Trung Quốc tinh giản chính phủ
Chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch giảm quy mô của bộ máy hành pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm tham nhũng.
Ông Mã Khải phát biểu trước quốc hội Trung Quốc về kế hoạch cải tổ bộ máy chính phủ trong phiên họp ngày 10/3. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Kế hoạch cải tổ bộ máy chính phủ đã được ông Mã Khải, một thành viên của chính phủ, đệ trình trong một phiên họp của quốc hội Trung Quốc hôm qua. Nếu quốc hội thông qua kế hoạch, số bộ và cơ quan ngang bộ của Trung Quốc sẽ giảm từ 27 xuống 25. Chính phủ Trung Quốc sẽ sáp nhập Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình – cơ quan điều hành chính sách một con – vào Bộ Y tế, đồng thời tăng cường quyền lực của Tổng cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm. Bộ Đường sắt sẽ bị giải tán, Tân Hoa Xã đưa tin.
Đây là lần cải tổ bộ máy chính quyền lần thứ bảy trong ba thập kỷ và là lần tinh giản bộ máy lớn nhất từ năm 1998, khi ông Chu Dung Cơ làm thủ tướng. Mục đích của kế hoạch là nâng cao hiệu quả hành pháp và chống tham nhũng, đồng thời giảm mức độ can thiệp của nhà nước vào thị trường và các vấn đề xã hội.
Video đang HOT
“Bộ máy cồng kềnh, sự phân chia quyền lực chồng chéo đang tồn tại trong chính phủ Trung Quốc. Một số bộ có quyền lực lớn hơn mức cần thiết, nhưng lại không được phép hành động trong một số lĩnh vực lẽ ra thuộc thẩm quyền của họ”, ông Mã Khải nói.
Theo ông Mã Khải, hiệu quả hành pháp thấp và nạn quan liêu là hai vấn đề lớn đối với bộ máy chính quyền Trung Quốc, trong khi hoạt động giám sát quyền lực hành pháp chưa được thực thi đúng mức.
“Những vấn đề đó gây nên nhiều vụ tham nhũng và tình trạng công chức không làm tròn nhiệm vụ”, ông bình luận.
Theo VNE
'Quốc phòng Trung Quốc không đe dọa nước nào'
Người phát ngôn kỳ họp lần thứ nhất của khóa 12 quốc hội Trung Quốc hôm nay tuyên bố việc tăng cường quốc phòng là để bảo vệ an ninh, hòa bình, chứ không nhằm đe dọa các nước khác.
Bà Phó Doanh phát biểu tại cuộc họp báo ở Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc hôm nay. Ảnh: AFP
Bà Phó Doanh, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc và là phát ngôn viên kỳ họp lần này, nhận được câu hỏi về chi tiêu quân sự tại cuộc họp báo diễn ra một ngày trước khi quốc hội Trung Quốc bắt đầu kỳ họp.
"Dường như Trung Quốc mỗi năm luôn phải giải thích với thế giới bên ngoài về việc tại sao chúng tôi nên tăng cường quốc phòng và tại sao chúng tôi nên tăng ngân sách quân sự", AFP dẫn lời bà Phó nói.
Tuy nhiên, "chính sách quốc phòng của Trung Quốc luôn là hòa bình và tự vệ. Chúng tôi tăng cường quốc phòng để bảo vệ chính mình và bảo vệ an ninh, hòa bình, chứ không nhằm đe dọa các nước khác", bà Phó cho biết thêm.
"Sẽ không phải là tin vui cho thế giới nếu một nước lớn như Trung Quốc không thể bảo vệ an ninh của chính mình. Tăng cường khả năng quốc phòng của Trung Quốc sẽ có lợi cho ổn định lâu dài tại khu vực và cũng có lợi cho hòa bình của thế giới", bà nói.
Tại các cuộc họp báo trước các kỳ họp quốc hội trước đây, ít nhất là từ năm 2006, ngân sách quốc phòng Trung Quốc luôn được công khai. Năm ngoái, người phát ngôn kỳ họp cho biết chi tiêu quân sự năm 2012 của Bắc Kinh sẽ tăng 11,2% lên mức 670,27 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 107,6 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay).
Việc công bố các khoản ngân sách phụ thuộc vào sự chấp thuận chính thức bởi quốc hội Trung Quốc, và có thể được đưa ra trong các phiên về tài chính chính phủ trong những ngày tới.
Các chuyên gia cho rằng chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc về cơ bản thường là cao hơn những số liệu được công bố công khai. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng đều trong những năm qua cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc của nước này. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trở thành một vấn đề nhạy cảm, khi nó diễn ra cùng lúc với việc Bắc Kinh bị các nước láng giềng dè chừng bởi quan điểm quân sự ngày một cứng rắn có liên quan tới những tranh chấp chủ quyền.
Bắc Kinh và Tokyo đã cho các chiến đấu cơ bay tới những khu vực gần chuỗi đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật gọi là Senkaku. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với các đảo thuộc nhóm đảo này nhưng Nhật Bản quản lý trên thực tế. Trung Quốc cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông với một số nước thành viên ASEAN.
Theo VNE
Trung Quốc ra luật phải "thường xuyên thăm người cao tuổi" Trung Quốc đang phải đối diện với bài toán dân số lão hóa - Ảnh: Reuters Quốc hội Trung Quốc ngày 28.12 đã thông qua một luật mới, theo đó tất cả thành viên trong gia đình phải thường xuyên đến thăm viếng người thân cao tuổi của họ. Luật mới này nằm trong bộ Luật sửa đổi Bảo vệ quyền và lợi...