Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên trên Biển Đông
Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở bãi cạn Scarborough nhưng tàu của nước này tiếp tục hiện diện trong khu vực tranh chấp, một chuyên gia quốc phòng chuyên giám sát tình hình Biển Đông hôm qua (9/6) đã tiết lộ như vậy.
Bãi cạn Scarborough
Theo ông Rommel Banlao thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, những thông tin về việc Trung Quốc được cho là đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở bãi cạn Scarborough là không chính xác.
“Đó là thông tin không đúng sự thực”, ông Banlaoi cho tờ STAR biết.
“Không có cơ sở mới nào được dựng lên ở bãi cạn Scarborough. 3 tàu hải giám và một tàu chỉ huy thực thi luật ngư nghiệp của Trung quốc đang có mặt trong khu vực”, ông Banlaoi nói. Ông này khẳng định, việc xây dựng các công trình trên bãi cạn Scarborough có thể làm phức tạp thêm cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
“Thông tin nếu được xác nhận về tính chính xác sẽ làm gia tăng nỗi quan ngại về an ninh khu vực bởi việc thiết lập một cơ sở mới trong vùng tranh chấp sẽ đi ngược lại với Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông”, ông Banloi cho hay.
“Điều đó cũng sẽ đặt ra một tiền lệ có thể làm thay đổi sự nguyên trạng trong khu vực. Sự thay đổi nguyên trạng có thể làm phức tạp thêm bản chất vốn đã rất phức tạp của các cuộc tranh chấp ở Biển Đông”, chuyên gia quốc phòng Philippines cho biết.
Năm 2002, các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) với mục đích nhằm giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình. Tuy nhiên, kể từ đó, hai bên vẫn chưa đưa ra được những hướng dẫn cụ thể, mang tính ràng buộc trong việc thực hiện DOC.
Video đang HOT
Các bên ký DOC đã cam kết “kiềm chế không đưa ra các hoạt động và cách ứng xử có thể làm phức tạp, leo thang hay ảnh hưởng đến hòa bình và sự ổn định trong khu vực”.
Tuy nhiên, báo chí dẫn những nguồn tin giấu tên chưa được kiểm chứng nói rằng, quân đội Philippines đã ghi lại được những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở bãi cạn Scarborough.
Theo những nguồn tin trên, ít nhất 2 tàu của Trung Quốc trong khu vực đã thả nguyên vật liệu xây dựng xuống bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Bãi cạn Scarborough là nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn 2 tháng giữa Philippines và Trung Quốc hồi năm ngoái. Cuộc khủng hoảng này được châm ngòi từ sự kiện tàu chiến Philippines chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực bãi cạn này hồi tháng 4/2012. Kể từ đó, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực sau cuộc đối đầu căng thẳng nói trên.
Điều đáng nói là sau vụ va chạm tàu thuyền hồi tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc hiện giờ đang kiểm soát bãi cạn Scarborough, khiến ngư dân Philippines lao đao, khốn khổ vì mất đi ngư trường đánh cá truyền thống.
Hải quân Philippines được trang bị kém đã không thể ngăn chặn “những kẻ xâm nhập” đánh bắt hải sản ở khu vực ngư trường đánh cá truyền thống của họ.
Chính phủ Philippines cho biết, họ không có ý định đưa tàu thuyền tới bãi cạn Scarborough để khẳng định chủ quyền ở khu vực này dù cho tàu Trung Quốc đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các ngư dân địa phương.
“Chúng tôi đang theo đuổi chính sách tránh phản ứng trước các hành động hoặc tuyên bố khiêu khích có thể đẩy chúng tôi vào tình trạng căng thẳng”, phó phát ngôn viên tổng thống Philippines – ông Abigail Valte cho biết.
Không thể bảo vệ Scarborough bằng sức mạnh, hồi tháng 1, Philippines đã quyết định đưa các cuộc tranh chấp giữa họ với nước láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Manila tuyên bố muốn thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đưa ra. Theo yêu sách phi lý đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.
Bắc Kinh đã phản đối đưa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế và hành động này của họ cũng đã chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận thế giới. Một chuyên gia luật hàng đầu của Mỹ từng nói, việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Philippines khiến họ chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế.
Theo vietbao
Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa quốc tế
Philippines vừa chính thức đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông lên tòa án quốc tế để giải quyết.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: allvoices
Theo AFP, thông tin trên được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đưa ra trong cuộc họp báo hôm nay.
Ông Rosario cho hay, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh để thông báo về quyết định đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, văn bản mà hai nước đều đã tham gia ký kết.
Theo ông Rosario, trong đệ trình của mình, Manila tuyên bố yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông bao gồm cả vùng biển và các đảo gần các nước láng giềng, là bất hợp pháp.
Nước này cũng yêu cầu Trung Quốc "chấm dứt các hoạt động phi pháp xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo UNCLOS 1982".
"Philippines đã tìm hết mọi giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp hàng hải với Trung Quốc một cách hòa bình thông qua đàm phán. Chúng tôi hy vọng các thủ tục tố tụng sẽ mang lại cho cuộc tranh chấp một giải pháp bền vững", ông nói.
"Kể từ năm 1995, Philippines đã nhiều lần nêu quan điểm với Trung Quốc về giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đến hôm nay, việc đưa ra giải pháp vẫn bị lảng tránh", ông nói thêm.
Quá trình pháp lý dự kiến kéo dài 3 đến 4 năm, theo kinh nghiệm các vụ tranh chấp trước kia. Các bên ký UNCLOS có nghĩa vụ trải qua một tiến trình phân định và chấp nhận kết quả giải quyết. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ khi bàn đến vấn đề chủ quyền quốc gia, BBC dẫn thông tin trên trang web về công ước cho hay.
Căng thẳng giữa hai nước lên cao từ tháng 4 năm ngoái khi Philippines chặn các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú này. Hai nước liên tục điều các tàu tuần tra và cả tàu chiến tới bãi đá trong nhiều tháng liền, gây lo ngại xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp. Căng thẳng chỉ dịu lại vào tháng 6 khi hai bên bắt đầu rút bớt tàu khỏi khu vực.
Trên Biển Đông có các nước tuyên bố chủ quyền đang chồng lấn là Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Malaysia và Brunei.
Theo VNE
Philippines mua ba trực thăng hải quân Philippines thông báo vào hôm nay, 27.12, rằng nước này sẽ mua ba trực thăng hải quân từ một liên doanh sản xuất Anh - Ý trong một phần chương trình hiện đại hóa quân đội. Hãng AFP dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, ba chiếc trực thăng AW 109 "Power" sẽ được mua từ công ty AgustaWestland với...