Trung Quốc tiếp tục tập trận phi pháp tại Hoàng Sa vào ngày mai
Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bị lên án mạnh mẽ vì xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông.
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 5/8 phát đi hai cảnh báo hàng hải về hoạt động “huấn luyện quân sự” tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lần lượt diễn ra trong hai ngày 6-7/8.
Theo các thông báo vắn tắt, cuộc tập trận thứ nhất diễn ra trong các khung giờ 9h30-11h30 và 15h-18h ngày 6/8, trong khi cuộc tập trận thứ hai diễn ra từ 15h tới 17h ngày 7/8.
Tọa độ được nêu trong các thông báo cho thấy khu vực tập trận nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp từ năm 1974.
Thông báo cũng yêu cầu tàu thuyền không tiến vào vùng biển nêu trên trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận. Cục Hải sự Trung Quốc không nêu rõ số lượng binh sĩ, khí tài quân sự tham gia hoạt động.
Video đang HOT
Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: CSIS/AMTI.
Các cuộc tập trận diễn ra sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống đến khu vực bãi Tư Chính ở phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mạnh mẽ lên án hành động của tàu Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản… cũng lên tiếng chỉ trích các hành động “cưỡng ép” của Bắc Kinh tại khu vực.
Các hoạt động của Trung Quốc như diễn tập quân sự, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các thực thể trên biển… là các hành vi đi ngược luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình Biển Đông, nhiều lần bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích.
Hôm 19/6, truyền thông Mỹ đăng hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất 4 chiến đấu cơ J-10 đã được Trung Quốc triển khai tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Máy bay này có tầm tác chiến khoảng 740 km, bao trùm phần lớn diện tích Biển Đông và các tuyến hàng hải trọng yếu của khu vực.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài một tuần tại khu vực rộng lớn cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 50 hải lý về phía bắc. Trước đó vào tháng 3, Trung Quốc cũng tổ chức tập trận trái phép ở Hoàng Sa.
Theo Zing.vn
Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm phản đối Trung Quốc về những sự việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 28.3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết lập trường của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc mới đây công bố 05 cảnh báo hàng hải về việc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời công bố kế hoạch xây dựng 03 đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 - 24/3/2019 và có kế hoạch xây dựng các đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trở thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; vi phạm tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm phản đối Trung Quốc về những sự việc này."
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua đã ký sắc lệnh công nhận cao nguyên Golan là của Israel, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Việt Nam chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước những diễn biến gần đây liên quan tới hiện trạng của cao nguyên Golan.
Chúng tôi kêu gọi các bên hành động phù hợp với các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại vì một nền hòa bình bền vững ở Trung Đông và trên thế giới."
Theo Danviet
Trung Quốc phong tỏa biển, công khai tập trận gần quần đảo Trường Sa Trung Quốc thông báo quân đội nước này đang tiến hành tập trận gần quần đảo Trường Sa, trong khi Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã cho phóng thử loạt tên lửa chống hạm trên Biển Đông. Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, cuộc tập trận kéo dài...