Trung Quốc tiết lộ chiến dịch lùng bắt quan tham chạy trốn
Một cơ quan quyền lực của Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ chi tiết cách thức họ lần theo các đối tượng tham nhũng ở nước ngoài để đưa nghi phạm cùng tài sản phi pháp về nước.
Tiết lộ trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch nước Tập Cận Bình đang tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng trong đảng, quân đội và chính quyền.
Quan tham Yu Zhendong, bị cáo buộc biển thủ 485 triệu USD của một ngân hàng nhà nước do ông đứng đầu, bị cảnh sát bắt giữ tại Sân bay quốc tế Bắc Kinh hồi tháng 4/2004 (Ảnh: THX)
Trong năm 2014, Bộ Công an Trung Quốc đã mở “Chiến dịch Săn Cáo”, truy lùng các quan tham chạy trốn. Theo các nhà chức trách, từ đó đến nay, hơn 500 đối tượng cùng với lượng tài sản trị giá hơn 3 tỷ Nhân dân tệ ở bên ngoài nước này đã được đưa về nước.
Trong một bài báo đăng trên trang web chính thức ngày 17/3, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết, chiến dịch trên toàn cầu này nằm dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Phục hồi Tài sản và Hồi hương Người chạy trốn, bao gồm các quan chức của CCDI, các công tố viên và quan tòa, các bộ ngoại giao, công an, nội vụ và tư pháp, cùng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Video đang HOT
Một trong những vấn đề lớn nhất của chiến dịch là truy tìm những người chạy trốn sang Mỹ, Australia và Canada vì những quốc gia này không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc.
Bài báo cho biết thêm, trong một số trường hợp, Trung Quốc sẽ cử người đi thuyết phục đối tượng tự nguyện về nước. Có vụ thì nước này cung cấp chứng cứ hoạt động tội phạm cho nước sở tại để trục xuất đối tượng vì tội nhập cư trái phép trực tiếp hoặc thông qua một nước thứ ba. Văn phòng kể trên còn cung cấp bằng chứng để các nước sở tại có thể khởi tố đối tượng theo luật pháp địa phương.
CCDI cho hay, tài sản trái phép được đưa về nước bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ các thỏa thuận hợp tác thi hành luật song phương, tố tụng dân sự địa phương đến các luật tịch thu tài sản phạm pháp ở nước ngoài hoặc ở Trung Quốc. Một lựa chọn khác là đạt được dàn xếp với đối tượng hoặc gia đình đối tượng để hồi hương tài sản phi pháp.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Trung Quốc bắt cựu Tư lệnh Quân khu Chiết Giang
Cựu Tư lệnh Quân khu Chiết Giang, Thiếu tướng Phó Di, đã bị giới chức quân đội bắt giữ để phục vụ điều tra hồi đầu năm nay, truyền thông Trung Quốc ngày 17/3 đưa tin.
Ông Phó Di, cựu Tư lệnh Quân khu Chiết Giang (Ảnh: Caixin)
Theo Caixin, ông Phó Di, 62 tuổi, đã lãnh đạo Quân khu Chiết Giang trước khi nghỉ hưu hồi tháng 11/2013.
Ông Phó Di vào đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1971 và bắt đầu sự nghiệp trong quân đội vào năm 1980 ở Nam Kinh, nơi sinh của ông. Vào tháng 10/2009, ông đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Chiết Giang.
Không rõ trường hợp của ông Phó Di có liên quan tới vụ việc của ông Quách Chính Cương, Phó chính ủy Quân khu Chiết Giang và cũng là con trai của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng, hay không.
Ông Quách Chính Cương đã bị điều tra hồi tháng 2 vì tình nghi vi phạm luật pháp liên quan tới một dự án ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, vốn gây ra nhiều cuộc biểu tình phản đối của các nhà đầu tư địa phương.
Những người cho vay đã bắt đầu tập trung trước Sở chỉ huy quân đội Chiết Giang ở Hàng Châu vào năm 2012 để yêu cầu ông Quách trả lại tiền mà họ khẳng định đã đầu tư vào 2 trung tâm mua sắm do người vợ hai của Quách, bà Wu Fangfang, điều hành. Hai trung tâm này được xây dựng trên khu đất thuộc sở hữu của quân đội.
Bà Wu đã giành quyền xây dựng 2 trung tâm mua sắm vào năm 2007 và 2008 và thu hút một số vốn lớn từ các nhà đầu tư bằng việc cam kết với họ về các khoản lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bà Wu đã không thực hiện đúng cam kết, do công việc kinh doanh tại 2 trung tâm gặp khó khăn.
Cả bà Wu và ông Quách đều bị bắt hồi tháng 2 để điều tra, Caixin cho biết.
Một số quan chức cấp cao tại Chiết Giang đã bị phát hiện can thiệp vào việc phát triển đất đai và bất động sản để kiếm lợi, Ji Lin, một quan chức thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc, cho biết hồi tháng 11 năm ngoái sau khi một tổ cống tác được CCDI cử tới để điều tra tại tỉnh Chiết Giang.
Trong những tháng gần đây, quân đội Trung Quốc cho biết hàng chục quan chức cấp cao đang bị điều tra hoặc chờ ngày ra toàn.
Hồi đầu tháng này, giới chức quân đội Trung Quốc đã thông qua báo điều 14 quan chức quân đội cấp cao, nâng tổng số quan chức quân đội cấp cao bị điều tra lên 30 người kể từ đầu năm ngoái.
An Bình
Theo Dantri/Chinadaily
Chu Vĩnh Khang đã để lại di họa lớn Đó là tuyên bố mới nhất của đại diện Ủy ban phòng chống tham nhũng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) khi bày tỏ quyết tâm nhằm dọn dẹp ảnh hưởng tiêu cực của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, người đang bị bắt giam điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng". Chu Vĩnh Khang (ảnh: China daily) Theo Ủy...