Trung Quốc tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) – ngày 6/9 cho biết đã quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của tất cả các ngân hàng trong nước khoảng 50 điểm cơ bản.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC). Ảnh: THX/TTXVN
Riêng với các ngân hàng thương mại đô thị đáp ứng các quy định đề ra thì tỷ lệ này sẽ được cắt giảm 100 điểm cơ bản. Còn tỷ lệ RRR đối với các ngân hàng lớn sẽ được hạ xuống 13%.
Đây là lần đưa ra quyết định cắt giảm tỷ lệ RRR thứ 3 của PBoC kể từ đầu năm 2019 đến nay, giúp các ngân hàng “giải phóng” 900 tỷ NDT (126,35 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế trong nước đang trong tình trạng “giảm tốc”. Các nhà phân tích dự đoán Trung Quốc thông báo các biện pháp nới lỏng chính sách khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đứng trước sức ép ngày một tăng từ các mức thuế mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này và nhu cầu trong nước yếu kém.
Như vậy, PBoC đã cắt giảm tỷ lệ RRR 7 lần kể từ đầu năm 2018 đến nay. Mức độ của đợt cắt giảm tỷ lệ RRR lần này đã “kịch trần” biên độ dự đoán trước đó và tổng lượng tiền được “giải phóng” là lớn nhất trong chu kỳ nới lỏng hiện nay.
Lần cắt giảm tỷ lệ RRR lần này, với đợt đầu sẽ nâng thanh khoản của các ngân hàng thêm 800 tỷ NDT, sẽ có hiệu lực từ ngày 16/9. Đợt tiếp theo sẽ nâng thanh khoản của các ngân hàng của Trung Quốc thêm 100 tỷ NDT theo 2 giai đoạn từ ngày 15/10 và 15/11.
Theo ông Larry Hu, một quan chức của Macquarie Group ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), động thái này cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang ngày càng quan ngại về tình hình kinh tế trong nước, song các biện pháp gần đây vẫn chưa đủ để bình ổn nền kinh tế nước này.
PBoC cho biết sẽ duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng và tránh thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng “một cách tràn lan”, trong khi tăng cường các điều chỉnh ngược chu kỳ và duy trì thanh toán dồi dào và hợp lý.
Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục chậm lại trong quý III/2019 từ mức gần thấp nhất 30 năm (6,2%) trong quý II/2019. Ngân hàng Morgan Stanley dự kiến kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 6% trong năm 2019, mức thấp nhất trong biên độ dự kiến tăng 6-6,5% mà chính phủ nước này đưa ra.
Với việc Mỹ áp các mức thuế mới kể từ ngày 1/9 và cảnh báo sẽ áp thêm thuế từ ngày 1/10 và 15/12 đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, một số nhà kinh tế mới đây đã hạ ước tính tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 xuống dưới 6%, sẽ “phá vỡ’ mục tiêu tăng trưởng dài hạn của Bắc Kinh.
Trước tình hình trên, hiện có nhiều dự đoán PBoC có thể cắt giảm lãi suất ít nhất 1 lần vào giữa tháng 9/2019, lần cắt giảm đầu tiên trong 4 năm qua, trong khi nước này cố gắng giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp./.
Anh Quân (Theo Reuters)
Chứng khoán thế giới: Tuần giao dịch đầy biến động
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và các đồn đoán về khả năng Fed cắt giảm lãi suất là những yếu tố chính chi phối các biến động trên thị trường chứng khoán thế giới tuần qua.
Video đang HOT
Các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một tuần đầy biến động. Ảnh minh họa: TTXVN
Những lo ngại xung quanh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và các đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trong tháng này là những yếu tố chính chi phối diễn biến của các thị trường chứng khoán thế giới trong tuần giao dịch đầy biến động vừa qua.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, các thị trường chứng khoán Âu-Mỹ tăng điểm sau khi Trung Quốc công bố các số liệu kinh tế mới và các doanh nghiệp sắp bước vào mùa công bố lợi nhuận quý II/2019.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 15/7 công bố số liệu cho hay kinh tế nước này tăng trưởng 6,2% trong quý II/2019, mức thấp nhất trong 27 năm qua, do các tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp của nước này tăng 6,3% trong tháng 6/2019 từ mức thấp nhất 17 năm qua của tháng 5/2019. Bên cạnh đó, các công ty thuộc nhóm S&P 500 được dự báo sẽ công bố lợi nhuận quý II giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo FactSet.
Bước sang phiên 16/7, thị trường chứng khoán thế giới tăng giảm trái chiều, khi tâm lý của các nhà đâu tư bị chi phối bởi những số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cùng những diễn biến địa chính trị tại châu Âu.
Giới quan sát chỉ ra rằng các nhà đầu tư trên Phố Wall phần nào tỏ ra thận trọng trong phiên này vì những số liệu kinh tế khá trái chiều của Mỹ.
Doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6/2019 cao vượt ước tính của giới chuyên gia, cho thấy người tiêu dùng tại đây vẫn khá tự tin về triển vọng nền kinh tế. Nhưng ngành chế tạo giảm quý thứ hai liên tiếp, đồng nghĩa với việc ngành này rơi vào "tình trạng suy thoái" về mặt kỹ thuật.
Ngoài ra, một số nhà phân tích chỉ ra những bình luận từ Tổng thống Donald Trump cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách khá xa mới đạt được một thỏa thuận thương mại - điều cũng khiến nhà đầu tư cảm thấy bất ổn.
Trong khi đó, một số người khác cho rằng sau khi các chỉ số chính đã đạt đỉnh, thị trường sẽ chứng kiến giai đoạn điều chỉnh và tình hình biến động có thể sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Ngược lại, chứng khoán London tăng điểm tương đối mạnh do đồng bảng trong phiên này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2017 so với đồng USD là 1 bảng đổi 1,2397 USD.
Diễn biến này là do những lo ngại của giới đầu tư về một Brexit "cứng" ngày càng gia tăng sau khi cả hai ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Anh thay thế bà Theresa May là ông Boris Johnson và ông Jeremy Hunt đều nói rằng họ sẵn sàng theo đuổi một Brexit không thỏa thuận nếu cần thiết.
Cả hai ứng viên cũng bác bỏ việc chấp nhận một điều khoản "rào chắn" gây tranh cãi liên quan vấn đề biên giới với Ireland.
Các thị trường chứng khoán Âu-Mỹ đồng loạt giảm điểm trong ngày 17/7. Trong đó, Phố Wall đã rời khỏi các mức kỷ lục ghi nhận hồi tuần trước với cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, vận tải và năng lượng giảm mạnh khi "mùa" công bố báo cáo lợi nhuận bắt đầu diễn ra.
Sau khi thị trường chứng khoán tăng lên các mức cao kỷ lục trong tuần trước, các nhà phân tích thận trọng cho rằng đà tăng điểm này khó có thể tiếp diễn một phần do dự báo "mùa" báo cáo lợi nhuận năm nay sẽ kém sôi động với các kết quả kinh doanh không quá khả quan của giới doanh nghiệp.
Ngoài ra, cùng với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa được giải quyết, số liệu yếu kém về thị trường nhà đất của Mỹ cũng tác động tới niềm tin của các nhà đầu tư.
Theo nhà phân tích Fawad Razaqzada của Forex.com, các nhà đầu tư đặc biệt quan ngại về tình trạng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và cho rằng Mỹ cần nới lỏng chính cách tiền tệ ngay lập tức.
Bước sang phiên giao dịch 18/7, chứng khoán Mỹ lại đảo chiều đi lên, chấm dứt hai phiên giảm trước đó, giữa bối cảnh thị trường hướng sự chú ý vào bình luận của các quan chức Fed.
Sắc xanh đã trở lại sàn chứng khoán khi Chủ tịch chi nhánh Fed tại New York, John Williams, phát biểu rằng các ngân hàng trung ương cần nhanh chóng hành động để giải quyết tình trạng yếu kém về kinh tế.
Bình luận này đã làm gia tăng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất cuối tháng này. Theo chiến lược gia Art Hogan thuộc National Securities, phát biểu của ông Williams đã tạo một "cú hích" cho thị trường chứng khoán.
Hiện nay, doanh nghiệp Mỹ đang bước vào mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Ông Hogan nhận định vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá chung về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Song những báo cáo đầu tiên đã cho thấy tình trạng dễ tổn thương của lĩnh vực chế tạo.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua, chứng khoán Mỹ lại chìm trong sắc đỏ sau tin tức về vụ tấn công tàu chở dầu ở Trung Đông và Fed nhiều khả năng sẽ không cắt giảm lãi suất mạnh như nhiều nhà đầu tư kỳ vọng.
Cho đến đầu giờ chiều ngày 19/7, Phố Wall vẫn nằm trong vùng tăng điểm. Nhưng các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đã quay đầu đi xuống sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết đã bắt giữ một tàu chở dầu của Anh vì vi phạm luật hàng hải quốc tế trong khi đi qua Eo biển Hormuz, một động thái đã nhanh chóng nhận chỉ trích từ phía Mỹ và Anh.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/7 đã chỉ trích Fed trên trang Twitter cá nhân và yêu cầu ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất ngay lập tức.
Cùng ngày, tờ Wall Street Journal cho biết Fed đang hướng đến việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, thay vì một mức giảm mạnh hơn như nhiều người kỳ vọng. Giới phân tích cho rằng thông tin này đã góp phần đẩy chứng khoán Mỹ đi xuống.
Trên thị trường Phố Wall, chỉ số S&P 500 giảm 0,6% xuống còn 2.976,61 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones để mất 0,3% xuống còn 27.154,20 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq giảm 0,7% và khép phiên ở mức 8.146,49 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đã có những diễn biến trái chiều.
Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) và chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) lần lượt ghi nhận các mức tăng 0,3% và 0,2% lên 12.260,07 điểm và 7.508,70 điểm.
Trong khi đó, chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) không mấy biến động và khép phiên ở mức 5.552,34 điểm, còn chỉ số tổng hợp Euro Stoxx giảm nhẹ 0,1% xuống còn 3.480,18 điểm.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành ngân hàng Ngay 17-6, tai Ha Nôi, Ngân hang Nha nươc (NHNN) tô chưc hội nghi trưc tuyên "Đây manh cai cach hanh chinh trong nganh ngân hang, cai thiên môi trương kinh doanh va nâng cao chi sô tiêp cân tin dung, tiêp tuc triên khai Nghi quyêt 02/NQ-CP năm 2019 cua Chinh phu". Pho Thông đôc NHNN Đao Minh Tu chu tri hôi...