Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
Ngày 26/2, Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc thông báo nước này sẽ tiếp tục miễn thuế bổ sung đối với một số hàng hóa của Mỹ cho đến tháng 9/2021.
Sản phẩm hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ được bày bán tại một siêu thị ở Trung Quốc. Ảnh tư liệu: EPA/TTXVN
Theo hãng tin Reuters của Anh, thông báo của ủy ban trên nêu rõ, sau khi gia hạn, lệnh miễn trừ sẽ kéo dài đến ngày 16/9/2021.
Trước đó, tháng 2/2020, Trung Quốc đã công bố danh sách 65 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ được loại khỏi vòng đáp trả thuế quan thứ hai liên quan các biện pháp trong Mục 301 của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 28/2/2020 – 27/2/2021.
Video đang HOT
Về phía Mỹ, một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden mới đây cho biết Washington không dỡ bỏ những loại thuế thương mại nhằm vào hàng hóa Trung Quốc được áp dụng dưới thời Tổng thống Donald Trump cho đến khi tiến hành “đánh giá và tham vấn kỹ lưỡng” với các đồng minh. Quan chức này cho biết: “Chúng tôi sẽ duy trì các loại thuế trong khi tiến hành rà soát vì chúng tôi không muốn hành động vội vàng”.
Tháng trước, Nhà Trắng cho biết sẽ đánh giá lại tất cả các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia mà cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Trung Quốc. Thỏa thuận này đã giúp xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau cuộc chiến thương mại khiến 245.000 người Mỹ mất việc làm (theo ước tính của các chuyên gia Mỹ). Theo thỏa thuận được ký vào tháng 1/2020, Trung Quốc cam kết chi 200 tỷ USD để mua bổ sung hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong vòng 2 năm.
'Quái vật' VVP-6: Trực thăng tấn công hạng nặng chưa bao giờ bay của Liên Xô
Liên Xô lên kế hoạch chế tạo máy bay trực thăng khổng lồ VVP-6, có khả năng vận chuyển các dàn tên lửa phòng không và thực hiện đòn tấn công đổ bộ.
Liên Xô từng lên kế hoạch chế tạo loại trực thăng hạng nặng, có thể phóng tên lửa đất đối không khi đang bay. Trước đó, sự xuất hiện của máy bay phản lực có khả năng hạ cánh thẳng đứng (như Yak-38) đã tạo động lực mới cho những ý tưởng trên.
Những dữ kiện này được tác giả Efim Gordon và Sergey Komissarov viết trong cuốn sách "Những đôi cánh chưa bao giờ bay" của tờ The National Interest . Theo các chuyên gia Mỹ, dự án chế tạo máy bay trực thăng "quái vật" của Liên Xô ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường diễn ra căng thẳng.
Mô hình máy bay trực thăng VVP-6 của Liên Xô.
Những năm 1960, Phòng thiết kế Yakovlev của Liên Xô đã đề xuất một dự án phát triển và chế tạo dòng máy bay trực thăng chở hàng khổng lồ VVP-6, có khả năng vận chuyển toàn bộ dàn tên lửa phòng không trong một chuyến bay.
Máy bay trực thăng này thực sự là "một con quái vật bay". Theo mô hình minh họa cho ý tưởng này, thân máy bay trực thăng tương ứng với một phương tiện tấn công đổ bộ, có 3 cánh quạt mỗi bên và một cánh quạt có 6 cánh nhỏ. Các cánh quạt được điều khiển bởi 4 động cơ.
Máy bay trực thăng VVP-6 có chiều dài khoảng 53m, gần bằng một chiếc Boeing 777. Trên boong của mỗi phần cánh quạt khổng lồ, có thể đặt 3 cặp tên lửa đất đối không C-25 Berkut. Ở boong phía dưới bố trí các tên lửa và hệ thống radar bổ sung. Liên Xô thậm chí có kế hoạch phóng tên lửa S-75 Dvina có chiều dài 12m từ trực thăng VVP-6 này.
Tuy nhiên, theo Gordon và Komissarov, việc sử dụng tên lửa như vậy sẽ không hợp lý. Vì bệ phóng SA-1 xoay 360 độ để theo dõi mục tiêu, và ngọn lửa khổng lồ do tên lửa phát ra khi phóng có thể làm hỏng các cánh quạt của máy bay trực thăng.
Ngoài ra, chiếc VVP-6 nặng nề này sẽ là mục tiêu dễ dàng cho các loại súng phòng không và máy bay chiến đấu của đối phương.
Dự án chế tạo trực thăng VVP-6 sau đó bị Liên Xô hủy bỏ. "Quái vật bay" này chưa thể một lần cất cánh trên bầu trời. Tuy nhiên ý tưởng phát triển vũ khí hạng nặng này của Liên Xô lúc bấy giờ khiến Mỹ tỏ ra lo ngại.
Chuyên gia: Trung Quốc lộ tham vọng khi điều vận tải cơ đến Trường Sa Trung Quốc thể hiện tham vọng tăng cường kiểm soát Biển Đông khi cho vận tải cơ Y-20 đáp trái phép xuống đá Chữ Thập, theo chuyên gia Mỹ. Hãng Maxar Technologies tuần trước công bố ảnh vệ tinh do cho thấy một chiếc Y-20, mẫu vận tải cơ lớn nhất trong biên chế không quân Trung Quốc, xuất hiện trên đường băng...