Trung Quốc tìm thấy dấu hiệu của nước trên mặt trăng
Giới khoa học Trung Quốc cho biết nước hiện diện trong các mẫu đá do tàu tự hành trong sứ mệnh thám hiểm mặt trăng Thường Nga 5 thu thập.
Hoạt động thu thập mẫu đất đá trên mặt trăng trong sứ mệnh Thường Nga 5 của Trung QuốcAFP
Tờ Independent ngày 16.6 đưa tin các nhà khoa học Trung Quốc vừa xét nghiệm mẫu đất đá thu thập được trong sứ mệnh thám hiểm mặt trăng Thường Nga 5 và phát hiện dấu hiệu của nước.
Tàu tự hành đáp xuống mặt trăng vào tháng 12.2020, thu thập khoảng 1,7kg đất đá ở bề mặt và đánh giá sơ bộ về hỗn hợp hóa chất thu thập được.
Video đang HOT
Dữ liệu này giúp các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng phân tử nước có thể xuất hiện với tỷ lệ 120 phần triệu ( ppm) trong một số dạng đá mặt trăng và 180 ppm ở các dạng khác.
Mới đây, một nhóm chuyên gia Viện Khoa học Trung Quốc xác nhận về sự hiện diện của nước trong mẫu đất đá bằng cách nghiên cứu trực tiếp tại mặt đất. Mẫu vật được phân tích có vẻ khá khô, có tỷ lệ nước là 28,5 ppm.
Tuy nhiên, họ còn phát hiện khoáng chất apatit trong mẫu đất đá giúp tăng tỷ lệ nước lên 179 pmm, giống với dự báo trước đó.
Những viễn vọng kính và quan trắc qua vệ tinh từ lâu đã khiến giới khoa học nghi ngờ rằng nước từng tồn tại trên mặt trăng, ở dạng hydroxyl hoặc H2O trong đá.
Họ hy vọng rằng các phi hành gia “thuộc địa hóa” mặt trăng trong tương lai sẽ có thể chiết xuất phân tử ô xy và hydro khỏi môi trường để tạo nguồn cung nước và ô xy.
Tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần tòa nhà 102 tầng đang lao về phía Trái Đất
Tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần toà nhà Empire State ở Mỹ đang hướng về phía Trái Đất với vận tốc 76.000 km/h.
Theo trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất, tiểu hành tinh có tên 1989 JA đang hướng về Trái Đất, cách khoảng 4 triệu km, gần 10 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt trăng.
Tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần tòa nhà 102 tầng đang lao về phía Trái Đất
Tảng đá không gian có đường kính 1,8 km, di chuyển với vận tốc 76.000 km/h, nhanh hơn 20 lần so với viên đạn đang tăng tốc, có thể gây ra thiệt hại to lớn cho hành tinh nếu xảy ra va chạm.
Ước tính, tiểu hành tinh có kích thước gấp 4 lần toà nhà Empire State ở New York, Mỹ. Đây là tòa nhà 102 tầng với tổng chiều cao là 381 mét, và nếu tính cả ăng-ten nó cao 442 mét. Tòa nhà do Shreve, Lamb and Harmon thiết kế. Empire State chính thức khởi công xây dựng vào tháng 1/1930 và hoàn thành vào tháng 5/1931 và là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến năm 1972.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, 1989 JA được phân loại là 'có khả năng nguy hiểm', là tiểu hành tinh lớn nhất tiếp cận gần Trái Đất trong năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia tính toán tiểu hành tinh sẽ vượt qua Trái Đất một cách an toàn, sẽ không bay gần hành tinh cho đến tháng 6/2055, 70 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng.
Đây là một trong gần 29.000 vật thể gần Trái Đất mà NASA theo dõi mỗi năm. Cơ quan này theo dõi bất kỳ vật thể nào đi qua trong khoảng 48 triệu km quỹ đạo Trái Đất. Phần lớn các đối tượng này cực kỳ nhỏ, riêng 1989 JA lớn hơn khoảng 99% đối tượng mà NASA theo dõi.
NASA theo dõi chặt chẽ những tiểu hành tinh như thế này và gần đây đã khởi động một sứ mệnh để kiểm tra xem có thể làm chệch hướng các tiểu hành tinh gây nguy hiểm khỏi hành trình va chạm với Trái Đất hay không.
Vào tháng 11/2021, NASA đã phóng một tàu vũ trụ có tên là thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép DART. Tàu sẽ va chạm trực diện vào Dimorphos, một mặt trăng nhỏ quay quanh tiểu hành tinh gần Trái Đất là Didymos.
Dimorphos có kích thước khoảng 160 mét, cách hành tinh khoảng 11 triệu km, đang di chuyển với tốc độ 23.758 km/h. Vụ va chạm dự tính sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2022. Vụ va chạm sẽ không phá hủy tiểu hành tinh nhưng làm thay đổi đường quỹ đạo của nó.
Lần đầu tiên trồng cây trong đất lấy từ Mặt trăng Các nhà khoa học đã thành công trong việc trồng cây trên đất từ Mặt trăng.Các nhà khoa học đã thực hiện thành công bức đi nhỏ mở ra hi vọng lớn trong tương lai khi trồng cây trên đất lấy từ mặt trăng. Lần đầu tiên trồng cây trong đất lấy từ Mặt trăng Hạt giống của cải xoong đã nảy mầm...