế hoạch kinh tế mới ít nhắc đến chính sách có thể giúp chuyển của cải đến những hộ gia đình không mấy giàu có.
Bắc Kinh cũng giảm bớt một số biện pháp liên quan đến chiến dịch này. Chính phủ Trung Quốc vào tháng 3 đã hoãn lại kế hoạch mở rộng thuế tài sản mới có thể giúp tăng vốn cho các chương trình phúc lợi xã hội. Thử nghiệm về thuế tài sản mới này mới chỉ được áp dụng tại Thượng Hải và Trùng Khánh.
Các nhà phân tích đánh giá rằng mục tiêu thịnh vượng chung có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tái cân bằng kinh tế Trung Quốc hướng đến tăng trưởng từ tiêu dùng để giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, chính sách này có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng từ các lĩnh vực tư.
Thủ tướng Trung Quốc đề nghị hỗ trợ với 'vai trò tích cực' cho Ukraine Thủ tướng Lý Khắc Cường gọi tình hình tại Ukraine là nghiêm trọng đồng thời đề nghị Trung Quốc sẽ hỗ trợ với "vai trò tích cực" cho hòa bình. Màn hình lớn tại Bắc Kinh trình chiếu phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 11/3. Ảnh: AP Phát biểu trước các phóng viên ngày 11/3, Thủ tướng Lý...