Trung Quốc tiếp tục có động thái nới lỏng tiền tệ
Trung Quốc đã bơm 200 tỷ Nhân dân tệ vào hệ thống tài chính thông qua công cụ cho vay trung hạn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Thestar)
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ( PBOC) vừa đưa ra thêm một động thái nới lỏng tiền tệ trong năm nay, với thông báo bơm 200 tỷ Nhân dân tệ (28 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua công cụ cho vay trung hạn.
Tuy nhiên, lãi suất các khoản vay kỳ hạn 1 năm vẫn giữ nguyên ở mức 3,3%, trong khi một số nước khác đều giảm lãi suất. Việc giữ nguyên lãi suất có thể phản ánh Trung Quốc không muốn nới lỏng tiền tệ quá mức để tránh bùng nổ tín dụng.
Video đang HOT
Trung Quốc đã liên tiếp nới lỏng tiền tệ trong năm nay, do sức ép từ cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ và tăng trưởng trong nước chậm lại.
Theo Trung tâm Tin tức VTV24/VTV
Trung Quốc bất ngờ bơm 28 tỷ USD vào hệ thống tài chính
Động thái này diễn ra trước khi Trung Quốc dự kiến công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3/2019...
Trung Quốc khiến giới giao dịch bất ngờ khi bơm tiền vào hệ thống tài chính bằng cách cấp một lượng lớn vốn vay trung hạn cho các ngân hàng. Động thái này diễn ra trước khi Trung Quốc dự kiến công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3/2019 vào ngày thứ Sáu, với mức tăng trưởng được dự báo tiếp tục suy giảm.
Theo tin từ Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sáng 16/10 bơm 200 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 28 tỷ USD, vốn kỳ hạn 1 năm thông qua chương trình cho vay trung hạn. Cùng với đó, PBoC giữ nguyên lãi suất tham chiếu đồng Nhân dân tệ.
Đợt bơm vốn này của PBoC gây ngạc nhiên, bởi ngân hàng trung ương này thường chỉ bơm thanh khoản trước mỗi đợt đáo hạn vốn vay. Trong khi đó, đợt đáo hạn các khoản vay tiếp theo phải đến ngày 5/11 mới diễn ra.
Nền kinh tế Trung Quốc đang đương đầu sức ép suy giảm tăng trưởng lớn do chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ. Từ đầu năm đến nay, PBoC đã phải triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, bao gồm giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Số liệu công bố tuần này cho thấy giảm phát tại các nhà máy ở Trung Quốc diễn ra sâu hơn, với chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tiếp tục suy giảm. Cùng với đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm mạnh trong tháng 9.
"Đợt bơm tiền này không nằm trong kỳ vọng của thị trường", chuyên gia Becky Liu, trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô về Trung Quốc thuộc ngân hàng Standard Chartered, nhận xét. "Có thể PBoC muốn bơm vốn dài hạn hơn" để đảm bảo lượng thanh khoản trong mùa nộp thuế vào giữa tháng 10 và hỗ trợ nền kinh tế đang chịu sức ép suy giảm tăng trưởng, bà Liu nói.
"Thị trường không có phản ứng đáng kể nào, có lẽ là do PBoC giữ nguyên lãi suất tham chiến" trong khi các ngân hàng trung ương khác tiếp tục hạ lãi suất, theo chuyên gia Frances Cheung, trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô về châu Á thuộc Westpac Banking Corp., đánh giá.
Theo kết quả một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia kinh tế vừa được hãng tin Reuters công bố, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 chỉ đạt 6,2%, mức thấp nhất 29 năm và ở cận dưới của khoảng mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Chính phủ nước này đề ra. Cuộc khảo sát cũng cho rằng nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong 2020, chỉ đạt mức tăng 5,9%.
83 chuyên gia được Reuters khảo sát dự báo kinh tế Trung Quốc quý 3/2019 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 6,2% đạt được trong quý 2. Số liệu chính thức sẽ được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố vào ngày 18/10.
Năm 2018, kinh tế Trung Quốc tăng 6,6%. Vào năm 2017, nền kinh tế nước này tăng 6,8%.
Bình Minh
Theo VnEconomy
KDI: Nền kinh tế Hàn Quốc đối mặt nhiều trận "gió ngược" Theo Viện nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (KDI), Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) nên duy trì các biện pháp nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhằm giúp nền kinh tế Hàn Quốc đối phó với nguy cơ đi xuống. Container hàng hóa tại cảng Busan-Hàn Quốc. Ảnh: TTXVN/AFP Viện nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (KDI) ngày 13/10 cho rằng...