Trung Quốc tìm cách ‘qua mặt’ Apple
Trung Quốc cố qua mặt tính năng chặn theo dõi ứng dụng (ATT) của Apple nhưng đã bị “nhà táo” trả đũa.
Apple chiến thắng bước đầu trong cuộc chiến quyền riêng tư với Trung Quốc
Kể từ khi tính năng ATT xuất hiện, các ứng dụng hoạt động trên iOS phải được người dùng cho phép thì mới có thể theo dõi họ. Sự cho phép của người dùng được gọi là “Nhận dạng số dành cho nhà quảng cáo” (IDFA).
Theo Financial Times , những “gã khổng lồ” công nghệ như Baidu, Tencent và ByteDance cùng Hiệp hội Quảng cáo, Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền Thông Trung Quốc đã bắt tay với nhau thành lập đội ngũ riêng, đưa ra giải pháp CAID – một hệ thống giúp bên thứ ba có thể lách luật trên các thiết bị Apple. Hệ thống này vẫn có hiệu quả ngay cả khi người dùng từ chối cho theo dõi.
Video đang HOT
CAID được phát triển từ năm 2020 và đã thử nghiệm công khai trong nhiều tháng trước khi phát hành vào cuối tháng 3.
Nhiều người tin rằng hệ thống CAID sẽ là một rủi ro đối với ATT và hoạt động kinh doanh trị giá 50 tỉ USD của Apple tại Trung Quốc. Nhà tư vấn Eric Seufert nói với Financial Times rằng nỗ lực của Trung Quốc đã đặt Apple vào “một tình huống bất khả thi”. Apple phải lựa chọn giữa việc từ chối CAID, mất đi mối quan hệ với Bắc Kinh, hay sẽ chấp nhận CAID và chơi theo luật của Trung Quốc.
Khi tin đồn về CAID trôi nổi khắp nơi, Apple đã lập tức đáp trả bằng cách chặn bản cập nhật của các ứng dụng được CAID hỗ trợ. Sau đòn trả đũa của Apple, CAID đã yếu đi đáng kể và dự án không còn sức hút nữa.
Rich Bishop – giám đốc điều hành của AppleInChina cho biết: “Đây là một chiến thắng cho Apple và cho cả quyền riêng tư người dùng, vì những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã buộc phải lùi bước và tuân thủ quy tắc của Apple”.
Alex Bauer – người đứng đầu bộ phận tiếp thị sản phẩm tại Branch nhận xét: “Trung Quốc đang đánh cược với CAID vì cho rằng Apple không thể chặn mọi ứng dụng lớn trên thị trường, nhưng Apple đã khẳng định quyền kiểm soát tình hình bằng cách mạnh tay răn đe những ứng dụng đầu tiên trước khi liên minh các công ty Trung Quốc đạt được mục đích”.
Tuy nhiên, nhóm phát triển CAID vẫn đang hoạt động. Một nguồn tin thân cận nói với Financial Times rằng nhóm này đang tích cực đàm phán với các công ty công nghệ. Nếu CAID nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Bắc Kinh, công nghệ này có thể tiến xa hơn. Họ cũng đang xây dựng mã nhận dạng số cho Android với tên gọi OID, nhưng họ muốn nhắm tới thị trường iPhone trước.
Nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc bị phạt
Cục Quản lý Thị trường của Trung Quốc đã phạt một số gã khổng lồ công nghệ của nước này bao gồm Tencent, Baidu và ByteDance vì các vụ mua lại và đầu tư trong quá khứ.
Vào hôm thứ sáu, Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc thông báo về việc ông Mã Hóa Đằng, CEO của Tencent, bị phạt 500,000 nhân dân tệ (77,000 USD) vì khoản đầu tư vào ứng dụng giáo dục trực tuyến Yuanfudao trong năm 2018. Baidu cũng đã từng bị phạt khi cố mua lại nhà sản xuất thiết bị điện tử Ainemo vào năm 2014.
Tencent, Baidu cùng với Alibaba đã chịu chung số phận đối diện các án phạt từ Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc trước những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát ngành công nghiệp tỷ đôla này. Vào năm 2020, cơ quan này đã ban hành án phạt với Alibaba vì những lý do tương tự.
"Thông điệp được đưa ra rất rõ ràng rằng việc có sự chấp thuận của chính quyền trong những thương vụ mua lại và sáp nhập giữa các công ty là một điều bắt buộc", Ye Han, cộng tác viên công ty luật Merits & Tree có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên về chống độc quyền và mua bán, sáp nhập (M&A), cho biết.
"Mặc dù chúng tôi chưa từng ghi nhận trường hợp các công ty bị tan rã hoặc sáp nhập không suôn sẻ, nhưng những vụ việc này có thể xảy ra ở hậu trường", Ye Han bổ sung.
Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang vấp phải những động thái cứng rắn của Chính phủ Trung Quốc trong việc phòng chống độc quyền.
Didi Mobility, một đơn vị thuộc gã khổng lồ Didi Chuxing và công ty SoftBank đã bị phạt 500,000 nhân dân tệ, vốn là mức phạt cao nhất, vì đã bí mật thiết lập một liên doanh khi chưa có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. ByteDance và đối tác của họ là công ty Shanghai Dongfang Newspaper cũng bị phạt số tiền tương tự trong một vụ hợp tác nhằm tạo ra liên doanh về video bản quyền vào năm 2019.
Những công ty công nghệ như Tencent trước đây đã thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập quy mô lớn thông qua cái gọi là mô hình sở hữu đặc biệt (VIE), hoạt động dựa trên các cơ sở pháp lý không rõ ràng. Những đạo luật chống độc quyền mới, kèm theo các khoản tiền phạt do cơ quan quản lý đưa ra, là một tín hiệu cho thấy mô hình VIE đã rơi vào tầm ngắm của chính quyền.
Khả năng bành trướng hệ sinh thái nội địa của Tencent thông qua M&A có thể bị suy yếu đáng kể do sự giám sát ngày một gắt gao của chính phủ. Có thể số tiền phạt 500,000 nhân dân tệ không quá đáng kể đối với Tencent, nhưng đây là lời cảnh báo rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ xử lý triệt để các vấn liên quan đến phòng chống độc quyền, theo chia sẻ từ 2 nhà phân tích Vey-Sern Ling và Tiffany Tam.
ByteDance bắt đầu bán thuật toán của TikTok Đơn vị mới được ByteDance thành lập sẽ tập trung vào việc bán các tài nguyên của TikTok. ByteDance đang bán công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp lan truyền ứng dụng xem video ngắn TikTok ra bên ngoài Trung Quốc. Mục đích của công ty là giúp tăng doanh thu để chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu ra công...