Trung Quốc tìm cách ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nhân khẩu học
Ngày 16/8, Trung Quốc công bố hàng loạt biện pháp khuyến khích các gia đình sinh thêm con trong bối cảnh tỷ lệ sinh tại quốc gia này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong những năm gần đây, quốc gia đông dân nhất thế giới đã chật vật tìm cách ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nhân khẩu học khi lực lượng lao động già hóa nhanh chóng, kinh tế chững lại và tốc độ tăng trưởng dân số cũng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Dù Trung Quốc đã chấm dứt chính sách mỗi gia đình chỉ sinh một con từ năm 2016 và cũng đã cho phép các cặp vợ chồng sinh 3 con từ năm 2021, tỷ lệ sinh vẫn giảm trong 5 năm qua.
Theo chính sách mới được Ủy ban Y tế quốc gia (NHS) ban hành ngày 16/8, chính quyền trung ương và các tỉnh được khuyến nghị tăng chi tiêu cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện các dịch vụ chăm sóc trẻ trên toàn quốc. Chính quyền các địa phương được yêu cầu triển khai các biện pháp hỗ trợ sinh sản chủ động, trong đó có những biện pháp như trợ cấp, hoàn tiền thuế, cung cấp chương trình bảo hiểm y tế và giáo dục chất lượng tốt hơn, hỗ trợ nhà ở và việc làm cho các hộ gia đình trẻ.
Đến cuối năm 2022, tất cả các tỉnh phải đảm bảo có dịch vụ trông trẻ từ 2-3 tuổi. Nhiều thành phố có mức sống cao hơn đã cung cấp những ưu dãi thuế, tín dụng nhà ở, phúc lợi giáo dục và cả tiền mặt để khuyến khích phụ nữ sinh thêm con. Chính sách mới ban hành mong muốn nhân rộng mô hình này trên cả nước.
Chi phí sinh hoạt tăng cao và việc người dân ngày càng có xu hướng xây dựng gia đình quy mô nhỏ hơn được cho là những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ sinh tại Trung Quốc ngày càng giảm. Hồi đầu tháng này, giới chức Trung Quốc cảnh báo dân số nước này sẽ bắt đầu giảm dần vào năm 2025.
Video đang HOT
Ấn Độ sắp vượt Trung Quốc thành quốc gia đông dân nhất thế giới
Năm 2023, Ấn Độ có nhiều khả năng trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bãi biển Juhu tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 8/5. Ảnh: AP
Báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2022 do Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 11/7 dự báo Ấn Độ sẽ vượt qua nước láng giềng Trung Quốc trở thành quốc gia đông nhất vào năm 2023.
"Đông Á - Đông Nam Á" và "Trung Á - Nam Á" là hai cụm khu vực tập trung đông dân nhất của thế giới năm 2022, với lần lượt khoảng 2,3 tỷ người (chiếm 29% tổng dân số toàn cầu) và 2,1 tỷ người (chiếm 26% dân số toàn cầu).
Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tỷ lệ dân số lớn nhất tại các vùng trên. Theo báo cáo của LHQ, dân số Ấn Độ hiện là 1,412 tỷ người, trong khi Trung Quốc là 1,426 tỷ người.
Cán mốc 8 tỷ người
LHQ dự báo dân số thế giới sẽ chạm mốc 8 tỷ người vào ngày 15/11 năm nay. Dân số thế giới đang phát triển với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1950, chỉ dưới 1% vào năm 2020. Trong tương lai, dân số thế giới có thể tăng lên khoảng 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050. Con số này sẽ chạm ngưỡng 10,4 tỷ người trong những năm 2080 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2100.
Hơn một nửa mức tăng dân số toàn cầu tính đến năm 2050 sẽ chỉ tập trung ở 8 quốc gia gồm Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania. Bản báo cáo giải thích rằng dân số gia tăng một phần là do tỷ lệ tử vong giảm. Điều này được thể hiện ở tuổi thọ trung bình tăng lên.
Trên toàn cầu, tuổi thọ trung bình đạt 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng gần 9 tuổi kể từ năm 1990. Dự báo, tỷ lệ tử vong sẽ giảm hơn nữa để kéo dài tuổi thọ trung bình toàn cầu lên khoảng 77,2 năm vào năm 2050. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới là 5,4 năm.
Sau khi tỷ lệ tử vong giảm, dân số sẽ tiếp tục tăng lên nếu như tỷ lệ sinh vẫn ở mức cao. Khi tỷ lệ sinh bắt đầu giảm, tốc độ tăng dân số hàng năm sẽ giảm theo.
Vào năm 2021, tỷ lệ sinh nở trung bình của dân số thế giới là 2,3 lần đối với một phụ nữ trong suốt cuộc đời, giảm từ khoảng 5 lần sinh cho mỗi phụ nữ vào năm 1950. Tỷ lệ này được dự báo giảm xuống còn 2,1 lần sinh đối với một phụ nữ vào năm 2050.
Hiện nay, dân số thế giới tăng gấp ba lần so với giữa thế kỷ 20. Phải mất khoảng 37 năm kể từ năm 1950, số lượng con người trên Trái đất mới tăng gấp đôi, vượt qua mốc 5 tỷ dân vào năm 1987. 70 năm sau đó, dân số toàn cầu mới có thể tăng gấp đôi một lần nữa, lên hơn 10 tỷ người vào năm 2059.
"Trong hơn 100 năm từ 1950-2050, dân số thế giới tăng nhanh nhất vào giai đoạn 1962-1965 với tốc độ trung bình 2,1% mỗi năm. Kể từ đó, tốc độ tăng dân số đã chậm lại hơn một nửa vì mức sinh giảm. Năm 2020, và lần đầu tiên kể từ năm 1950, tốc độ tăng dân số giảm xuống dưới 1% mỗi năm và sẽ tiếp tục chậm lại cho đến cuối thế kỷ này.
Ngoài ra, có 61 quốc gia hoặc khu vực được dự báo giảm 1% dân số trở lên trong khoảng thời gian từ năm 2022 - 2050. Ở các quốc gia có ít nhất nửa triệu dân như Bulgaria, Latvia, Litva, Serbia và Ukraine, mức giảm về quy mô dân số này là tương đối lớn. Dân số Trung Quốc sẽ sụt giảm vào đầu năm 2023.
Nhiều phụ nữ, nhiều người lớn tuổi hơn
Trên toàn cầu, năm 2022, tỷ lệ nam giới (50,3%) đang nhiều hơn so với nữ giới (49,7%). Dự báo, con số này sẽ đảo ngược từ từ trong suốt thế kỷ. Dự kiến đến năm 2050, số nữ giới sẽ bằng số nam giới.
Ngoài ra, năm 2018, số người từ 65 tuổi trở lên lần đầu tiên nhiều hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2022, có 771 triệu người từ 65 tuổi trở lên trên toàn cầu, gấp 3 lần so với năm 1980 (258 triệu). Dân số già được dự báo sẽ đạt 994 triệu người vào năm 2030 và 1,6 tỷ người vào năm 2050.
Kết quả là đến năm 2050, số người từ 65 tuổi trở lên nhiều hơn gấp đôi so với số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu, trong khi số người từ 65 tuổi trở lên sẽ gần bằng với số trẻ em từ 5 - 12 tuổi.
Các quốc gia Đông Á đau đầu với thảm hoạ dân số vì xu hướng không sinh con Nhật Bản từ lâu đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng dân số tồi tệ nhất. Giờ đây, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, trong khi tình hình ở Trung Quốc cũng không khá hơn. Ảnh minh hoạ: Getty images Theo tờ Korea Times, vào năm 2021, trung bình một phụ nữ...