Trung Quốc tiêm vắc xin toàn bộ 300.000 dân ở biên giới để ngăn dịch ‘nhập’ từ Myanmar
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá đợt bùng phát dịch tại thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam giáp với Myanmar đã nhắc nhở rằng, công tác ‘tiêm vắc xin toàn dân’ nên được ưu tiên thực hiện ở tất cả khu vực biên giới.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc hôm 5-4 đưa tin về tình hình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam – Ảnh: CCTV
“Nếu không đẩy nhanh công tác tiêm vắc xin toàn dân, Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn mở cửa trở lại với thế giới.
Ông Trương Văn Hoành (chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Trung Quốc, nói trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cuối tuần trước)
Ngày 5-4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết nước này vừa ghi nhận thêm 15 ca lây nhiễm ở cộng đồng trong ngày 4-4, tất cả tập trung tại thành phố Thụy Lệ. Trong khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 mới cùng ngày ở nước này – tính cả các ca “nhập” từ nước ngoài – là 32, mức tăng hằng ngày cao nhất trong 2 tháng qua kể từ hôm 31-1.
Nghi nhập dịch từ Myanmar
Tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc căng thẳng trở lại khi đợt bùng phát dịch mới xuất hiện ở thành phố biên giới Thụy Lệ, với ca nhiễm đầu tiên được xác định hôm 29-3. Trong số các ca nhiễm được ghi nhận tại đây có cả người Trung Quốc và Myanmar. Chính quyền đã đóng cây cầu chính nối giữa Trung Quốc – Myanmar hôm 30-3.
Từ kết quả giải trình tự gen virus ở Thụy Lệ, chính quyền địa phương cuối tuần trước nghi ngờ các ca bệnh tại đây có thể đã “nhập” từ Myanmar – quốc gia ghi nhận hơn 142.500 ca bệnh COVID-19 đến nay – thông qua con người hoặc hàng hóa và không liên quan đến các đợt bùng phát dịch trong nước gần đây.
Trung Quốc không công bố đợt dịch mới ở Thụy Lệ đã bắt đầu như thế nào, nhưng Hãng tin Tân Hoa xã hôm 31-3 đăng một bài bình luận chỉ trích chính quyền địa phương vì không rút ra bài học từ đợt bùng phát dịch đầu tiên tại thành phố này hồi tháng 9-2020, khi một số người Myanmar nhập cảnh trái phép vào Thụy Lệ.
Trong số những ca nhiễm mới được ghi nhận ở Thụy Lệ, có ít nhất 11 người được xác định là công dân Myanmar. “Đợt dịch lần này ở Thụy Lệ phải chăng cũng có liên quan tới vấn đề vượt biên?” – Tân Hoa xã đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Theo tờ Thời Báo Hoàn Cầu , Trung Quốc đã trải qua hơn 20 đợt bùng phát dịch tương tự vụ việc ở Thụy Lệ. Thành phố này là một điểm trung chuyển quan trọng của tỉnh Vân Nam, nơi có đường biên giới dài 4.000km với một số quốc gia Đông Nam Á.
Sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, chính quyền thành phố Thụy Lệ đã áp dụng một loạt biện pháp như cách ly tại nhà đối với người dân sống trong khu vực đô thị, xét nghiệm trên diện rộng và hạn chế người ra vào thành phố từ tuần trước.
Tiêm vắc xin tất cả dân Thụy Lệ
Đặc biệt, từ hôm 2-4, chính quyền đã triển khai chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ khoảng 300.000 người dân Thụy Lệ chỉ trong 5 ngày, với 25 điểm tiêm vắc xin được lập ra. Thụy Lệ trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho toàn dân khi phản ứng với đợt bùng phát mới.
“Có thể đạt được miễn dịch cộng đồng sau chương trình tiêm vắc xin rộng khắp thành phố này” – ông Cung Vân Tôn, bí thư Thành ủy Thụy Lệ, cho biết.
Bác sĩ Vương Quảng Phát, chuyên gia hô hấp tại Đệ nhất Y viện thuộc Đại học Bắc Kinh, lưu ý việc tiêm vắc xin toàn dân như trên có thể là biện pháp tham khảo dành cho các thành phố biên giới khác ở Trung Quốc để kiểm soát dịch COVID-19 trong tương lai.
“Trung Quốc có biên giới dài và nhiều thị trấn nhỏ ở biên giới không có rào cản tự nhiên với các nước láng giềng. Do đó có nguy cơ nhập khẩu dịch thông qua con người hoặc hàng hóa” – ông Vương đánh giá, đồng thời cho rằng tình hình ở Thụy Lệ đã cho thấy một số lỗ hổng trong công tác chống dịch tại biên giới Trung Quốc hiện nay.
Liên quan đợt COVID-19 mới, thành phố Thụy Lệ đã thiết lập 506 trạm kiểm soát dọc biên giới, với hơn 3.900 người đã được huy động làm nhiệm vụ. Ông Cung Vân Tôn cho biết chính quyền đã lên kế hoạch dựng các chướng ngại vật ở biên giới, để ngăn những người vượt biên từ Myanmar vào Trung Quốc.
Ông Vương Quảng Phát cho rằng ngoài biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt trong nước cùng việc lập thêm các trạm kiểm soát biên giới và tiêm chủng đại trà, Trung Quốc cũng nên xem xét hỗ trợ một số nước láng giềng về nguồn lực y tế, từ đó giảm nguy cơ nhập ca bệnh.
Trung Quốc đã tiêm vắc xin 4% dân số
Ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, cho biết trước đây Trung Quốc ưu tiên tiêm vắc xin cho các nhóm nguy cơ cao và quan trọng, nhưng đợt bùng phát ở Thụy Lệ đã nhắc nhở rằng “công tác tiêm vắc xin toàn dân nên được ưu tiên tiến hành ở tất cả khu vực biên giới, đặc biệt là nơi xuất hiện dịch”.
Bác sĩ Trương Văn Hoành, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn (Thượng Hải), cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng đại trà để đạt miễn dịch cộng đồng. Với dân số khoảng 1,4 tỉ người, tỉ lệ người đã tiêm vắc xin hiện nay ở Trung Quốc chỉ mới 4%, còn cách xa mức 70% để đạt miễn dịch cộng đồng, theo ông Trương.
Chuyên gia Trung Quốc chê năng lực quân sự Ấn Độ
Mua sắm vũ khí hiện đại từ nước ngoài không mang lại lợi thế cho New Delhi trong tranh chấp biên giới với Bắc Kinh, theo chuyên gia Trung Quốc.
Bloomberg ngày 1/2 dẫn tài liệu ngân sách chính phủ Ấn Độ cho thấy chi tiêu quốc phòng nước này sẽ tăng từ 3,43 nghìn tỷ rupee năm ngoái lên mức 3,47 nghìn tỷ rupee (47,4 tỷ USD) trong năm nay.
Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 2/2 đăng bài xã luận cho rằng đây là đà tăng ngân sách quốc phòng "rất khiêm tốn", trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ hứng chịu đợt suy thoái tồi tệ chưa từng có do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
"Khoản ngân sách quốc phòng tăng thêm dường như sẽ được dành đầu tư cho khí tài quân sự hiện đại từ nước ngoài sau những cuộc đụng độ ở biên giới với Trung Quốc", bài xã luận có đoạn.
Bài viết dẫn ý kiến từ các chuyên gia Trung Quốc cho rằng nỗ lực mua sắm vũ khí nước ngoài chỉ ảnh hưởng tới các cải cách kinh tế của Ấn Độ, khó giúp New Delhi giành lợi thế quân sự trong các xung đột biên giới với Bắc Kinh.
Tiêm kích Rafale chuẩn bị bàn giao cho Ấn Độ hồi năm 2020. Ảnh: Dassault .
"Nền kinh tế Ấn Độ đang suy giảm đáng kể vì Covid-19 và nhiều vấn đề khác. Họ không thể bơm thêm tiền vào quân đội", chuyên gia quân sự Tống Trung Bình nhận xét, chỉ ra rằng ngân sách quốc phòng Ấn Độ chỉ bằng một phần tư mức 178,6 tỷ USD của Trung Quốc trong năm ngoái.
"Đầu tư quân sự của Ấn Độ liên tục gia tăng trong những năm qua, đi kèm với tăng cường sức mạnh quốc gia. Mức tăng nhỏ trong năm nay đi kèm với áp lực kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, thật ảo tưởng khi cho rằng năng lực quân sự có thể được cải thiện bằng cách mua vũ khí từ nước ngoài", Qian Feng, giám đốc cơ sở nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược Quốc gia ở đại học Thanh Hoa của Trung Quốc, nêu qua điểm.
Qian cho rằng khả năng nghiên cứu phát triển quân sự của Ấn Độ khá thấp, buộc họ phải tìm mua khí tài hiện đại từ nước ngoài, gây khó khăn trong những cuộc đối đầu quy mô lớn và kéo dài.
New Delhi năm ngoái nhận 5 chiếc đầu tiên trong lô 36 tiêm kích Rafale đặt mua của tập đoàn Pháp Dassault với trị giá 8,7 tỷ USD. Số còn lại dự kiến được chuyển giao trước năm 2022. Không quân Ấn Độ đã triển khai số tiêm kích Rafale đầu tiên đến khu vực đồi núi thuộc bang Himachal Pradesh và vùng Ladakh giáp biên giới Trung Quốc, Pakistan.
Ấn Độ cũng tỏ ý muốn mua gấp 30 trinh sát cơ MQ-9B Mỹ, cùng 12 tiêm kích Su-30MKI, 21 MiG-29 và hàng trăm tên lửa do Nga sản xuất để lấp chỗ trống.
"Ấn Độ đã mua nhiều vũ khí từ Mỹ, Nga, Israel và Pháp, nhưng điều này chỉ tăng sức mạnh chiến đấu một cách rất giới hạn. Khả năng hậu cần và nguồn cung cho quân đội là chìa khóa trong chiến đấu. Năng lực tác chiến sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu khí tài bị hư hại và không có phương án thay thế", Tống Trung Bình nói, cảnh báo chi phí bảo dưỡng cho nhiều khí tài khác hệ sẽ rất lớn và New Delhi đang tiêu tiền vô nghĩa nhằm tăng sức mạnh trong ngắn hạn.
Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ tuần tra sát biên giới Trung Quốc. Ảnh: IAF .
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ khi hai nước rơi vào tình trạng bế tắc bất chấp nhiều tháng đàm phán để giải quyết căng thẳng biên giới. Lục quân Ấn Độ ngày 25/1 cho biết xảy ra "một vụ đụng độ nhỏ" ở bang Sikkim hồi tuần trước, song đã được các chỉ huy địa phương dàn xếp.
Tranh chấp biên giới Ấn - Trung diễn ra trong nhiều thập kỷ, trong đó lần đụng độ đẫm máu nhất là cuộc chiến năm 1962. Những vụ đụng độ lẻ tẻ sau đó nổ ra dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc chạy qua dãy Himalaya.
Tình hình tranh chấp biên giới Ấn - Trung lắng xuống sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017. Đụng độ giữa binh sĩ hai nước lại nổ ra vào đầu tháng 5/2020, lên tới đỉnh điểm sau một tháng rưỡi với vụ ẩu đả khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng tại thung lung Galwan. Phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong trong vụ ẩu đả, song không công bố chi tiết.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó điều lượng lớn binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho khu vực biên giới, đồng thời triển khai các chiến dịch hậu cần chưa từng có để chuyển nhu yếu phẩm và thực phẩm nhằm giúp binh sĩ sống trong mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Ấn Độ đã nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng ở biên giới, bao gồm mở thêm các tuyến đường để hạn chế điểm yếu. "Nếu họ không thể hoàn tất những dự án này, họ vẫn sẽ có điểm yếu dễ khai thác. Nỗ lực hiện đại hóa quân sự bằng cách mua sắm khí tài hiện đại một cách vô tội vạ sẽ chỉ dẫn tới vòng luẩn quẩn, cản trở cải cách kinh tế", Tống Trung Bình nhận định.
Trung Quốc thừa nhận tiêm kích Pháp vượt mặt chiến đấu cơ nội địa Tiêm kích Rafale Pháp bán cho Ấn Độ ưu việt hơn nhiều so với chiến đấu cơ đa năng JF-17 trong biên chế Pakistan, theo chuyên gia Trung Quốc. "Ấn Độ mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp với giá cao và gây ra áp lực rất lớn cho Pakistan. Rafale là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới....