Trung Quốc tiến hành cải cách
Sau 2 lần tiến hành cải cách lớn là cuộc cải cách mở cửa năm 1978 và cải cách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa năm 1993, Trung Quốc lại đang bắt đầu thực hiện cuộc cải cách lớn lần thứ ba.
CPC xác định cải cách toàn diện và sâu sắc nền kinh tế nước này
Tân Hoa xã ngày 13-11 cho biết, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã tổ chức một hội nghị lấy ý kiến và nghe đề xuất của các tổ chức xã hội, Liên đoàn Công Thương toàn quốc Trung Quốc (ACFIC) cũng như những cá nhân đối với nghị quyết về các vấn đề trọng đại liên quan tới cải cách sâu rộng toàn diện ở Trung Quốc. Hội nghị này diễn ra ngày 17-9 vừa qua và những ý kiến đóng góp cho nghị quyết then chốt về cải cách đã được CPC đưa vào Nghị quyết được thông qua ngày 12-11 vừa qua.
Nghị quyết của CPC về một số vấn đề trọng đại liên quan tới cải cách sâu rộng toàn diện vừa được thông qua nêu rõ mục tiêu tổng thể của cải cách sâu rộng là hoàn thiện và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản lý và năng lực quản lý của đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh cải cách kinh tế đóng vai trò “chìa khóa” và giải pháp then chốt là mối quan hệ hài hòa giữa chính phủ và thị trường, để thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực.
Video đang HOT
Nghị quyết xác định để thị trường quyết định việc phân bổ các nguồn lực, xây dựng một nền kinh tế mở và thống nhất với sự cạnh tranh có trật tự. Các hoạt động kinh doanh phải được thực hiện một cách độc lập và cạnh tranh bình đẳng, dỡ bỏ các rào cản trên thị trường, nâng cao hiệu quả cũng như sự công bằng trong phân bổ nguồn lực, đồng thời đưa ra những quy định thị trường minh bạch, cởi mở và bình đẳng; cải thiện cơ chế giá cả thị trường…
Theo nghị quyết, Trung Quốc cũng sẽ cải cách hệ thống tư pháp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người dân, đồng thời thiết lập một hệ thống phù hợp để bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, nước này sẽ thành lập ủy ban an ninh quốc gia, nâng cao năng lực điều hành xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm đời sống của người dân và sự ổn định xã hội.
Theo giới quan sát, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 của CPC sẽ mở ra một cuộc cải cách “toàn diện và sâu rộng” nền kinh tế Trung Quốc. Nghị quyết này vì thế có vai trò quan trọng như các quyết sách quan trọng bậc nhất trong tiến trình cải cách mở cửa ở quốc gia đông dân nhất thế giới này vốn bắt đầu từ năm 1978 và được nối vào năm 1993.
Cuộc cải cách và mở cửa bắt đầu năm 1978 được cho là có dấu hiệu chững lại đầu những năm 1990, khi đó CPC đã đưa ra quyết định then chốt, xác định hướng đi tiếp theo của nền kinh tế nước này là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nay khi nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, trở ngại từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, CPC lại quyết định cải cách toàn diện, coi trọng hơn thị trường trong nước thông qua các chính sách lớn như thúc đẩy cạnh tranh, cải tổ đất đai để có thể mua bán, mở cửa lĩnh vực ngân hàng, cải cách mạnh hệ thống tài chính, doanh nghiệp nhà nước…
Trung Quốc hy vọng cải cách toàn diện và sâu rộng lần này sẽ mang lại động lực, sức sống mới, giúp kinh tế nước này thích nghi và tiếp tục phát triển trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới ngày càng khó khăn và cạnh tranh quyết liệt hơn.
Theo ANTD
An toàn thực phẩm rau quả bị bỏ ngỏ
Cuộc điều tra đối với sản phẩm rau tại các chợ bán buôn trên địa bàn Hà Nội do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) thực hiện năm 2013 cho thấy những thực trạng đáng lo ngại về công tác quản lý ATTP với sản phẩm rau quả hiện nay.
Rau quả tại các chợ đầu mối chưa được kiểm soát ATTP
Ông Dương Ngọc Thí, Phó Viện trưởng Viện IPSARD cho hay, công tác quản lý ATTP nói chung và đối với sản phẩm rau nói riêng chưa được thực hiện sát sao tại 5 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội. Nhiều đợt kiểm tra chỉ mang tính phong trào. Tại các chợ, chưa có hoạt động giám sát, quản lý thường xuyên đối với ATTP. Chỉ 2/5 Ban quản lý chợ được điều tra cho biết, có biện pháp quản lý ATTP với các sản phẩm tại chợ. Tuy nhiên các biện pháp cũng chỉ dừng ở mức tuyên truyền, chưa mang tính bắt buộc người cung cấp rau đảm bảo ATTP cho các sản phẩm mà mình cung ứng. 3 chợ còn lại thì cho rằng, chức năng đảm bảo ATTP không thuộc trách nhiệm của Ban quản lý chợ.
"Công tác quản lý ATTP với sản phẩm rau tại chợ bán buôn gặp khó khăn do có quá nhiều ban ngành cùng tham gia, cơ chế hành chính chồng chéo, thiếu hiệu quả. Thành phần ban chỉ đạo kiểm tra liên ngành là những cán bộ kiêm nhiệm từ các cơ quan ban ngành khác nhau và nhìn chung chỉ tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành vào một số thời điểm trong năm như Tết Nguyên đán, tháng phong trào vệ sinh ATTP...", ông Dương Ngọc Thí đánh giá.
Còn bà Lê Thị Hồng, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay, thực trạng hoạt động cung ứng rau quả, thực phẩm trên thị trường nội địa hiện nay hầu hết dựa vào hoạt động của các thương lái, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Sự gắn kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản còn lỏng lẻo, vì vậy, trách nhiệm của người sản xuất với sản phẩm của mình còn thấp, truy xuất nguồn gốc khó khăn nên vấn đề ATTP với mặt hàng rau quả càng khó kiểm soát.
Hải Dương
Theo ANTD
Công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về"- đó là lãng phí Đại biểu Tô Văn Tám (tỉnh Kon Tum) nói, một bộ phận công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", dù vẫn đảm bảo về mặt thời gian ở công sở, nhưng đó chính là sự lãng phí. "Vung tay quá trán" trong lễ hội, ma chay, cưới hỏi Sáng nay (4-11), sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Thường...